Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài tập vận dụng định luật Ôm SVIP
Cho hai điện trở R1 = 24 Ω và R2 = 16 Ω mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 16 V. Tính cường độ dòng điện trong mạch.
Cho hai điện trở R1 = 24 Ω và R2 = 16 Ω mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 16 V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
Cho hai điện trở R1 = 20 Ω và R2 = 40 Ω mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là 60 V. Tính cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế U.
Cho mạch điện như hình vẽ. Hai điện trở R1, R2 có điện trở lần lượt là 36 Ω và 48 Ω. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 42 V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở khi K đóng.
Cho mạch điện như hình vẽ. Điện trở R1 = 3 Ω và R2 = 6 Ω. Biết hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là UAB = 9 V. Tính cường độ dòng điện qua mạch chính.
Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = 12 Ω, R2 = 28 Ω. Biết ampe kế A chỉ 1,8 A. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1 = 40 Ω, ampe kế A1 chỉ 2 A, ampe kế A chỉ 3,2 A. Tính hiệu điện thế UAB và điện trở R2.
Biết điện trở R1 = 58 Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,54 A còn điện trở R2 = 32 Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,95 A. Người ta mắc hai điện trở này song song với nhau vào hai điểm A và B. Hỏi phải đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu để không có điện trở nào hỏng?
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 18 Ω, R2 = 30 Ω và R3 = 20 Ω. Tính điện trở tương đương của mạch điện.
Cho mạch điện như hình vẽ. UAB = 60 V. Biết R1 = 18 Ω, R2 = 30 Ω và R3 = 20 Ω. Tính cường độ dòng điện qua điện trở R2.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây