Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu SVIP
1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
- Từ thế kỉ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng.
- Các cuộc đấu tranh của nô lệ dẫn đến tình trạng sản xuất sút kém, xã hội ngày càng rối ren.
- Nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc-man xâm chiếm lãnh thổ làm cho đế quốc La Mã (476) bị diệt vong.
=> Chế độ phong kiến từng bước hình thành ở Tây Âu.
- Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc ở Vương quốc Phơ-răng với sự hình thành của các giai cấp mới-lãnh chúa phong kiến và nông nô.
- Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ 2 bộ phận:
+ Là những quý tộc thị tộc người Giéc-man chiếm nhiều ruộng đất của chủ nô La Mã và được phong tước vị.
+ Là những quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới
=> lãnh chúa phong kiến chi phối mọi mặt đời sống nông nô.
- Nông nô cũng được hình thành từ hai bộ phận:
+ Là những nô lệ được giải phóng.
+ Là những nông dân tự do mất ruộng đất trở thành nông nô.
=> Nông nô nhận ruộng và nộp tô, thuế cho lãnh chúa.
2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến.
Khái niệm: Lãnh địa phong kiến là những vùng đất đai rộng lớn nhanh chóng bị các quý tộc biến thành khu đất riêng của mình và những người này trở thành lãnh chúa.
Đặc điểm của lãnh địa phong kiến
a) Về kinh tế
- Mang tính chất tự cấp tự túc, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
- Nông nô tự sản xuất ra lương thực, thực phẩm và mọi thứ đồ dùng để phục vụ nhu cầu trong lãnh địa.
- Một số mặt hàng phải mua từ bên ngoài như sắt, muối, lụa, hương liệu,...
b) Về xã hội
- Lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động của nông nô.
- Nông nô là lực lượng sản xuất chính, nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy, phải nộp tô và nhiều loại thuế khác cho lãnh chúa như: thuế cưới xin, thuế ma chay,...
3. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo
Thời gian ra đời: Thiên Chúa giáo ra đời vào đầu Công nguyên ở vùng Giê-ru-sa-lem (thuộc Pa-le-xtin ngày nay).
Đến thế kỉ IV, Thiên Chúa giáo được công nhận là quốc giáo của đế chế La Mã. Thời phong kiến, giáo hội Thiên chúa có thể rất lớn ở Tây Âu, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng.
4. Sự xuất hiện và vai trò của thành thị trung đại.
Nguyên nhân ra đời: Cuối thế kỉ XI, thủ công nghiệp phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi và buôn bán hàng hóa ngày càng nhiều, họ lập các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn gọi là thành thị trung đại.
Thành phần dân cư: chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.
Đặc điểm kinh tế: nền kinh tế hàng hóa phát triển.
Vai trò của thành thị trung đại.
- Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa. Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa.
- Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền.
- Đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.
- Tạo cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học được thành lập.
Vận dụng: Em hãy tìm những dẫn chứng trong bài học để chứng minh cho ý kiến sau: "Thành thị giống như những bông hóa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại".
Em có biết?
Trường Đại học Bô-lô-na (I-ta-li-a)-một trong những trường đại học nổi tiếng được thành lập từ thời trung đại được ra đời vào năm 1088. Nhiệm vụ ban đầu của ngôi trường này là dạy Kinh thánh và luật pháp. Sau đó, Bô-lô-na trở thành trung tâm về giáo dục cao học của I-ta-li-a nói riêng và châu Âu nói chung. Đến nay, ngôi trường này đã thu hút hàng trăm nghìn sinh viên từ nhiều nơi trên thế giới đến học tập.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây