Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Bài giảng giúp học sinh:
- Khởi động để biết về miền Tây Nam Bộ và gió chướng.
- Đọc văn bản.
- Giới thiệu vài nét về tác giả.
- Hiểu khái niệm "gió chướng" và liên hệ các câu văn, thơ viết về gió chướng.
TRỞ GIÓ
Nguyễn Ngọc Tư
Cuộc hẹn của chúng tôi không rõ ràng, mỗi năm gió lại đến bằng một ngày khác nhau. Nên vừa bước qua tháng Chín, tôi bắt đầu dời chiếc chuông gió sang cửa sổ phía đông. Cuộc chờ đợi nhiều khi rất dài, đến nỗi quên phứt đi. Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không. Rồi nó mừng húm, khi nhận ra tôi chẳng quên được nó bao giờ [...]. Cái chuông gió với những âm thanh mỏng manh trở thành thứ đồ chơi lãng nhách, chẳng thể hiện nổi sự hừng hực, dạt dào của nó - bây giờ lớn thành một dòng gió, xấp xãi, cuống quýt xốc vào tấm tôn bên chái đông đã bị đứt đinh từ mùa trước. Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng. Ôi! Gió chướng.
Tôi thường đón gió chướng về với một tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang. Mừng đó rồi bực đó. Sao tôi lại chờ đợi nó, chẳng phải năm nào cũng vậy, lúc cầm cây chổi ra quét sân, đứng trong gió đầm đìa tôi cũng buồn, buồn muốn chết. Trời ơi, gió này là sắp hết năm đây, sắp già thêm một tuổi đây, mình đã kịp sống gì đâu, tay mình vẫn trắng như vầy... Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống...
Nhưng tôi vẫn mong gió chướng về. Sự chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại. Khi gió bắt đầu hiu hiu se lạnh, đám con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười, vậy là gần được sắm quần áo, dép mới rồi (nhà nghèo, cả năm chỉ được dịp này chứ mấy). Gió chướng (và gió bấc) với tôi là gió Tết, dù từ khi bắt đầu mùa gió đến Tết, mất gần ba tháng ròng. Má tôi cũng coi nó là gió Tết, nghe gió, má thuận miệng hát “Cấy rồi mùa qua sông cấy mướn. Ông trời ống thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn...” rồi thở dài cái thượt “Ừ hự, lụi hụi mà hết năm...”. Dường như tâm trạng má khác tôi, những sợi gió cứ như xốn xang vào nỗi nghèo túng, sợ không lo nổi một cái Tết tử tế cho cả nhà.
Má, tánh lo xa. Chứ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa. Mùi rơm thơm ràn rụa thổi ngang đồng, nỗi buồn lo của má tan không thành tiếng, tan mau như sương. Đáng chờ đợi lắm, vì mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch. Gió thổi tạnh ráo những đôi chân suốt một mùa đầm đìa trên đồng bãi. Liếp mía đặt từ hồi tháng Hai, tháng Ba, đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu, cầm khúc mía trên tay, nghe nặng trịch. Vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng, [...] nửa đêm dơi ăn rớt lịch bịch ngoài hè. Còn dưa hấu nữa, ui chao...
[...] Gió chướng với tôi, một đứa bấp bỏm văn chương, nó “gợi” khủng khiếp. Tôi vẫn thường hình dung, một mai mình đi xa, xa lắm, xa cả những mùa gió, hoặc đọc, hoặc ai đó nhắc chỉ gọn lỏn hai từ “gió chướng”, ngay lập tức tôi sẽ chết giấc trong nỗi nhớ quê nhà. Và những hình ảnh quen thuộc hàng hàng lũ lượt hiện ra, những núi rơm vướng oằn nhánh me, giồng bạc hà cháy lá, con nước rong linh đinh lém bờ sông, má đứng rê lúa, trấu bay xà quần về cuối gió, vài buồng cau quá lứa thắp lửa trên cao, tiếng chày quết bánh phồng thâm u trong rặng dừa nước... Trời lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tầm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lơi, nắng không ra vàng không ra trắng, mây cụm lại rồi rã từng chùm trên đầu.
Ở đó, siêu thị chất đầy những dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành, bánh chưng, bánh tét, liệu ở đó, có ai bán một mùa gió cho tôi?
(Nguyễn Ngọc Tư, Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr. 7 - 10)
Điền vào chỗ trống.
Văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư kể về trận cuối năm với sự biến đổi của cảnh vật cũng như sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ của con người. Thông qua đó, tác giả thể hiện tình yêu , đất nước, mùi vị quê hương chỉ có ở nơi quê nhà mới có.
TRỞ GIÓ
Nguyễn Ngọc Tư
Cuộc hẹn của chúng tôi không rõ ràng, mỗi năm gió lại đến bằng một ngày khác nhau. Nên vừa bước qua tháng Chín, tôi bắt đầu dời chiếc chuông gió sang cửa sổ phía đông. Cuộc chờ đợi nhiều khi rất dài, đến nỗi quên phứt đi. Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không. Rồi nó mừng húm, khi nhận ra tôi chẳng quên được nó bao giờ [...]. Cái chuông gió với những âm thanh mỏng manh trở thành thứ đồ chơi lãng nhách, chẳng thể hiện nổi sự hừng hực, dạt dào của nó - bây giờ lớn thành một dòng gió, xấp xãi, cuống quýt xốc vào tấm tôn bên chái đông đã bị đứt đinh từ mùa trước. Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng. Ôi! Gió chướng.
Tôi thường đón gió chướng về với một tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang. Mừng đó rồi bực đó. Sao tôi lại chờ đợi nó, chẳng phải năm nào cũng vậy, lúc cầm cây chổi ra quét sân, đứng trong gió đầm đìa tôi cũng buồn, buồn muốn chết. Trời ơi, gió này là sắp hết năm đây, sắp già thêm một tuổi đây, mình đã kịp sống gì đâu, tay mình vẫn trắng như vầy... Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống...
Nhưng tôi vẫn mong gió chướng về. Sự chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại. Khi gió bắt đầu hiu hiu se lạnh, đám con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười, vậy là gần được sắm quần áo, dép mới rồi (nhà nghèo, cả năm chỉ được dịp này chứ mấy). Gió chướng (và gió bấc) với tôi là gió Tết, dù từ khi bắt đầu mùa gió đến Tết, mất gần ba tháng ròng. Má tôi cũng coi nó là gió Tết, nghe gió, má thuận miệng hát “Cấy rồi mùa qua sông cấy mướn. Ông trời ống thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn...” rồi thở dài cái thượt “Ừ hự, lụi hụi mà hết năm...”. Dường như tâm trạng má khác tôi, những sợi gió cứ như xốn xang vào nỗi nghèo túng, sợ không lo nổi một cái Tết tử tế cho cả nhà.
Má, tánh lo xa. Chứ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa. Mùi rơm thơm ràn rụa thổi ngang đồng, nỗi buồn lo của má tan không thành tiếng, tan mau như sương. Đáng chờ đợi lắm, vì mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch. Gió thổi tạnh ráo những đôi chân suốt một mùa đầm đìa trên đồng bãi. Liếp mía đặt từ hồi tháng Hai, tháng Ba, đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu, cầm khúc mía trên tay, nghe nặng trịch. Vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng, [...] nửa đêm dơi ăn rớt lịch bịch ngoài hè. Còn dưa hấu nữa, ui chao...
[...] Gió chướng với tôi, một đứa bấp bỏm văn chương, nó “gợi” khủng khiếp. Tôi vẫn thường hình dung, một mai mình đi xa, xa lắm, xa cả những mùa gió, hoặc đọc, hoặc ai đó nhắc chỉ gọn lỏn hai từ “gió chướng”, ngay lập tức tôi sẽ chết giấc trong nỗi nhớ quê nhà. Và những hình ảnh quen thuộc hàng hàng lũ lượt hiện ra, những núi rơm vướng oằn nhánh me, giồng bạc hà cháy lá, con nước rong linh đinh lém bờ sông, má đứng rê lúa, trấu bay xà quần về cuối gió, vài buồng cau quá lứa thắp lửa trên cao, tiếng chày quết bánh phồng thâm u trong rặng dừa nước... Trời lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tầm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lơi, nắng không ra vàng không ra trắng, mây cụm lại rồi rã từng chùm trên đầu.
