Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 34 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
SỰ TÍCH VÙNG ĐẤT ĐỎ TÂY NGUYÊN
Ngày xưa, ở miền Nam nước ta có một chàng trai rất khoẻ. Bằng một tay, chàng có thể nâng một quả núi lớn như người ta nâng một quả bóng. Mọi người đặt tên chàng là Khoẻ.
Bỗng trong vùng xuất hiện một con rồng lửa. Bay đến đâu, rồng phun lửa đến đó làm cho nước sông, nước suối sôi lên sùng sục. Nóng quá dân làng không sao chịu nổi.
Thấy thế, chàng Khoẻ giận lắm. Chàng quyết tâm giết rồng lửa, trừ hoạ cho dân làng. Hai bên giao chiến suốt ba ngày đêm, không phân thắng bại. Cuối cùng, chàng Khoẻ vươn tay sang bên cạnh, xách một quả núi, cố hết sức ném mạnh vào đầu rồng lửa. Rồng lửa tránh không kịp, bị vỡ đầu lăn xuống đất. Xác rồng trải rộng suốt một vùng đất Tây Nguyên ngày nay.
Lúc mới rơi xuống, toàn thân rồng là một khối lửa đỏ rực. Nhưng lâu ngày, xác rồng nguội dần, rồi biến thành đất làm cho đất đai vùng này có màu đỏ như lửa. Dần dần những rừng gỗ, rừng cao su, rừng chè, đồi tranh, đồng cỏ thi nhau mọc lên. Các giống muông thú như: voi, hổ, báo, hươu, nai, gấu, vượn,... và các loài chim như: công, trĩ, đại bàng, yểng, vẹt,... tìm về trú ngụ. Tất cả họp lại thành một vùng đất đỏ Tây Nguyên giàu có và đẹp đẽ như ngày nay.
(Theo Truyện đọc 3)
Đọc câu chuyện trên và trả lời các câu hỏi.
Chàng trai được mọi người đặt tên là Khỏe vì chàng có thể
Rồng lửa trong câu chuyện có hại như thế nào?
Chàng Khỏe đã giúp gì cho nhân dân?
Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì của chàng Khỏe?
Câu chuyện có ý nghĩa giải thích sự ra đời của
MÒ BÀO NGƯ ĐÁY BIỂN
Bố tôi giỏi nghề lặn biển. Chính bố đã truyền nghề cho tôi. Hằng năm, đến độ cuối xuân sang hè là mùa bào ngư, bố lại lặn biển mò bào ngư, cứ như bố nuôi vỗ nó ở góc biển này vậy.
Và đây là lần đầu tiên tôi lặn mò bào ngư với bố. Thoạt đầu, chân tay tôi còn chới với như con chẫu chàng giữa lưng chừng tầng nước. Sau tôi mới quen dần, quen dần.
Soi kính nhìn xuống đáy, tôi như là lạc giữa vùng hang động kì dị. Ghềnh đá kéo ra tận đây, chạy ngầm xuống biển. Đây là hình cóc nhảy, hình voi phục, kia là tượng những vị thần đáy biển, và kia nữa, mầm núi mới nhú lên giữa cát, bùn, rêu xanh và san hô lóng lánh,...
Noi theo từng bước chân khẽ khàng của bố, tôi đưa tay xê dịch một rẻo đá ngầm nhỏ bằng chiếc nồi úp. Hai con bào ngư hình trái xoan, bằng miệng thìa canh dán mình xuống cát. Lúc những ngón tay tôi chụm lên lưng con này, con kia vội vàng chạy cuống cuồng. Bốn chân và đầu nó ló ra màu hồng trong suốt. Đây là hai con bào ngư đầu tiên tự tay tôi bắt được. Tôi sẽ giữ mãi hai chiếc vỏ của nó với màu sắc lóng lánh hồng, tía, biếc, rực rỡ, không phai.
Đọc bài trên và trả lời các câu hỏi.
Thời gian nào là mùa bào ngư?
Khi bắt đầu lặn xuống biển mò bào ngư, bạn nhỏ được so sánh với hình ảnh nào?
Quan sát những sự vật dưới đáy biển, bạn nhỏ cảm thấy thế nào?
Chọn 3 đáp án thể hiện đặc điểm của hai con bào ngư đầu tiên tự tay bạn nhỏ bắt được.
Vì sao bạn nhỏ nghĩ sẽ giữ mãi hai chiếc vỏ bào ngư? (Chọn 2 đáp án)
Cần thay bông hoa trong câu sau bằng dấu câu nào?
Dế mèn phiêu lưu kí là truyện đồng thoại nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài.
Cần thay bông hoa trong câu sau bằng dấu câu nào?
Đây là làng Mô hay còn gọi là làng Mo - một ngôi làng nằm yên bình bên bờ biển Diêm.
Cần thay bông hoa trong câu sau bằng dấu câu nào?
Đây là 5 địa điểm nổi tiếng của Hà Nội mà em yêu thích nhất:
Hồ Tây.
Hồ Gươm.
Quảng trường Ba Đình, lăng Bác.
Phố cổ.
Nhà thờ lớn.
Xếp các từ ngữ sau vào hai nhóm dưới đây.
- đất đai
- tiết kiệm giấy
- tiết kiệm nước
- rừng
- dầu mỏ
- bảo vệ rừng
Tài nguyên thiên nhiên
Hành động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Nối để tạo thành câu hoàn chỉnh.