Bài học cùng chủ đề
- Bài 1: Cuộc phiêu lưu của bồ công anh
- Bài 2: Bác sĩ của nhân dân
- Phiếu bài tập tuần 19
- Bài 3: Xôn xao mùa hè
- Bài 4: Trong ánh bình minh
- Phiếu bài tập tuần 20
- Bài 5: Điều ước của vua Mi-đát
- Bài 6: Món ngon mùa nước nổi
- Phiếu bài tập tuần 21
- Bài 7: Bè xuôi sông La
- Bài 8: Mùa hoa phố Hội
- Phiếu bài tập tuần 22
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 22 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Những hạt gạo ân tình
Đơn vị của ông Hai Trí hành quân sang Cam-pu-chia giúp nhân dân nước bạn thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Suốt từ biên giới vào nước bạn, đi tới đâu, bộ đội cũng bắt gặp những làng mạc bị đốt phá tiêu điều, không một bóng người. Người dân đầu tiên họ gặp là một ông lão gầy da bọc xương nằm thoi thóp ven đường. Ông lão kể mình đã bỏ chạy khi quân Pôn Pốt đuổi, nhưng đói quá nên gục lại đây. Ngồi ăn ngon lành thanh lương khô mà một anh bộ đội đưa, ông nói: "Mấy năm rồi, tôi mới được ăn ngon như thế này.".
Có lần, đơn vị tìm được một bản hiếm hoi còn có người ở lại. Thấy bộ đội Việt Nam, hơn 200 người cả già, trẻ, gái, trai chạy ra đón. Tất cả đều xơ xác, rách rưới. Họ vừa khóc vừa níu tay các anh, nói: “Bộ đội đừng về! Pôn Pốt sẽ giết hết dân mất. Bộ đội có đi, cho dân đi cùng với!”. Bữa ấy, dân làng gom góp được ba chén gạo để nấu cơm đãi cả đơn vị. Nhìn những hạt gạo đã ngả màu, mốc thếch, ông Hai Trí không sao cầm được nước mắt. Ngay lập tức, ban chỉ huy đơn vị cho lấy gạo và thực phẩm bộ đội mang theo để nấu một bữa no cho dân. Gạo những người lính mang theo từ Việt Nam được đổ vào một cái nồi lớn bắc trên bếp giữa sân. Lửa nổi lên. Cơm sùng sục sôi trong ánh mắt mong chờ của bao nhiêu trẻ nhỏ, cụ già,... Sau đó, bộ đội còn pha trà, chia lương khô và bánh kẹo cho mọi người. Ngôi làng đìu hiu và xơ xác trong phút chốc như trở thành ngày hội.
Theo báo Vietnam+
Đọc bài và trả lời câu hỏi:
Đơn vị của ông Hai Trí hành quân sang Cam-pu-chia để làm gì?
Từ biên giới vào nước bạn, bộ đội đã bắt gặp điều gì?
Những chi tiết nào miêu tả ông già đầu tiên mà bộ đội gặp?
Vì sao ông lão lại nằm thoi thóp ven đường?
Chi tiết sau nói lên điều gì?
Ngồi ăn ngon lành thanh lương khô mà một anh bộ đội đưa, ông nói: "Mấy năm rồi, tôi mới được ăn ngon như thế này.".
Khi nhìn thấy bộ đội Việt Nam, người dân ở bản đã làm gì?
Chi tiết sau cho thấy điều gì về người dân Cam-pu-chia?
Thấy bộ đội Việt Nam, hơn 200 người cả già, trẻ, gái, trai chạy ra đón. ... Họ vừa khóc vừa níu tay các anh, nói: "Bộ đội đừng về! Pôn Pốt sẽ giết hết dân mất. Bộ đội có đi, cho dân đi cùng với!".
Bộ đội đã làm gì khiến ngôi làng đìu hiu và xơ xác trong phút chốc trở thành ngày hội?
Chế độ diệt chủng Pôn Pốt là gì?
Dựa theo những chi tiết trong bài đọc, dòng nào nói đúng về bộ đội Việt Nam?
Bấm chọn những từ tạo nên vị ngữ trong câu sau.
Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc.
Vị ngữ trong câu sau là gì?
Sau đó, bộ đội còn pha trà, chia lương khô và bánh kẹo cho mọi người.
Vị ngữ trong câu sau có chức năng gì?
Mặt hồ lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng.
Vị ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
Tất cả hành khách phải mua vé trước khi lên tàu.
Đoạn kết bài sau thuộc kiểu kết bài nào?
Cây hoa sữa ấy đã qua bao mùa mưa nắng, vẫn sừng sững, xanh tươi. Dưới gốc cây, em đã trải qua những ngày tháng vô tư, hồn nhiên và hạnh phúc. Làm sao quên được những trưa hè cùng bạn trốn ra đây ngồi kể chuyện. Những chiều tan học hối hả tập trung để cùng nhau chơi nhảy dây, trốn tìm. Rồi cả những sáng đứng chờ mẹ đi chợ về. Biết bao kỉ niệm đẹp ấy đều nhờ cây hoa sữa giữ hộ cho mình.