Ở đó, siêu thị chất đầy những dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành, bánh chưng, bánh tét, liệu ở đó, có ai bán một mùa gió cho tôi?
(Nguyễn Ngọc Tư, Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr. 7 - 10)
Nối bố cục của văn bản với nội dung tương ứng.
TRỞ GIÓ
Nguyễn Ngọc Tư
Cuộc hẹn của chúng tôi không rõ ràng, mỗi năm gió lại đến bằng một ngày khác nhau. Nên vừa bước qua tháng Chín, tôi bắt đầu dời chiếc chuông gió sang cửa sổ phía đông. Cuộc chờ đợi nhiều khi rất dài, đến nỗi quên phứt đi. Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không. Rồi nó mừng húm, khi nhận ra tôi chẳng quên được nó bao giờ [...]. Cái chuông gió với những âm thanh mỏng manh trở thành thứ đồ chơi lãng nhách, chẳng thể hiện nổi sự hừng hực, dạt dào của nó - bây giờ lớn thành một dòng gió, xấp xãi, cuống quýt xốc vào tấm tôn bên chái đông đã bị đứt đinh từ mùa trước. Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng. Ôi! Gió chướng.
Tôi thường đón gió chướng về với một tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang. Mừng đó rồi bực đó. Sao tôi lại chờ đợi nó, chẳng phải năm nào cũng vậy, lúc cầm cây chổi ra quét sân, đứng trong gió đầm đìa tôi cũng buồn, buồn muốn chết. Trời ơi, gió này là sắp hết năm đây, sắp già thêm một tuổi đây, mình đã kịp sống gì đâu, tay mình vẫn trắng như vầy... Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống...
Nhưng tôi vẫn mong gió chướng về. Sự chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại. Khi gió bắt đầu hiu hiu se lạnh, đám con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười, vậy là gần được sắm quần áo, dép mới rồi (nhà nghèo, cả năm chỉ được dịp này chứ mấy). Gió chướng (và gió bấc) với tôi là gió Tết, dù từ khi bắt đầu mùa gió đến Tết, mất gần ba tháng ròng. Má tôi cũng coi nó là gió Tết, nghe gió, má thuận miệng hát “Cấy rồi mùa qua sông cấy mướn. Ông trời ống thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn...” rồi thở dài cái thượt “Ừ hự, lụi hụi mà hết năm...”. Dường như tâm trạng má khác tôi, những sợi gió cứ như xốn xang vào nỗi nghèo túng, sợ không lo nổi một cái Tết tử tế cho cả nhà.
Má, tánh lo xa. Chứ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa. Mùi rơm thơm ràn rụa thổi ngang đồng, nỗi buồn lo của má tan không thành tiếng, tan mau như sương. Đáng chờ đợi lắm, vì mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch. Gió thổi tạnh ráo những đôi chân suốt một mùa đầm đìa trên đồng bãi. Liếp mía đặt từ hồi tháng Hai, tháng Ba, đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu, cầm khúc mía trên tay, nghe nặng trịch. Vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng, [...] nửa đêm dơi ăn rớt lịch bịch ngoài hè. Còn dưa hấu nữa, ui chao...
[...] Gió chướng với tôi, một đứa bấp bỏm văn chương, nó “gợi” khủng khiếp. Tôi vẫn thường hình dung, một mai mình đi xa, xa lắm, xa cả những mùa gió, hoặc đọc, hoặc ai đó nhắc chỉ gọn lỏn hai từ “gió chướng”, ngay lập tức tôi sẽ chết giấc trong nỗi nhớ quê nhà. Và những hình ảnh quen thuộc hàng hàng lũ lượt hiện ra, những núi rơm vướng oằn nhánh me, giồng bạc hà cháy lá, con nước rong linh đinh lém bờ sông, má đứng rê lúa, trấu bay xà quần về cuối gió, vài buồng cau quá lứa thắp lửa trên cao, tiếng chày quết bánh phồng thâm u trong rặng dừa nước... Trời lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tầm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lơi, nắng không ra vàng không ra trắng, mây cụm lại rồi rã từng chùm trên đầu.
