Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Hoạt động 1: Chia sẻ những việc nhà em đã chủ động, tự giác thực hiện.
- Em đã chủ động, tự giác thực hiện những việc nào ở gia đình?
VD: Em đã chủ động, tự giác thực hiện những việc ở gia đình như: đổ rác, quét nhà, rửa bát, dọn phòng.
- Em cảm thấy như thế nào khi chủ động, tự giác làm việc làm?
VD: Em cảm thấy vô cùng tự hào và hiểu được sự vất vả của người lớn khi chủ động , tự giác làm việc nhà.
Hoạt động 2: Xác định những việc nhà em cần chủ động, tự giác thực hiện ở gia đình.
Thảo luận những việc lứa tuổi em cần chủ động, tự giác thực hiện ở gia đình.
Gợi ý:
- Nấu ăn.
- Quét nhà.
- Rửa bát.
- Dọn phòng.
- Đổ rác.
- Gấp quần áo.
...
Hoạt động 3: Tranh biện về việc học sinh tham gia làm việc nhà.
Chuẩn bị và trình bày ý kiến ủng hộ hoặc phản đối về quan niệm sau: Học sinh lớp 6 chỉ cần tập trung vào việc học, không cần làm việc nhà.
VD: Em phản đối với quan niệm "Học sinh lớp 6 chỉ cần tập trung vào việc học, không cần làm việc nhà.". Có một vài lí do khiến em không đồng tình với điều này. Thứ nhất, em công nhận việc học tập chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của học sinh dù là học sinh lớp 6 hay lớp 12. Tuy nhiên, nếu chỉ biết học thì sẽ không thể trưởng thành được. Học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động khác để có thể rèn luyện những kĩ năng mềm. Thứ hai, bên cạnh việc là một học sinh, các bạn còn là một người con, một thành viên trong gia đình. Mà đã là thành viên gia đình thì phải biết chia sẻ công việc nhà để giúp đỡ bố mẹ, làm tròn trách nhiệm. Cuối cùng, làm việc nhà đem lại rất nhiều lợi ích như: rèn luyện thân thể, rèn luyện kĩ năng sống,... Nếu được làm cùng mọi người thì còn nâng cao, gắn kết tình thân. Như vậy, em nghĩ rằng học sinh lớp 6 không chỉ tập trung việc học mà còn cần chia sẻ việc nhà.
Hoạt động 4: Chia sẻ bí quyết làm việc nhà.
Em hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm cách làm một việc nhà mà em làm tốt nhất.
Gợi ý:
- Nấu ăn.
- Chăm sóc cây.
- Sắp xếp đồ đạc.
VD: Việc mình làm tốt nhất đó là chăm sóc cây. Từ nhỏ, mình đã được ông dạy về những cái cây, nhành cỏ, bông hoa và cách chăm sóc chúng. Mình yêu thiên nhiên nên việc chăm sóc cây không chỉ là công việc mà còn là sở thích. Mỗi ngày mình đều dành ra 2 cữ để tưới cây, cắt bỏ cành hỏng, bón phân,... là sáng sớm trước khi đi học và tối sau khi đi học về. Mình cũng không ngừng học hỏi kinh nghiệm trên mạng, đọc thêm sách để có thể trồng nhiều cây hơn và chăm sóc chúng tốt hơn.
Hoạt động 5: Xử lí tình huống về việc học sinh chủ động làm việc nhà.
Thảo luận, sắm vai thể hiện cách giải quyết các tình huống sau:
- Tình huống 1: Tan học, Nam vội về nhà cất cặp sách để đi chơi cầu lông cùng mấy bạn hàng xóm. Khi về đến nhà, Nam thấy mẹ vẫn chưa về, bố đang bận tắm cho em, cơm chưa ai nấu... Nếu là Nam, em sẽ làm gì?
VD: Nếu là Nam, em sẽ vào bếp giúp bố mẹ nấu cơm vì đã muộn rồi. Em có thể nấu những món đơn giản, vừa sức với bản thân.
- Tình huống 2: Sáng Chủ nhật, khi Liên ngủ dậy đã thấy em đang nấu ăn sáng, bố đang rửa ấm chén, còn anh trai lau bàn ghế. Nếu là Liên, em sẽ làm gì?
VD: Nếu là Liên, em sẽ đi qua hỏi thăm mọi người. Sau đó hỏi xem mọi người cần giúp điều gì để mình phụ (ví dụ trong trường hợp trên em có thể cùng người em nấu đồ ăn sáng).
Hãy hành động
- Chủ động, tự giác làm những công việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
- Nhờ bố mẹ hướng dẫn những việc em chưa biết cách làm và nhận xét việc thực hiện của em.
- Có kế hoạch khắc phục và thực hiện những việc nhà em ngại làm.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây