Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Nói với con SVIP
NÓI VỚI CON
_ Y Phương_
A. TÌM HIỂU VĂN BẢN
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tên thật là Hứa Vĩnh Sước.
- Người dân tộc Tày.
- Quê quán: Trùng Khánh, Cao Bằng.
- Phong cách sáng tác: thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, phóng khoáng, tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, in đậm màu sắc văn hóa vùng đất quê ông.
- Tác phẩm tiêu biểu: Nói với con (1980), Người núi Hoa (1982), Tiếng hát tháng Giêng (1986), Đàn then (1996), Vũ khúc Tày (2015),…
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: In trong tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Giáo dục.
b. Hoàn cảnh sáng tác.
c. Thể loại:
d. Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả, tự sự.
e. Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu đến … “nhất trên đời”: lời tâm tình, căn dặn dành cho con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
- Phần 2: Còn lại: vẻ đẹp của “người đồng mình”.
II. Tìm hiểu nội dung văn bản
1. Lời tâm tình, căn dặn dành cho con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
a. Gia đình
- Điệp ngữ “bước tới” kết hợp với phép liệt kê “chân phải, chân trái”, “một bước”, “hai bước”.
--> Những bước đi chập chừng đầu đời của con.
- Hình ảnh gia đình: cha, mẹ, tiếng nói, tiếng cười.
--> Vành nôi nuôi dưỡng con trưởng thành.
- Ẩn dụ “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười”.
--> Niềm hạnh phúc của gia đình.
- Ngày cưới của cha mẹ:
+ Ngày đẹp nhất: ngày trọng đại kết hợp duyên tình của cha mẹ.
+ Ngày đầu tiên: thời điểm khởi đầu cho sự sống và hạnh phúc.
--> Gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng vỗ về an ủi con, là nơi bình yên, ấm áp mà con phải nhớ về.
b. Quê hương
- Cuộc sống lao động lạc quan, hăng say, cần cù với công việc: “đan lờ” đánh bắt cá, “vách nhà” xây dựng nhà ở.
- Thiên nhiên: thơ mộng được thể hiện qua các biện pháp như điệp từ “cho” (thiên nhiên ban tặng cho con người), ẩn dụ (hoa, con đường).
--> Con lớn lên trong cuộc sống lao động, trong tình thương của “người đồng mình”, tình cảm quê hương, làng xóm.
* Mối quan hệ giữa con với gia đình và quê hương xứ sở.
- Mối quan hệ giữa con và gia đình: tự nhiên, sâu sắc. Cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng; sự lớn lên của con là niềm hạnh phúc của cha mẹ. Cha mẹ luôn đồng hành cùng con
- Mối quan hệ giữa con và quê hương: quê hương là nơi con được sinh ra, nơi hun đúc, nuôi dưỡng nghị lực sống và tâm hồn con. Đặc biệt, quê hương có con người, là tấm gương để con noi theo.
2. Vẻ đẹp của “người đồng mình”.
a. Giàu nghị lực, kiên cường.
- Tính từ:
+ “Cao” – đo nỗi buồn.
+ “Xa” – nuôi chí lớn.
--> Lấy không gian để đo ý chí của con người.
--> Thử thách càng lớn, con người càng mạnh mẽ.
b. Chịu thương, chịu khó, thủy chung với quê hương.
- Phép liệt kê + hình ảnh ẩn dụ: “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói”.
--> Những khó khăn, thiếu thốn của cuộc sống.
- Điệp ngữ “sống”, “không chê”.
--> Tình cảm gắn bó, thủy chung với quê hương dù có vất vả, nhọc nhằn.
c. Truyền thống tốt đẹp, ý thức cội nguồn.
- Ẩn dụ và đối lập:
+ Cụm từ “thô sơ da thịt”: con người mộc mạc, giản dị, thật thà.
+ Cụm từ “Chẳng mấy ai nhỏ bé”: ý chí, nghị lực của con người.
- Quê hương tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho con người, nâng cánh cho những ước mơ cao đẹp.