Ở đó, siêu thị chất đầy những dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành, bánh chưng, bánh tét, liệu ở đó, có ai bán một mùa gió cho tôi?
(Nguyễn Ngọc Tư, Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr. 7 - 10)
Gió chướng là
Văn bản dưới đây là được tạo ra tự động từ nhận diện giọng nói trong video nên có thể có lỗi
- ơi cô gửi lời chào thân mến và cảm ơn
- tất cả các em đã cùng quay trở lại khóa
- học Ngữ Văn lớp 7 của trang web
- lm.vn
- các bạn học sinh yêu quý chúng ta đang
- cùng nhau ở chủ điểm thứ 2 bài 2 trong
- chương trình Ngữ văn lớp 7 bộ sách kết
- nối tri thức Với cuộc sống chủ đề mang
- tên khúc nhạc tâm hồn trước hết của trò
- chúng mình sẽ cùng nhau khởi động một
- chút nhé Em đã đến tỉnh nào của miền Tây
- Nam Bộ chưa Em đã bao giờ được trực tiếp
- Đón Gió Chướng về hoặc nghe nói đến Gió
- Chướng hãy cùng chia sẻ Thật cởi mở và
- chân thành với thầy cô cùng các bạn của
- mình em nhé
- [âm nhạc]
- ở
- trong câu hỏi cuộc gọi nhắc đến miền Tây
- Nam Bộ miền tây Nam Bộ hay còn được gọi
- là vùng đồng bằng Nam Bộ vùng đồng bằng
- sông Cửu Long trên bản đồ ở màn hình
- chúng mình thấy hình ảnh của 13 tỉnh
- thành miền Tây Nam Bộ Đây là vùng cực
- nam của nước ta và Cà Mau là một tỉnh
- thuộc vùng Tây Nam Bộ Cà Mau là nơi vùng
- đất cửa sông ven biển với một vị trí
- thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi nói về
- đặc điểm tự nhiên của mình rất Nam Bộ
- Đây là nơi có nguồn tài nguyên phong phú
- đất đai rộng lớn phì nhiêu nguồn nước
- dồi dào Khí hậu nóng ẩm quanh năm ít có
- thiên tai ở đây một năm chỉ có hai mùa
- đó là 6 tháng mùa mưa và 6 tháng mùa khô
- tạo nên nét đặc trưng về thiên nhiên mùa
- vụ và cách thứ Ê hỏa riêng của người dân
- khác với những vùng khác mảnh đất Nam Bộ
- cũng là nơi sản sinh ra nhiều cây bút
- tài hoa như Hồ Biểu Chánh Đoàn Giỏi Sơn
- Nam Anh Đức Nguyễn khoáng sáng vân vân 1
- trong số những cây bút ấy phải kể đến nữ
- nhà văn Nguyễn Ngọc Tư một người con Nam
- bộ cô trò chúng mình sẽ đến với văn bản
- trở gió của tác giả này
- [âm nhạc]
- sách giáo khoa cung cấp cho các em 1
- chút thông tin về tác giả Nguyễn Ngọc Tư
- hình ảnh Nguyễn Ngọc Tư kèm có thể thấy
- trên màn hình nữ nhà văn sinh năm 1976 ở
- quê hương là mảnh đất Cà Mau
- ông Nguyễn Ngọc Tư sáng tác thành công ở
- nhiều thể loại như truyện ngắn tản văn
- tiểu thuyết vân vân trong tất cả những
- thể loại ấy văn của Nguyễn Ngọc Tư Trong
- Sáng mộc mạc thể hiện một tâm hồn tinh
- tế nhạy cảm giàu yêu thương tác phẩm của
- Nguyễn Ngọc Tư được tập hợp trước một số
- cuốn sách tiêu biểu như truyện ngắn
- Nguyễn Ngọc Tư xuất bản năm 2005 ta văn
- Nguyễn Ngọc Tư xuất bản năm 2005 Không
- ai qua sông xuất bản năm 2016 hay là
- biên xử nước xuất bản năm 2020 vân vân
- là một người con của Nam Bộ Nguyễn Ngọc
- từ đã bám rễ sâu sắc và vùng đất văn hóa
- này để bùng nở những sáng tạo mang đậm
- nét phong cách của mình trong sáng tác
- của chị những hình ảnh quen thuộc của
- mảnh đất Nam Bộ như con kênh gạch nước
- dòng sông còn đỏ đã trở nên quen em đến
- mức trở thành biểu tượng của không gian
- văn hóa Nam bộ làm nên vẻ đẹp đặc trưng
- của vùng đất này Nguyễn Ngọc Tư dường
- như ấn tượng với gió gió lên lòi tràn
- ngập trong từng câu chữ từng trang văn
- của chị nó như một nhân vật sống hành
- cùng tác giả trở thành biểu tượng của
- những ám ảnh tâm lý và chúng mình hãy
- cùng dừng video lại một chút để đọc văn
- bản trở gió
- [âm nhạc]
- [âm nhạc]
- văn bản có xuất xứ từ cuốn tản văn
- Nguyễn Ngọc Tư do nhà xuất bản Trẻ thành
- phố Hồ Chí Minh năm 2015 xuất bản sau
- khi đã đọc xong văn bản theo em nội dung
- của văn bản này là gì
- văn bản trở gió của Nguyễn Ngọc Tư kể về
- xu hướng gió mùa cuối năm với sự biến
- đổi của cảnh vật cũng như sự thay đổi
- trong cách cảm cách nghĩ của con người
- thông qua đó tác giả thể hiện tình yêu
- quê hương đất nước mùi vị quê hương chỉ
- có ở nơi quê nhà Nam bộ mới thấy có rất
- nhiều cách để chia bố cục của văn bản và
- ở đây cô chia bố cục của văn bản này
- thành 2 phần em hãy xác định nội dung
- chính của từng phần bằng cách nối cho
- đúng nhé
- nội dung văn bản mà chúng ta sẽ tìm hiểu
- gồm hai phần phần thứ nhất hình ảnh gió
- chướng và phần thứ hai tình cảm cảm xúc
- của nhân vật tôi thì gió chướng về
- cô trò chúng mình sẽ tìm hiểu nội dung
- văn bản qua hai phần này đầu tiên ta sẽ
- nói về hình ảnh gió chướng các bạn học
- sinh Miền Bắc Miền Trung có thể chưa
- biết Gió Chướng là gì Dựa vào sách giáo
- khoa em hãy giải thích nghĩa của từ ừ ừ
- bộ sách giáo khoa đưa cho chúng ta Khái
- niệm định nghĩa Gió Chướng là gió mùa
- đông bắc theo cách gọi của người Nam Bộ
- khi gió thổi mạnh gió chướng đưa nước
- mặn thâm nhập sâu và các con sông gây
- nhiều thiệt hại cho rằng xuất từ trước
- được dùng để mô tả loại gió này đã nói
- lên được tính cách không bình thường của
- nó Gió Chướng là gió mát đôi khi ấm thổi
- theo hướng Đông Nam từ ngoài biển vào
- vùng châu thổ Sông Cửu Long khởi sự từ
- tháng 11 cuối năm cho đến khoảng tháng 3
- của năm sau Gió Chướng là một loại gió
- không bình thường trái mùa vì nó thổi từ
- hướng đông nam và mang lại cái ấm áp mát
- mẻ nhưng lại diễn ra trong khoảng thời
- gian thuộc vì gió mùa đông bắc Mang đến
- cái lạnh gió chướng là một hiện tượng
- thiên nhiên diễn ra hàng năm nên ảnh
- hưởng rất sâu đậm đến đời sống của người
- dân vùng đồng bằng sông Cửu Long và vì
- vậy đã trở thành một đề tài quen thuộc
- của văn học miền Nam trong ca áo gió
- chướng đã được xuất hiện chẳng hạn như
- câu ca Đèn Lồng treo cột vướng Gió
- Chướng thổi hao dầu em có thương thì để
- giả chưa có dầu mà hư thân
- hai câu cá khác hoa thơm chồng rửa càng
- rào gió Nam Gió Chướng gió nào cũng thơm
- Gió Chướng lạnh lùng mưa dung lá hẹ Cảm
- thương hàng có mẹ không cha Gió Chướng
- lao xao khúc sông nào sóng lấy xuồng em
- bơi giữa dòng anh thấy anh thương hai
- trong thơ ca ở thi phẩm khi mùa gió
- chướng về tác giả Ngọc Hiệp viết em nhận
- ra dòng sông quen thuộc quá Hương Phù Sa
- châu thổ của quê mình mùa gió chướng hoa
- lục bình nở rộ chuyến đò chiều chở Tím
- của Hoàng Hôn
- anh lại viết về gió chướng về 4 câu thơ
- Con Về Thăm Mẹ Mùa Gió Chướng gió tự
- Đồng Xa thổi mát lòng nghe trong ngọn
- gió mùi rơm rạ có chút mùi hương tóc mẹ
- già như thế với đời sống của người Nam
- Bộ
- gió chướng đã đi vào văn học từ xưa đến
- nay khi gió trường bắt đầu thổi mạnh mùa
- mưa đã qua miền Nam chuyển sang mùa nắng
- thì cũng là lúc bắt đầu lúa ngậm sữa
- chịu hạt trên các cánh đồng lúa nước bắt
- đầu rút xuống các sông rạch ao đìa cá
- cũng theo dòng nước rút về sông rạch để
- có thể sinh sống qua mùa khô sắp đến đây
- cũng là lúc người dân đồng bằng sông Cửu
- Long bắt đầu Đào Hầm để bắt cá
- Mùa Gió Chướng với hơi ấm mang từ biển
- vào cũng lại là mùa nở rộ của nhiều loại
- bông trong đó đặc biệt phải kể đến bông
- so đũa hình ảnh của bông so đũa làm được
- thể hiện ở trên màn hình với cá rô đồng
- và bông so đũa người dân đồng bằng sông
- Cửu Long có được bữa cơm ngon với tô
- canh chua nấu với bông so đũa
- cá rô đồng và các loại rau cải tươi như
- rau om ngò gai nhỏ nhút rau tần dày lá
- đặc biệt là cọng bông súng cũng nở rộ
- Trong mùa gió chướng Dĩ nhiên không thể
- thiếu những lá ớt đỏ tươi đã trở thành
- những món ăn đặc sản ở đây cô giáo
- chướng là loại gió bắt đầu thổi trong
- thời gian cuối năm nên Gió Chướng cũng
- chính là gió Tết nghe gió chướng bắt đầu
- thổi là biết Tết sắp đến nên đối với
- người dân đồng bằng sông Cửu Long gió
- chướng mãi in đậm trong trí nhớ của họ
- từ thuở còn bé thơ và vĩnh viễn trở
- thành một phần không thể thiếu được
- trong ra tay ký ức của họ lớn lên sống ở
- thành phố xa quê nhà mỗi khi Tết về học
- cứ cảm thấy thiếu thốn một cái gì và đó
- chính là gió chướng mà họ không còn cảm
- nhận được nữa Chúng ta hãy cùng lắng
- nghe tâm sự của một tác giả có gốc gác ở
- vùng đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam
- giáo Tết Là Gió Chướng cái tên gió gợi
- lên những rắc rối mà gió này gây ra
- nhưng hệ thấy gió chướng là cảm nhận
- được thời tiết cuối năm nên thiếu nó thì
- nhớ cho đến khi lên ở thành những ngày
- gần tết không nghe được cái hơi gió
- chướng tôi mới biết mình đang thiếu Ừ
- cái chiếu làm con người ta bồi hồi nhớ
- đến không biết bao nhiêu là thứ khác nữa
- đi cùng với tết như vậy và em có một vài
- những nhiều biết về gió chướng đối với
- người dân đồng bằng sông Cửu Long cô sẽ
- gặp lại các em trong video tiếp theo để
- khám phá chi tiết văn bản trở gió nói về
- gió chướng và tình cảm của tác giả kèm
- nhé cô chân thành cảm ơn chúng mình đã
- chú ý theo dõi Hẹn gặp lại trong video
- thứ 2 của bài học này chỉ trang web
- lm.vn
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây