Bài học cùng chủ đề
- Bài 1: Ở Vương quốc Tương Lai
- Bài 2: Cậu bé ham học hỏi
- Phiếu bài tập tuần 14
- Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong
- Bài 4: Hạt táo đã nảy mầm
- Phiếu bài tập tuần 15
- Bài 5: Hái trăng trên đỉnh núi
- Bài 6: Hướng dẫn tham gia cuộc thi vẽ
- Phiếu bài tập tuần 16
- Bài 7: Nếu chúng mình có phép lạ
- Bài 8: Những giai điệu gió
- Phiếu bài tập tuần 17
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 15 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Lời ước dưới trăng
Ở quê ngoại tôi có một phong tục thật đáng quý. Vào đêm rằm tháng Giêng, tất cả con gái trong làng tròn mười lăm tuổi đều được đến hồ Hàm Nguyệt nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng. Nghe nói, lời nguyện ước của các cô gái sau này đều ứng nghiệm.
Năm nay, đúng vào cái đêm thiêng liêng ấy, bà tôi gọi chị gái tôi về để thực hiện lời nguyện ước. Sau khi chị tôi đi rồi, tôi tò mò đi theo và gặp chị Ngàn ở ngõ. Chị Ngàn trạc tuổi chị tôi nhưng bị mù từ nhỏ. Chị Ngàn vốn đẹp người đẹp nết. Thấy chị lần mò đi một mình tội nghiệp, tôi dẫn chị đi.
Hai chị em tôi đến hồ, không khí ở đây vẫn tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng. Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ, và chị quỳ xuống vốc làn nước đầm ánh trăng áp lên mặt. Rồi chị chấp hai tay lên ngực lầm rầm vái:
- Con ước gì...mẹ chị Yên...bác hàng xóm bên nhà con...được khỏi bệnh.
Nói xong, chị đứng dậy, gương mặt chị phấn khởi, tươi vui và thật hạnh phúc. Còn tôi thì hết sức ngỡ ngàng trước lời cầu nguyện của chị. Cả đời người được ước một lần, sao chị lại dành điều ước ấy cho bác hàng xóm?
Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Đến nhà, dường như hiểu được nỗi niềm tôi, chị Ngàn siết chặt tay tôi nói:
- Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngoái chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng Giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm. Khi trăng lặn, biết mình không có cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ.
Tôi đã hiểu ra rồi. Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ ...
Theo Phạm Thị Kim Nhường
Đọc bài đọc sau và trả lời câu hỏi:
Nối từ với nghĩa tương ứng.
Ở quê ngoại nhân vật tôi có phong tục đáng quý nào?
Khi tò mò đi theo chị gái, nhân vật tôi đã gặp ai?
Chị Ngàn được nhắc đến với những đặc điểm gì?
Chị Ngàn đã cầu nguyện điều gì trong đêm rằm tháng Giêng?
Sau khi cầu nguyện, chị Ngàn có thái độ thế nào?
Khi vừa nghe chị Ngàn cầu nguyện xong, nhân vật tôi có suy nghĩ gì?
Hành động của chị Ngàn cho thấy chị là con người như thế nào?
Sự vật trong đoạn thơ sau được nhân hoá bằng cách nào?
Tao đi học về nhà
Là mày chạy xồ ra
Đầu tiên mày rối rít
Cái đuôi mừng ngoáy tít
Rồi mày lắc cái đầu
Khịt khịt mũi, rung râu...
(Trần Đăng Khoa)
Sự vật nào được nhân hoá trong đoạn thơ dưới đây?
Cá cá, chúng mày ơi
Vào đây mà kiếm ăn
Mồi lòng gà béo ngậy
Mùi thính thơm, rất đằm.
(Trần Đăng Khoa)
Những sự vật nào được nhân hoá trong đoạn thơ sau?
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
(Đỗ Quang Huỳnh)
Bấm chọn câu văn có sử dụng biện pháp nhân hoá.
Ông ngoại em có một khu vườn nhỏ, ở đó có rất nhiều loại hoa khác nhau. Bông hoa hồng quyến rũ, bông hoa cúc dịu dàng, bông hoa ly thơm ngát. Trong số đó thì em thích nhất hoa hồng vì chúng đẹp như những nàng công chúa yêu kiều vậy.