--> Nhớ về nguồn cội. Ý thức bảo tồn những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
3. Mong ước của người cha
- Con hãy mang theo hành trang quý giá là ý chí và nghị lực sống kiên cường.
- Không run sợ, gục ngã trước giông tố.
- Con cũng phải biết tự rèn luyện để trở nên vững vàng trước mọi bão giông.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Bức tranh về một gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc.
2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.
B. TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI Ở SÁCH GIÁO KHOA
Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ văn tập 2) Nói với con thể hiện tình cảm của người cha đối với con, nhưng qua đó, nhà thơ còn hướng tới những đối tượng nào khác?
Người cha đã chỉ bảo con những điều hay lẽ phải để con có thể vững bước trên chặng đường đời. Qua đó, người cha muốn biểu đạt ngụ ý của bản thân mình tới tất cả người đọc - những người có thể đồng cảm sâu sắc với chủ thể trữ tình về những vấn đề được nói tới.
Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ văn tập 2) Qua những lời tâm tình, căn dặn, người cha muốn nói với con về những điều gì?
- Luôn nhớ về tình cảm của cha mẹ, của gia đình.
- Luôn yêu mến, tự hào về quê hương, xứ sở.
- Luôn ý thức được những phẩm chất cao quý của “người đồng mình”.
- Sống có cốt cách để xứng đáng là người con của quê hương.
Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ văn tập 2) Người cha đã nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa “con” với gia đình, quê hương, xứ sở? Những mối quan hệ ấy có ý nghĩa gì đối với sự trưởng thành của “con”?
- Mối quan hệ giữa “con” với gia đình là quan hệ hết sức tự nhiên và sâu sắc. Con được cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng, bao bọc. Bước đi chập chững, tiếng nói đầu đời của con đem đến cho cha mẹ niềm vui, hạnh phúc (Một bước chạm tiếng nói/ Hai bước tới tiếng cười). Trên từng bước trưởng thành của con, đều có sự bảo ban và ánh mắt dõi theo đầy hi vọng của cha mẹ (Lên đường/ Không bao nhỏ bé được/ Nghe con).
- Mối quan hệ giữa “con” với quê hương: Quê hương không chỉ là nơi con được sinh ra, lớn lên, mà còn là nơi hun đúc, nuôi dưỡng nghị lực sống và tâm hồn con (Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát/ Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng; Còn quê hương thì làm phong tục). Đặc biệt, nói đến quê hương là nói đến những con người xứng đáng là mẫu hình về mọi mặt cho con noi theo để trưởng thành.
Câu 4 (trang 66, SGK Ngữ văn tập 2) Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nói về “người đồng mình”, người cha muốn nhắn gửi con điều gì?
- Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt, bền bỉ của “người đồng mình” được thể hiện:
+ Tài hoa, lãng mạn và có đời sống tâm hồn phong phú.
+ Biết lo toan và giàu mơ ước, có ý chí, nghị lực sống mãnh liệt.
+ Sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn:
+ Có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc; chân chất, giản dị như có cốt cách cao quý.
- Người cha muốn con phải thấu hiểu, yêu thương và tự hào về “người đồng mình”, sống có cốt cách cao đẹp, xứng đáng là người con của quê hương, xứ sở.
Câu 5 (trang 66, SGK Ngữ văn tập 2) Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ.
- Dùng các kiểu câu có cấu trúc giống nhau: Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ; Người đồng mình yêu lắm con ơi/ Người đồng mình thương lắm con ơi; Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn; Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói.
=> Giá trị: tạo nên lối nói riêng, nhấn mạnh cảm xúc của chủ thể trữ tình và đặc điểm của đối tượng được tái hiện.
- Cách nói cụ thể, hình tượng: Một bước chạm tiếng nói/ Hai bước tới tiếng cười; Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát; Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
=> Giá trị: thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ sinh động, cụ thể, giàu tính trực quan.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị: Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn; Người đồng mình thô sơ da thịt; Con ơi tuy thô sơ da thịt.
=> Giá trị: thể hiện tình cảm chất phác, chân thực.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây