Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành đọc: Chiều biên giới SVIP
THỰC HÀNH ĐỌC: CHIỀU BIÊN GIỚI
Lò Ngân Sủn
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Lò Ngân Sủn (1945-2013).
- Quê quán: Lào Cai.
- Phong cách nghệ thuật: thơ của ông trong sáng, mộc mạc, giản dị thể hiện tâm hồn tinh tế.
- Tác phẩm chính: Những người con của núi (1990), Đám cưới (1992), Dòng sông mây (1995) …
2. Tác phẩm
- Thể loại:
- Xuất xứ: trích Tuyển tập thơ Lò Ngân Sủn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2013, tr.55-56.
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.
- Bố cục:
+ Phần 1 (đoạn 1,2,3): cảnh đẹp hùng vĩ nơi biên giới.
+ Phần 2 (còn lại): cảm nhận của tác giả về vùng đất đang thay đổi hằng ngày.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Ngôn ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ
– Ngôn ngữ: giản dị, mộc mạc, thiết tha, rất nhẹ nhàng và tinh tế (Câu thơ “Chiều biên giới em ơi” gợi cảm giác thân quen).
– Hình ảnh thơ: gần gũi (chồi non, cỏ biếc, rừng cây, sông, suối, mây, núi, hoa đào, bậc thang…) tươi đẹp, trong sáng.
– Các biện pháp tu từ:
+ Phép điệp: "Khi", "như", "nghe", "Chiều biên giới em ơi",…
- Tình yêu quê hương tha thiết, yêu từng tấc đất, từng cảnh sắc thiên nhiên, con người nơi vùng biên cương xa xôi.
- Tự hào, trân quý từng mảnh đất quê hương.
- Khát vọng được xây dựng quê hương giàu đẹp, xứng đáng với những hy sinh bảo vệ của cha anh đi trước.
- Sử dụng bút pháp so sánh, phép điệp.
- Gieo vần chân độc đáo.
- Vận dụng thể thơ năm chữ nhuần nhuyễn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây