Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 13 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Ông tổ nghề thêu
1. Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách. Chẳng bao lâu, Khái đỗ tiến sĩ, rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê.
2. Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ "Phật trong lòng" và một vò nước.
3. Bụng đói mà không có cơm ăn, Trần Quốc Khái lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, rồi mỉm cười. Ông bẻ tay pho tượng nếm thử. Thì ra hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn. Nhân được nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng.
4. Học được cách thêu và làm lọng rồi, ông tìm đường xuống. Thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, ông liền ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự. Vua Trung Quốc khen ông là người có tài, đặt tiệc to tiễn về nước.
5. Về đến nước nhà, Trần Quốc Khái truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Dần dần, nghề thêu lan rộng ra khắp nơi. Nhân dân vùng Thường Tín, quê ông, lập đền thờ và tôn ông là ông tổ nghề thêu.
Theo NGỌC VŨ
Đọc bài và trả lời câu hỏi:
Trần Quốc Khái đạt được thành tựu gì khi trưởng thành?
Qua bài đọc, thấy được những phẩm chất nào của ông Trần Quốc Khái?
Để thử tài sứ thần nước ta, vua Trung Quốc đã làm gì?
Trần Quốc Khái dựa vào hình ảnh nào để có thể xuống đất an toàn?
Vì sao Trần Quốc Khái được tôn là ông tổ nghề thêu?
Hồi còn nhỏ, cậu bé Trần Quốc Khái thế nào?
Trên lầu cao chỉ có những thứ gì?
Chi tiết Nhân được nhàn rỗi, ông mày mò quan sát, nhớ nhập tâm cách thêu và làm lọng. cho thấy điều gì ở Trần Quốc Khái?
Bấm chọn các sự vật được nhân hoá trong khổ thơ sau:
Rủ nhau chơi ú tim
Giờ đến phiên chó trốn
Mèo đảo mắt tìm quanh
Chó nấp đâu giỏi gớm!
(Phạm Hổ)
Bấm chọn những câu văn sử dụng phép nhân hoá trong đoạn văn sau.
Hoa móng rồng thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng ghê gớm đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao.
Theo Duy Khán
Sự vật trong câu sau được nhân hoá bằng cách nào?
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng...
(Trần Đăng Khoa)
Sắp xếp các ý sau để có trình tự phù hợp của một bức thư.
- Lời xưng hô phù hợp
- Chữ kí và họ tên
- Lời hứa
- Những điều muốn kể
- Những nội dung muốn thăm hỏi
- Địa điểm, thời gian
- Lời chúc
- Lí do viết thư
Từ nào chứa tiếng "tài" có nghĩa là "giỏi"?
Khi viết thư điện tử cần có thiết bị gì?
Điền ch hoặc tr vào chỗ trống.
- trăn ở
- che ở
- ương trình
- ương phềnh