Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phần I + Phần II SVIP
Câu 9. (1,0 điểm)
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Rượu được rót tràn bát, như tình cảm của người vùng cao lúc nào cũng lai láng không bến bờ.”
Câu 10. (1,0 điểm)Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra khi đọc văn bản trên là gì? Trình bày dưới hình thức đoạn văn từ 5 - 7 dòng.
Bài đọc:
CHỢ TÌNH KHAU VAI
Chợ tình Khau Vai thuộc xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là một phiên chợ tình độc đáo của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Mới 3 giờ chiều ngày 26/3 (âm lịch), phiên chợ Khau Vai nằm trong làng người Nùng, trong một thung lũng khá rộng và bằng phẳng đã chật người. Đủ màu sắc phục trang của các dân tộc H’Mông, Dao, Giáy, Tày, Nùng,… khiến cả phiên chợ cứ rực lên như rừng hoa chuối. Các cô gái, chàng trai thậm chí cả người già, người trung tuổi ai nấy đều không giấu nổi được nét rạo rực, bồn chồn trên khuôn mặt, trong bộ quần áo mới phẳng phiu, có lẽ đã được dành cất cả năm đến phiên chợ trọng đại này mới đem ra dùng.Từ ngày hôm trước, lều quán đã được dựng khắp thung lũng nhưng nhiều nhất vẫn là những quán rượu ngô, thắng cố, nơi dừng chân đầu tiên của những cặp tình nhân trẻ cũng như già, mới cũng như cũ. Và cũng ngay từ chiều hôm trước, nhiều cặp vợ chồng, tình nhân vì đường xa, đã “xôi đùm, ngô nắm” lên yên ngựa hoặc thong thả theo đường núi cho kịp chợ tình trong tiếng khèn, tiếng sáo réo rắt suốt ngày đêm không tắt trên các triền núi xa xa dẫn đến Khau Vai ngày chợ.
Cuộc sống ở vùng cao thường rất buồn tẻ. Cả năm mới có một phiên chợ, lại là phiên chợ tình, bởi vậy, có nhiều gia đình cả bố, mẹ, con dâu, con trai dắt díu nhau đến chợ vui như trảy hội. Thậm chí có nhiều cặp vợ chồng lấy nhau từ hơn chục năm nay, đã có với nhau bốn mặt con và sống cách chợ Khau Vai gần hai ngày đường cũng lặn lội đến đây tìm niềm vui…
Bóng chiều chạng vạng bắt đầu đổ xuống thung lũng Khau Vai trong thanh âm nhộn nhịp tiếng nói cười, đi lại, gọi nhau và cả tiếng lục lạc, vó ngựa của phiên chợ lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui nhất. Đó đây trong các lều quán bắt đầu xuất hiện các cặp tình nhân ngồi sát bên nhau, vừa chụm đầu trò chuyện vừa nhắm thức ăn và… uống rượu. Rượu được rót tràn bát, như tình cảm của người vùng cao lúc nào cũng lai láng không bến bờ. Họ uống cho ngày gặp lại sau một năm xa cách, có thể đằng đẵng, đầy nhớ nhung, đến khi nào không thể uống và không nên uống nữa, họ sẽ dắt tay nhau ra ngọn núi phía xa kia để tự tình thâu đêm đến sáng mới trở về với vợ, chồng mình.
Những người già nhất xã Khau Vai bây giờ cũng không ai biết chợ tình Khau Vai có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, từ lúc còn để chỏm họ đã thấy có chợ tình rồi. Truyền thuyết bắt nguồn phiên chợ là câu chuyện tình của một người con trai H’Mông và một người con gái Giáy yêu nhau. Song, tình yêu của họ đã gây ra hiềm khích giữa hai bộ tộc. Để tránh cuộc đối đầu đẫm máu, họ buộc phải rời xa nhau. Tuy nhiên, chàng trai và cô gái thề nguyền rằng, dù không lấy được nhau và phải lập gia đình với người khác thì mỗi năm họ sẽ gặp nhau một lần vào đêm 26/3 tại chợ Khau Vai bây giờ. Chợ tình Khau Vai được hình thành từ đó, mới đầu chỉ là nơi hẹn hò của những người đã lỡ dở tình duyên với nhau và là đêm chợ truyền thống của người dân tộc H’Mông nhưng sau đó được các dân tộc khác hưởng ứng. Đến bây giờ, Khau Vai đã trở thành phiên chợ hẹn hò, tìm kiếm tình yêu của tất cả mọi người từ thanh niên cho đến người đã có gia đình.
Du khách dẫu một lần đến với chợ tình Khau Vai hẳn sẽ không quên được những phút giây đầy thi vị này.
(Theo Lễ hội văn hoá và du lịch Việt Nam,
NXB Lao Động, 2009, tr.131 - 133)
Hướng dẫn giải:
Câu 9. (1,0 điểm)
- Nêu được biện pháp tu từ so sánh.
- Chỉ ra biểu hiện của so sánh: “Rượu được rót tràn bát” với “tình cảm của người vùng cao lúc nào cũng lai láng không bến bờ.”.
- Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:
+ Làm câu văn sinh động, gợi hình, gợi cảm.
+ Nhấn mạnh nghĩa tình và văn hóa của người vùng cao.
+ Niềm trân quý, tự hào của tác giả với nét đẹp nghĩa tình của người vùng cao.
*Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng 5 - 7 dòng.
*Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn:
Gợi ý bài học rút ra từ văn bản:
- Ca ngợi tình yêu đôi lứa, trong sáng, thuỷ chung.
- Tự hào, giữ gìn, phát huy, quảng bá bản sắc văn hoá dân tộc.
…
*Chính tả: dùng từ, đặt câu đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
PHẦN II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Nhiều người cho rằng học sinh không cần làm bài tập về nhà. Em có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
Hướng dẫn giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
b. Xác định đúng yêu cầu của bài văn nghị luận: đưa ra ý kiến về vấn đề học sinh cần hay không cần làm bài tập về nhà.
c. Triển khai yêu cầu của bài
HS có thể triển khai bài làm theo nhiều hướng khác nhau; đảm bảo các yêu cầu sau:
Mở bài: nêu vấn đề cần bàn luận (Học sinh cần hay không cần làm bài tập về nhà?).
Thân bài: lần lượt trình bày ý kiến theo một trình tự nhất định để làm rõ vấn đề đã nêu ở mở bài. Tùy vào ý kiến (Học sinh cần hay không cần làm bài tập về nhà?) để trình bày các lí lẽ, bằng chứng. Ví dụ:
+ Cần làm bài tập về nhà (ý kiến).
+ Nêu các lí lẽ để làm rõ vì sao cần làm bài tập về nhà (lí lẽ).
+ Nêu các bằng chứng cụ thể về lợi ích của việc làm bài tập về nhà (bằng chứng).
Kết bài: khẳng định lại ý kiến, đề xuất các biện pháp để việc làm bài tập về nhà của học sinh đạt hiệu quả.
d. Chính tả, ngữ pháp: đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sinh động.