Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Video 2 SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
NGẮM TRĂNG
(Hồ Chí Minh)
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
1. Tình yêu thiên nhiên
- Chỉ với nhan đề bài thơ “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) cũng đã thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả.
- Đặc biệt hơn, người xưa “vọng nguyệt” phải có rượu, hoa, bạn hiền.
- Nay, Bác ở trong hoàn cảnh:
+ “Ngục trung”: hoàn toàn bị giam cầm, mất tự do, không được ung dung tự tại ngắm trăng.
+ “Vô tửu diệc vô hoa”: không có rượu cũng chẳng có hoa, chẳng có bạn hiền. Bởi đây là chốn lao tù nơi đất khách quê người, thế mà người tù Cách mạng vẫn không thể từ chối được ánh trăng.
+ Tâm trạng: bối rối trước ánh trăng quá đẹp.
- Hành động: Nên dù thiếu đi những yếu tố cơ bản nhất để thưởng trăng nhưng người tù Cách mạng vẫn ngắm trăng, quên cả tù đày.
- Trăng và con người hòa vào nhau: vượt qua mọi sự thiếu thốn của không gian.
=> Tình yêu thiên nhiên của Bác lớn lao đến mức Bác quên cả hoàn cảnh tù đày. Trong hoàn cảnh tù đày, Bác vẫn vượt qua mọi rào cản để mở rộng tâm hồn mình, đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
2. Tâm hồn con người
- Tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên -> khiến tác giả quên mất mình là người tù. Tâm hồn thi sĩ lãng mạn bay bổng.
- Tâm hồn vừa có ý chí vừa có nghị lực phi thường. Đó là tâm hồn chiến sĩ sẵn sàng vượt qua mọi thiếu thốn, khó khăn của hoàn cảnh.
- Tâm hồn nghệ sĩ khao khát tự do: bị giam cầm và tra tấn về thể xác nhưng với hành động ngắm trăng thì Bác Hồ như đã khẳng định nhà lao không thể cầm tù Người về tinh thần.
=> Tâm hồn nghệ sĩ vừa phóng khoáng, khao khát tự do, giúp Bác quên đi mọi khó khăn thiếu thốn. Với tâm hồn ấy, dù có bị giam cầm lâu hơn nữa, Bác vẫn luôn có tinh thần lạc quan chiến thắng hoàn cảnh.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
- Tác giả khéo léo khai thác sử dụng, khai thác 1 thi đề quen thuộc đó là ngắm trăng.
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của người tù Cách mạng.
2. Nghệ thuật:
- Tác giả sử dụng nghệ thuật đối trong câu 3, 4 hết sức tinh tế, làm cho con người và thiên nhiên hơn bao giờ hết trở nên hòa hợp. Điều đó làm những khó khăn thiếu thốn nơi nhà lao bị ánh trăng làm cho lu mờ.
- Bài thơ có sự kết hợp giữa màu sắc cổ điển (thi đề thi tứ chặt chẽ, ngôn ngữ chữ Hán) và tinh thần hiện đại (con người luôn làm chủ hoàn cảnh, làm chủ hành động, giá trị tinh thần của mình).
Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt của Bác trong bài Vọng nguyệt là
NGẮM TRĂNG
(Vọng nguyệt)
Phiên âm:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Dịch nghĩa:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
(Vọng: ngắm; nguyệt: trăng; ngục: nhà tù; trung: trong; vô: không; tửu: rượu; diệc: cũng; hoa: hoa; đối: đứng trước, đối với, hướng về; thử: này; lương: tốt lành, ở đây có nghĩa là đẹp; tiêu: đêm; nại nhược hà: biết làm thế nào; nhân: người; hướng: hướng về phía; song: cửa sổ; tiền: trước khi; khán: xem, nhìn; minh: sáng; tòng: từ, theo; khích: khe, chỗ hở; thi gia: nhà thơ.)
Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân):
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù(*))
(*) Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đến thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương bắt giữ, rồi bị giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ hơn một năm trời. Trong những ngày đó, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Ngoài bìa tập thơ, Người viết mấy câu đề từ (bản dịch của Nam Trân):
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao.
Tuy Bác Hồ viết Nhật kí trong tù chỉ để "ngâm ngợi cho khuây" trong khi đợi tự do, tập thơ vẫn cho thấy rõ tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường và tài năng thơ xuất sắc của Người. Có thể nói Nhật kí trong tù là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.
Câu thơ nào nói lên hoàn cảnh ngắm trăng của Bác?
Tâm trạng của người tù trước cảnh thiên nhiên đẹp được bộc lộ như thế nào trong hai câu đầu?
"Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà"
NGẮM TRĂNG
(Vọng nguyệt)
Phiên âm:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Dịch nghĩa:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
(Vọng: ngắm; nguyệt: trăng; ngục: nhà tù; trung: trong; vô: không; tửu: rượu; diệc: cũng; hoa: hoa; đối: đứng trước, đối với, hướng về; thử: này; lương: tốt lành, ở đây có nghĩa là đẹp; tiêu: đêm; nại nhược hà: biết làm thế nào; nhân: người; hướng: hướng về phía; song: cửa sổ; tiền: trước khi; khán: xem, nhìn; minh: sáng; tòng: từ, theo; khích: khe, chỗ hở; thi gia: nhà thơ.)
Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân):
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù(*))
(*) Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đến thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương bắt giữ, rồi bị giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ hơn một năm trời. Trong những ngày đó, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Ngoài bìa tập thơ, Người viết mấy câu đề từ (bản dịch của Nam Trân):
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao.
Tuy Bác Hồ viết Nhật kí trong tù chỉ để "ngâm ngợi cho khuây" trong khi đợi tự do, tập thơ vẫn cho thấy rõ tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường và tài năng thơ xuất sắc của Người. Có thể nói Nhật kí trong tù là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.
Hai câu 3 và 4 sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
NGẮM TRĂNG
(Vọng nguyệt)
Phiên âm:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Dịch nghĩa:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
(Vọng: ngắm; nguyệt: trăng; ngục: nhà tù; trung: trong; vô: không; tửu: rượu; diệc: cũng; hoa: hoa; đối: đứng trước, đối với, hướng về; thử: này; lương: tốt lành, ở đây có nghĩa là đẹp; tiêu: đêm; nại nhược hà: biết làm thế nào; nhân: người; hướng: hướng về phía; song: cửa sổ; tiền: trước khi; khán: xem, nhìn; minh: sáng; tòng: từ, theo; khích: khe, chỗ hở; thi gia: nhà thơ.)
Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân):
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù(*))
(*) Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đến thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương bắt giữ, rồi bị giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ hơn một năm trời. Trong những ngày đó, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Ngoài bìa tập thơ, Người viết mấy câu đề từ (bản dịch của Nam Trân):
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao.
Tuy Bác Hồ viết Nhật kí trong tù chỉ để "ngâm ngợi cho khuây" trong khi đợi tự do, tập thơ vẫn cho thấy rõ tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường và tài năng thơ xuất sắc của Người. Có thể nói Nhật kí trong tù là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.
Câu thơ cuối bài sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây