Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Q&A SVIP
Em hãy thuyết minh về quy tắc/ luật lệ của trò chơi pháo đất.
Hướng dẫn giải:
Gợi ý dàn bài thuyết minh về quy tắc/ luật lệ của trò chơi pháo đất.
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu trò chơi: trò chơi pháo đất là một trò chơi dân gian nổi tiếng và có nhiều ý nghĩa.
2. Thân bài:
a. Nguồn gốc trò chơi:
- Là trò chơi xuất hiện từ rất lâu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Trong trận đánh giặc Nguyên Mông năm 1288, để cứu con voi của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, nhân dân ném đất xuống khúc sông tiếp giáp của tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình.
- Mỗi khi nông nhàn, nhân dân thường tụ tập diễn lại cảnh này và dần hình thành nên trò chơi pháo đất.
- Hàng năm, các địa phương thường tổ chức và dịp từ tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch.
b. Yêu cầu về đối tượng chơi, người chơi:
- Độ tuổi người chơi: thanh niên trai tráng hoặcc người có kinh nghiệm nặn pháo đất.
- Số lượng người chơi: không giới hạn, trong cuộc thi thường có nhiều đội chơi, mỗi đội khoảng 10-20 người chơi.
- Không gian chơi: không gian rộng rãi, bằng phẳng (sân đình, sân kho,...).
c. Chuẩn bị chơi:
- Công cụ: pháo đất.
- Chuẩn bị pháo đất: pháo đất làm từ đất có độ quánh cao như đất sét, đất thịt và có dạng hình bầu dục. có thành dày hơn đáy với kích thước linh hoạt. Tại các hội thi, pháo đất có kích thước rất to và được gọi là mân pháo.
d. Quy tắc, cách chơi:
- Luật chơi: người chơi được chia một lượng đất đều nhau để làm pháo đất. Người chơi lần lượt cho pháo đất nổ, pháo của ai nổ to nhất thì người đó chiến thắng.
- Cách chơi:
+ Các đội trình diễn kĩ năng làm pháo của mình:
- Sau khi hiệu lệnh bắt đầu, các đội thi sẽ trình diễn kĩ năng làm pháo của mình. Đầu tiên sẽ dùng ngón tay cái làm trụ, ngón giữa xoay rồi dùng tay còn lại vừa giữ vừa vuốt tạo thân pháo hình bầu dục, vừa vặn, vừa vuốt mép cho nhẵn, phẳng.
- Phần mẹ hoàn thành xong sẽ làm tiếp đến phần con và đòi hỏi kĩ thuật cao hơn. Dùng con trỏ làm cữ, tay kia vừa bấm đất để ra được ra hình con rắn. Phần này có hông pháo to và càng ra ngoài thì càng thon và nhỏ dần.
- Khi pháo được làm xong sẽ có hiệu lệnh và người được chọn quăng pháo vào vị trí. Có thể có thêm 2-3 người hộ tống đỡ pháo lên tay cho người quăng. Khi pháo rơi gây ra tiếng nổ và con pháo bung ra. Trọng tài sẽ đo độ dài của con pháo để quy ra điểm.
e. Ý nghĩa của trò chơi:
- Trò chơi có lịch sử lâu đời, mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc.
- Trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
- Trò chơi giúp rèn luyện sức khoẻ, tinh thần đoàn kết.
3. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi: góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Em hãy thuyết minh về quy tắc/ luật lệ của trò chơi thi thả diều.
Hướng dẫn giải:
Gợi ý dàn bài thuyết minh về quy tắc/ luật lệ của trò chơi thi thả diều.
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu trò chơi: thi thả diều là một trò chơi dân gian giàu ý nghĩa.
2. Thân bài:
a. Nguồn gốc:
Diều giấy có nguồn từ Trung Quốc và xuất hiện tại các nước vùng Đông Nam Á gần như cùng một lúc. Nó vừa có tác dụng trang trí, vừa có thể làm đồ chơi. Không giống như chúng ta bây giờ, ngày ấy đến cả người lớn, người già, vua, quan đều có một thú vui tao nhã đó là thả diều.
b. Yêu cầu về đối tượng chơi, người chơi:
- Trò chơi thi thả diều thích hợp đối với mọi lứa tuổi.
- Khi thả diều, cần có hai người. Một người cầm dây và một người lao diều. Người lao diều phải nâng mũi diều chếch một góc khoảng 45 độ, lao diều nhẹ nhàng theo hướng gió. Người cầm dây vừa chạy vừa thả dây để gió nâng diều lên cao. Hai người phải phối hợp với nhau nhịp nhàng.
c. Chuẩn bị trò chơi:
- Cánh diều, có thể mua sẵn hoặc tự làm cánh diều cho mình:
+ Thường có hình trăng lưỡi liềm.
+ Nguyễn liệu chính dùng để làm diều là giấy bản.
- Cách làm điều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được.
- Khung điều làm bằng cật tre mềm, khả năng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn.
d. Quy tắc, cách chơi:
- Khi các đấu thủ đã đứng vào vị trí thích hợp một hồi trống nổi lên, loa bắt đầu gọi, điều được đồng loạt lao lên.
- Người điều khiển phải giật dây, chính cho diều lên thật từ từ. Khi no gió, diều lao vút lên cao
- Trên sân thả, các đấu thủ đi về một điểm. Sau đó, ban chủ khảo bàn bạc để chấm giải điều.
- Diều được lệnh cho hạ cánh. Cách mặt đất chừng 30m, diều được điều khiển sao cho lao xuống như một mũi tên bắn thẳng, cắm đứng trên cánh đồng.
e. Ý nghĩa của trò chơi:
- Giúp cho người chơi gần gũi với thiên nhiên, yêu hình ảnh quê hương đất nước mình có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, biết chia sẻ với mọi người.
- Qua sự vận động trong thả diều sẽ nâng cao được thể lực sức khỏe, sự khéo léo, phản xạ nhanh...
- Trỏ thả điều là một sản phẩm văn hóa của cộng đồng có giá trị, ảnh hưởng tích cực và cần thiết đến đời sống tinh thần của người dân.
3. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa trò chơi: Những con diều đã cắt cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh.
Em hãy thuyết minh về quy tắc/ luật lệ của trò chơi cướp cờ.
Hướng dẫn giải:
Gợi ý dàn bài thuyết minh về quy tắc/ luật lệ của trò chơi cướp cờ.
1. Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu trò chơi: cướp cờ là một trò chơi dân gian vô cùng ý nghĩa.
2. Thân bài:
a. Nguồn gốc trò chơi:
- Cướp cờ - trò chơi mang tính đồng đội rất phổ biến, thường được sử dụng khi tổ chức các hoạt động sinh hoạt thiếu nhi tập thể ở thôn, xóm, xã, phường.
- Nguồn gốc thực sự của trò cướp cờ đến giờ vẫn còn là ẩn số, mọi người hầu như chỉ biết đến nó qua con đường truyền miệng.
b. Yêu cầu về đối tượng chơi:
- Trò chơi cướp cờ phù hợp với mọi lứa tuổi.
- Không bị giới hạn số lượng người chơi, nhưng cần có tổng số chẵn để chia thành 2 đội. Thường 1 đội sẽ có từ 5 người trở lên.
- Không gian chơi: không gian rộng rãi và bằng phẳng, không có các chướng ngại vật, các vật dụng có thể gây nguy hiểm xung quanh và không có xe cộ di chuyển qua lại.
c. Chuẩn bị trò chơi:
- Cờ hoặc có thể dùng khăn tay, cành cây tuỳ thuộc vào hoàn cảnh.
- Phấn vẽ: giữa sân chơi vẽ một vòng tròn có đường kính khoảng 20 - 25 cm. Ở giữa vòng tròn, đặt vật dùng để làm cờ. Ở mỗi đầu sân, kẻ 2 đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua vòng tròn, cách vòng tròn khoảng 6 đến 7m.
d. Cách chơi, luật chơi: