Bài học cùng chủ đề
- Tập đọc: Người công dân số Một
- Chính tả: Nghe viết: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực. Phân biệt âm đầu r/gi/d, âm chính o/ô
- Luyện từ và câu: Câu ghép
- Tập đọc: Người công dân số Một (tiếp theo)
- Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài)
- Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép
- Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)
- Phiếu bài tập tuần 19 (tự luận)
- Phiếu bài tập tuần 19
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 19 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Người công dân số Một
(Trích)
Nhân vật: Anh Thành
Anh Lê
Anh Mai
Cảnh trí: Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.
Lê: - Anh Thành! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai anh có thể đến nhận việc đấy.
Thành: - Có lẽ thôi, anh ạ.
Lê: - Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đòi cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào…. (Nói nhỏ) Vì tôi nói với họ: anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tây.
Thành: - Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi đã ở Phan Thiết cũng đủ sống….
Lê: - Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Thành: - Anh Lê này! Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba… thì… ờ… anh là người nước nào?
Lê: - Anh hỏi lạ thật. Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.
Thành: - Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng… anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
Lê: - Sao lại không? Hôm qua ông đốc học nhắc lại nghị định của giám đốc Phú Lãng Sa tháng 5 năm 1881 về việc người bản xứ muốn vào làng Tây….
Thành: - À… Vào làng Tây để có tên Tây, đi lại, ăn ở, làm việc, lương bổng như Tây… Anh đã làm đơn chưa?
Lê: - Không bao giờ! Không bao giờ tôi quên dòng máu chảy trong cánh tay này là của họ Lê, anh hiểu không? Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
Thành: - Anh Lê ạ, vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì. Đèn hoa kì lại không sáng bằng đèn toạ đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày mà không có mùi, không có khói.
Lê: - Anh kể chuyện đó làm gì?
Thành: - Vì anh với tôi…. Chúng ta là công dân nước Việt….
(còn nữa)
Theo Hà Văn Cầu – Vũ Đình Phòng
Em hãy đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi.
Vì sao anh Lê đòi thêm cho anh Thành được mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào? (chọn 2 đáp án đúng)
Từ phắc-tuya trong câu: "Vì tôi nói với họ: anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tây." có nghĩa là gì?
Vì sao anh Lê không muốn vào làng Tây?
Người công dân số Một
(tiếp theo)
Lê: - Phải, chúng ta là con dân nước Việt. Nhưng chúng ta sẽ làm được cái gì nào? Súng kíp của ta mới bắn được một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên. Những công dân yếu ớt như anh với tôi thì làm được gì?
Thành: - Tôi muốn đi sang nước họ. Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực… Tôi muốn sang nước họ, xem cách làm ăn của họ, học cái trí khôn của họ để về cứu dân mình…
Lê: - Anh ơi, Phú Lãng Sa ở xa lắm đấy. Tàu biển chạy hàng tháng mới tới nơi. Một suất vé hàng ngàn đồng. Lấy tiền đâu mà đi?
Thành: - Tiền đây chứ đâu? (Xoè hai bàn tay ra) Tôi có anh bạn tên là Mai, quê Hải Phòng. Anh ấy làm bếp dưới tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin. Tôi đang nhờ anh ấy xin cho một chân gì đó….
Lê: - Vất vả lắm. Lại còn say sóng nữa…
(Có tiếng gõ cửa. Anh Mai vào.)
Mai: - (Với anh Lê) Chào ông. (Quay sang anh Thành) Anh Thành ạ, tôi đã xin được cho anh một chân phụ bếp.
Thành: - Cảm ơn anh. Bao giờ phải trình diện?
Mai: - Càng sớm càng tốt. Nhưng đêm nay anh hãy nghĩ kĩ đi đã. Vất vả, khó nhọc lắm đấy. Sóng Biển Đỏ rất dữ dội, có thể chết được. Mà chết thì người ta bỏ vào áo quan, bắn một loạt súng chào, rồi “A-lê hấp!”, cho phăng xuống biển là rồi đời.
Thành: - Tôi nghĩ kĩ lắm rồi. Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…. Đi ngay có được không, anh?
Mai: - Cũng được.
(Thành cho sách vào túi quần áo, khoác lên vai.)
Lê: - Này… Còn ngọn đèn hoa kì…
Thành: - Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ. Chào anh nhé! (Cùng Mai đi ra cửa)
Lê: - Ch… ào!
(Tắt đèn)
Theo HÀ VĂN CẦU – VŨ ĐÌNH PHÒNG
Em hãy đọc văn bản trên và chọn câu trả lời đúng nhất.
Anh Mai xin giúp anh Thành công việc gì trên tàu?
Cụm từ hùng tâm tráng khí trong câu: "Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực." có nghĩa là gì?
Câu nói của anh Thành: "Tôi nghĩ kĩ lắm rồi. Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…. Đi ngay có được không, anh?" thể hiện điều gì?
Em hãy điền chữ thích hợp vào chỗ trống.
"...Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên ấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ ụt è núp ưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng ộn ã..."
(Tôi đi học, Thanh Tịnh)
Đâu là câu ghép trong những câu sau?
Em hãy nhấp vào các vế câu trong câu ghép sau.
Mặt trời đang từ từ nhô lên và sương cũng đã tan dần.
Khi nối các vế trong câu ghép bằng cách nối trực tiếp, giữa các vế câu cần có dấu câu gì? (chọn 3 đáp án đúng)