Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Video 1 SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
ĐI ĐƯỜNG
(Hồ Chí Minh)
Dịch thơ:
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
(Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh,
Bản dịch thơ của Nam Trân)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà Người còn là một nhà văn hóa lớn, một cây bút kiệt xuất.
- Tài năng văn chương nghệ thuật của Hồ Chí Minh được kết tinh thể loại, trong đó có thơ ca, nổi bật với tập Nhật kí trong tù.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: trích trong tập Nhật kí trong tù.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Trong thời gian bị giam cầm hơn 1 năm ở Trung Quốc (từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943). Hồ Chí Minh bị giải hết nhà lao này đến nhà lao khác khắp 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây (“Quảng Tây giải khắp mười ba huyện/ Mười tám nhà lao đã ở qua”) mỗi lần bị giải đi là một lần rất gian khổ.
- Sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” do Trần Dân Tiên biên soạn, cho biết tình cảnh Hồ Chí Minh trong những lần chuyển lao đó: “cổ mang xiềng xích, có sáu người lính mang súng giải đi… Dầm mưa dãi nắng, trèo núi qua truông”.
c. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
=> Kết cấu: có 4 câu: khai, thừa, chuyển, hợp.
ĐI ĐƯỜNG
Tẩu lộ
Phiên âm:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.
Dịch nghĩa:
Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác;
Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót,
Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.
(Tẩu: đi, chạy; lộ: đường; tài: mới; tri: biết; nan: khó; trùng: nhiều lớp chồng lên nhau; san (sơn): núi; chi: quan hệ từ nối các phần trong một cụm từ, thường chỉ sự sở hữu; ngoại: ngoài; hựu: lại, lại lần nữa; đăng: lên; đáo: đến; cao: cao; phong: đỉnh núi, chỏm núi; hậu: sau, sau khi; vạn: vạn; lí: dặm, dư đồ: bản địa đồ, lãnh thổ; cố miện gian (cố: quay đầu nhìn, miện: đưa mắt nhìn, gian: khoảng giữa, trong khoảng): trong tầm mắt, trong tầm nhìn.)
Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân)
Đi đường mới biết gian lao(1)
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng(2)
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng(3) nước non.
(Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù)
(1) Gian lao: gian khổ, vất vả.
(2) Trập trùng: có hình thế lớp lớp nối tiếp nhau thành dãy dài và cao thấp không đều.
(3) Trùng: ở đây có nghĩa là tầng, lớp giống nhau nối tiếp nhau.
Nối các yêu cầu với câu trả lời tương ứng:
ĐI ĐƯỜNG
Tẩu lộ
Phiên âm:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.
Dịch nghĩa:
Có đi đường mới biết đường đi khó,
Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác;
Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót,
Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.
(Tẩu: đi, chạy; lộ: đường; tài: mới; tri: biết; nan: khó; trùng: nhiều lớp chồng lên nhau; san (sơn): núi; chi: quan hệ từ nối các phần trong một cụm từ, thường chỉ sự sở hữu; ngoại: ngoài; hựu: lại, lại lần nữa; đăng: lên; đáo: đến; cao: cao; phong: đỉnh núi, chỏm núi; hậu: sau, sau khi; vạn: vạn; lí: dặm, dư đồ: bản địa đồ, lãnh thổ; cố miện gian (cố: quay đầu nhìn, miện: đưa mắt nhìn, gian: khoảng giữa, trong khoảng): trong tầm mắt, trong tầm nhìn.)
Dịch thơ (bản dịch của Nam Trân)
Đi đường mới biết gian lao(1)
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng(2)
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng(3) nước non.
(Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù)
(1) Gian lao: gian khổ, vất vả.
(2) Trập trùng: có hình thế lớp lớp nối tiếp nhau thành dãy dài và cao thấp không đều.
(3) Trùng: ở đây có nghĩa là tầng, lớp giống nhau nối tiếp nhau.
Bài thơ trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Sắp xếp các câu khai, thừa, chuyển, hợp để hoàn thành bài thơ Đi đường:
- Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
- Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
- Đi đường mới biết gian lao
- Núi cao lên đến tận cùng
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây