Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Hoạt động 1: Tham quan phòng truyền thống của trường.
Tham quan phòng truyền thống để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường.
Hoạt động 2: Viết bài giới thiệu về truyền thống nhà trường.
- Thảo luận để viết bài giới thiệu về truyền thống nhà trường.
+ Giới thiệu về truyền thống trường em.
+ Chia sẻ những việc em cần làm để góp phần xây dựng, phát huy truyền thống nhà trường.
VD: “Ngôi trường nhỏ trong bóng cây, Mái trường đỏ trong lá xanh, nơi tiếng hát vang lên thanh thanh. Ngôi trường nhỏ trong bóng cây, Mái trường đỏ trong lá xanh mà em quý, em yêu suốt đời…”.
Lời bài hát về “Trường Năng khiếu” đưa ta về một thời của ba mươi năm trước của Trường THCS Đặng Thai Mai hôm nay. Khuôn viên nhỏ hẹp với hai dãy nhà cấp 4 chỉ có 5 phòng học nhưng đã hình thành nơi ươm mầm cho những tài năng của Thành phố Vinh. Mảnh đất “non xanh nước biếc” của đất Lam Hồng nên thơ, với Làng Đỏ, Dũng Quyết, Bến Thủy,.. từng đẫm máu và hoa trong trang sử của quê hương đã hát lên bài ca xây dựng trên những hoang tàn, đổ nát sau chiến tranh.
Hơn 30 năm qua, với bao thăng trầm, biến cố, Trường THCS Đặng Thai Mai vẫn đứng vững, nối tiếp bề dày hiếu học và có bề dày thành tích trong thi cử và xây dựng trường. Lần những trang sử cũ để biết quá khứ gian khổ nhưng hào hùng, để mỗi chúng ta tự nhắc nhở mình hãy làm tốt hơn công việc của những người kế nhiệm, làm cho trường đẹp hơn, vun đắp dày thêm các thành tích và giữ gìn các nét đẹp truyền thống của trường THCS Đặng Thai Mai.
Dù chưa tập hợp được nhiều tư liệu, hình ảnh nhưng Phòng truyền thống cũng đã hình thành được 12 mảng giúp chúng ta hình dung được những nét cơ bản nhất về quá trình xây dựng và trưởng thành tạo nên vóc dáng của Trường hôm nay. Xin trân trọng giới thiệu cùng tất cả các thầy cô giáo, các em học sinh và các vị khách quý.
Từ cửa vào rẽ trái đi hết một vòng quanh phòng chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu qua 12 mảng truyền thống nhà trường:
Mảng 1: Tổng lược quá trình phát triển nhà trường.
Bản giới thiệu tổng lược quá trình hình thành và phát triển nhà trường. Sa bàn trường qua 3 địa điểm. Bài hát truyền thống nhà trường.
Mảng 2: Hình ảnh tiêu biểu các giai đoạn và khách quý về thăm trường
Giới thiệu một số hình ảnh tiêu biểu của các giai đoạn phát triển. Ảnh các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, khách nước ngoài về thăm trường.
Mảng 3: Cán bộ lãnh đạo của trường qua các thời kỳ
Giới thiệu lần lượt các hiệu trưởng, bí thư chi bộ, phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn qua các thời kỳ phát triển nhà trường.
Mảng 4: Khánh tiết và các danh hiệu cao của trường
Cờ Tổ Quốc, tượng Bác Hồ, lịch sử thành phố, lịch sử nhà trường. Các bằng công nhận danh hiệu cao nhất của trường, các giải cao của tập thể.
Mảng 5: Đội ngũ cán bộ giáo viên các thời kỳ
Giới thiệu một số hình ảnh cán bộ, giáo viên, nhân viên các tổ chuyên môn.
Mảng 6: Những học sinh xuất sắc tiêu biểu
Giới thiệu những gương mặt học sinh đạt giải thi Olympic Quốc tế.
Mảng 7: Hoạt động của các tổ chức đoàn thể
Giới thiệu hình ảnh hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể trong trường.
Mảng 8: Các thế hệ học sinh qua các thời kỳ
Giới thiệu hình ảnh các tập thể học sinh tiêu biểu qua các thời kỳ.
Mảng 9: Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và hoạt động xã hội
Giới thiệu hình ảnh hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, từ thiện,...
Mảng 10: Danh nhân Đặng Thai Mai
Giới thiệu ảnh, thân thế, sự nghiệp giáo sư, nhà văn Đặng Thai Mai.
Mảng 11: Các hoạt động dạy học và giáo dục của trường
Giới thiệu hình ảnh, tư liệu, sản phẩm về hoạt động dạy học, giáo dục.
Mảng 12: Những thành tích dạy và học
Giới thiệu tổng hợp số liệu về thành tích dạy và học 30 năm qua.
Mảng 1: Tổng lược quá trình phát triển nhà trường
Bản giới thiệu tổng lược quá trình hình thành và phát triển nhà trường.
Tiền thân là Trường bồi dưỡng năng khiếu Văn Toán cấp 2 thành phố Vinh lập năm 1978 – 1979 do thầy Đặng Văn Lượng phụ trách, chưa có cơ sở riêng, học gửi các lớp ở các trường PTCS Hưng Bình, Lê Mao, Hưng Dũng, Quang Trung.
Năm học 1982 – 1983 thành lập trường Năng khiếu Vinh do thầy Đậu Khắc Tuất làm hiệu trưởng, cơ sở trường đầu tiên ở đường Đinh Công Tráng, phường Lê Mao, diện tích 600m2, chỉ có 4 phòng học, 7 lớp, 130 học sinh chuyên cấp 2.
Năm học 1990 – 1991 trường chuyển sang địa điểm thứ 2 gần đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Lê Mao, diện tích 2200m2, số lớp tăng dần lên 16 lớp với gần 450 học sinh chuyên cấp 2 các bộ môn Văn, Toán, Nga, Anh, Lý và Văn Toán lớp 5 tiểu học.
Từ năm học 1997-1998, thực hiện Nghị quyết TƯ2 xóa trường chuyên cấp 2, trường đổi tên thành Trường THCS Đặng Thai Mai, ngừng tuyển lớp 5 Văn Toán, chuyển dần các lớp chuyên cấp 2 sang phổ thông, toàn diện chất lượng cao, số lớp tăng dần từ 16 lên 24 lớp với hơn 1100 học sinh các khối 6,7,8,9. Từ 2003 – 2007 trường có tên là Trường THCS bán công chất lượng cao Đặng Thai Mai.
Từ năm học 2006-2007 trường chuyển sang địa điểm thứ 3 (hiện nay) mặt đường Lê Hoàn, phường Hưng Phúc, diện tích 14 000m2, xây dựng mới đúng quy chuẩn, khang trang, dần dần bổ sung các trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, quản lý, số lớp tăng lên 28 lớp, năm 2009 đạt đỉnh về số học sinh là 1251 em. Được cấp bằng Đơn vị văn hóa xuất sắc cấp Tổng Liên đoàn lao động năm 2008. Được công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia năm 2009. Từ năm học 2009 – 2010, thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT trường lần lượt mở các lớp 2 ngoại ngữ Pháp - Anh và Anh – Nga, tạo lập quan hệ quốc tế.
Sa bàn trường qua 3 địa điểm.
Địa điểm 1 từ 1982 - 1990, mặt đường Đinh Công Tráng, Lê Mao, 600m2, chỉ có 2 dãy nhà cấp 4 với 4 phòng học, 2 phòng nhỏ cho ban giám hiệu, giáo viên.
Địa điểm 2 từ 1990 - 2006, gần đường Minh Khai, Lê Mao, 2200m2, xây dựng dần từ 2 dãy nhà cấp 4 gồm 7 phòng đến khi có 2 dãy nhà 3 tầng gồm 12 phòng học, 2 phòng thí nghiệm, 1 phòng họp hội đồng và 4 phòng nhỏ cho thư viện, ban giám hiệu, bộ phận hành chính.
Địa điểm 3 từ 2006, mặt đường Lê Hoàn, Hưng Phúc, 14000m2 gồm 3 khu nhà cao tầng, nhà giáo dục thể chất, sân vận động, vườn địa lí, vườn sinh học, gara, căng tin. Khu nhà học gồm 32 phòng học (hiện nay là 28 phòng học và 4 phòng máy chiếu để dạy bài giảng điện tử), phòng đoàn đội, phòng giáo viên, 2 phòng để đồ dùng dạy học dạy chứng minh trên lớp, bản đồ, tranh ảnh. Khu học chung gồm Thư viện, phòng Hội đồng (kiêm phòng Hội thảo – sinh hoạt Câu lạc bộ), 7 phòng học bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Âm nhạc, Ngoại ngữ, Tin học. Khu hành chính gồm phòng giáo viên, phòng giao ban, hiệu trưởng, 2 hiệu phó, chủ tịch công đoàn, kế toán, văn thư, y tế.
Bài hát truyền thống nhà trường.
Bài hát Trường Năng khiếu Vinh và đặc biệt là Bài hát Trường Đặng Thai Mai đều do nhà giáo ưu tú Võ Ngọc Phan sáng tác ca ngợi truyền thống trường.
Mảng 2: Hình ảnh tiêu biểu các giai đoạn và khách quý về thăm trường
Theo dòng thời gian ống kính nhiếp ảnh đã ghi lại được một số thời khắc tiêu biểu giúp ta hình dung phần nào sự phát triển của trường qua các giai đoạn, từ mấy căn nhà nhỏ bé, đơn sơ còn sót lại sau chiến tranh phá hoại của thời kỳ gian khó ban đầu đến một trường chuẩn quốc gia cao tầng, rộng rãi, khang trang, hiện đại. Trong nhiều thời khắc tiêu biểu ta luôn thấy sự hiện diện của các vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo ngành từ trung ương đến thành phố, thể hiện sự thường xuyên quan tâm, định hướng, tạo điều kiện cho nhà trường phát triển.
Ảnh Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm trường năm 1985 đang nói chuyện cùng với các đ/c lãnh đạo thành phố và thầy hiệu trưởng Đậu Khắc Tuất.
Ảnh lễ kỷ niệm 20/11/1986 trong sân trường bé nhỏ, bàn ghế đơn sơ và thầy hiệu trưởng Đậu Khắc Tuất đang đọc diễn văn trước các thầy cô giáo và học sinh.
Ảnh chụp chung thầy hiệu trưởng Đinh Văn Tấn cùng các đ/c lãnh đạo ngành, thành phố và giáo viên ngay sau lễ khai giảng năm học 1988 – 1989.
Ảnh chụp chung một cô giáo người Nga đến thăm trường với thầy cô giáo, học sinh các lớp chuyên Tiếng Nga năm 1989 khi đang ở cơ sở đầu tiên.
Ảnh Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hoàng Xuân Tùy thăm trường năm 1991.
Ảnh Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ Tĩnh Trần Đình Tiêu trao giải học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh cho học sinh của trường năm học 1991-1992.
Ảnh Bí thư thành ủy Vinh Trần Hữu Bản về dự lễ khai giảng năm học 1996-1997 và chụp ảnh chung với cán bộ, giáo viên toàn trường.
Ảnh Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng về dự lễ khai giảng và đánh trống khai trường năm học 1998 – 1999.
Ảnh Phó chủ tịch UBND Thành phố Vinh Phan Thị Quỳnh Trang về dự lễ khai giảng năm học 2000 – 2001 và chúc mừng thầy trò nhà trường.
Ảnh Phó bí thư thành ủy Vinh Phạm Xuân Cần về dự lễ khai giảng và nói chuyện với thầy trò toàn trường năm học 2005 – 2006.
Ảnh Phó chủ tịch Liên đoàn lao động Nghệ An Nguyễn Tử Phương trao bằng Đơn vị văn hóa xuất sắc cho trường trong lễ khai giảng năm học 2008 – 2009.
Các bức ảnh Phó thủ tướng-Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân chụp với giáo viên, học sinh về thăm khi và làm việc tại trường ngày 03/01/2009.
Ảnh Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An Lê Văn Ngọ và các đ/c chuyên viên Sở về thăm và làm việc tại trường năm 2009.
Ảnh Phó chủ tịch UBND thành Phố Vinh Nguyễn Hoài An trao bằng công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia kết hợp trong lễ tổng kết năm học 2008 – 2009.
Mảng 3: Cán bộ lãnh đạo của trường qua các thời kỳ
Đây là một số cán bộ lãnh đạo của Trường qua các thời kỳ, là Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ, Hiệu phó, Chủ tịch Công đoàn đã qua và đương nhiệm. Có thầy khuất núi, trở về với cõi vĩnh hằng, có thầy cô đã nghỉ hưu hay đang công tác ở trường hoặc chuyển trường, đảm đương công việc khác, nhưng trong mỗi người còn đầy ắp kỷ niệm về những năn tháng hoạt động sôi nổi, cống hiến cho sự phát triển của Trường, của giáo dục Thành phố Vinh và Tỉnh Nghệ An. Vừa làm công tác quản lý, các thầy cô rất tâm huyết với chuyên môn, trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đáng kể trong việc đào tạo những học sinh xuất sắc: học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia và cả học sinh giỏi quốc tế.
Thầy Đặng Văn Lượng người phụ trách Trường bồi dưỡng năng khiếu Văn toán cấp 2 Vinh - đơn vị tiền thân của trường từ 1978 -1982 (chưa có ảnh). Sau đó thầy làm hiệu trưởng trường THCS Trung Đô rồi nghỉ hưu 1999.
Thầy Đậu Khắc Tuất - Hiệu trưởng đầu tiên trường Năng Khiếu Vinh, đảm nhiệm từ 1982 – 1988, một thầy giáo giỏi về chuyên môn Toán, đã có nhiều đóng góp trong việc lập trường, đưa các hoạt động của nhà trường vào quy củ. Sau đó thầy nghỉ hưu và mất năm 1994.
Thầy Đinh Văn Tấn - Hiệu trưởng trường từ 1988 - 1994. Thầy có công trong việc di chuyển trường sang địa điểm thứ 2, một thầy giáo giỏi về chuyên môn Toán, là nguồn cảm hứng cho một giai đoạn nở rộ học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Sau đó thầy làm hiệu trưởng trường THCS Đông Vĩnh rồi nghỉ hưu 2004.
Thầy Đặng Thành Công - Thạc sỹ Toán học - Hiệu trưởng trường từ 1994 - 2007 - Bí thư chi bộ trường 2001 - 2007. Một thầy giáo giỏi về chuyên môn Toán, tâm huyết với sự phát triển toàn diện của học sinh - là người có công rất lớn trong việc xây dựng trường ở địa điểm thứ 2 và chuyển địa điểm, xây dựng trường sang địa điểm thứ 3 bề thế như hiện nay. Sau đó thầy làm hiệu trưởng THCS Bến Thủy.
Thầy Võ Hoàng Ngọc - Tiến sỹ Vật lý - Hiệu trưởng - Bí thư chi bộ trường từ 2007 - Tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi tại trường từ 1989 - Nguyên là Hiệu phó chuyên môn - Bí thư chi bộ của trường từ 1995 – 2001. Thầy là Hiệu trưởng THCS đầu tiên trong cả nước có học vị Tiến sỹ - góp phần tích cực đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục toàn diện, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học - quản lý, có công bổ sung hoàn thiện để trường được công nhận đơn vị văn hóa, trường đạt chuẩn quốc gia, thực thi chủ trương đa dạng hóa ngoại ngữ, phát triển quan hệ quốc tế.
Thầy Võ Ngọc Phan - Nhà giáo ưu tú - Chủ tịch Công đoàn trường 2001 - 2009 (giữ kỷ lục 21 năm làm BCH Công đoàn các cấp) - Tổ trưởng Tổ Toán Lý Hóa 1988 - 2009, có nhiều học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Thầy là tác giả của 2 ca khúc đi cùng năm tháng của trường “Hát về Trường Năng khiếu” và “Hành khúc trường Đặng Thai Mai”. Thầy đã nghỉ hưu từ 2009.
Thầy Dương Xuân Hồng - Thạc sỹ Văn học - Hiệu phó trường 1989 – 1995 (chưa có ảnh), đã tích cực đóng góp cho công tác chuyên môn nhà trường. Sau đó thầy làm hiệu phó THCS Vinh Tân, hiệu trưởng THCS Trường Thi, hiệu trưởng THCS Nghi Phú.
Cô Nguyễn Thị Thục - Hiệu phó trường 2001 - 2010 và là cô giáo gắn bó với trường từ 1985, miệt mài với công việc bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý, có nhiều học sinh đoạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia. Cô đã nghỉ hưu từ 2010.
Cô Quách Tú Phương - Thạc sỹ Toán học - Hiệu phó trường 2003 - 2007 và là giáo viên của trường từ 1995, có nhiều học sinh giỏi Toán cấp tỉnh, từ 2007 là chuyên viên Bộ Giáo Dục - Đào tạo.
Cô Nguyễn Thị Thu Hiền - Thạc sỹ Văn học - Hiệu phó trường từ 2009 - Bí thư đoàn trường 1998 – 2000, Tổ trưởng chuyên môn 2008, Chủ tịch công đoàn 2009 – 2010. Cô đã có nhiều đóng góp cho các hoạt động đoàn thể nhà trường.
Cô Tạ Thị Tường Vân - Hiệu phó trường từ 2010 - Nhiệt tình năng nỗ chăm lo hoạt động chuyên môn dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Cô Nguyễn Thị Kim Nga - Chủ tịch công đoàn 1996 – 2001.
Thầy Trần Mậu Sâm - Chủ tịch công đoàn trường từ 2010.
Cô Đào Thị Hồng Liên - Hiệu phó trường 1982 – 1989 (chưa có ảnh).
Cô Nguyễn Thị Tố Tâm - Chủ tịch công đoàn 1988 – 1995 (chưa có ảnh).
- Chuẩn bị cho phần giới thiệu của tiết sinh hoạt lớp.
Hãy hành động
Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động góp phần xây dựng, phát huy truyền thống nhà trường bằng việc làm cụ thể như: chuyên cần học tập; thân thiện với bạn bè; kính trọng thầy cô; giữ vệ sinh trường, lớp sạch sẽ; tích cực tham gia các phong trào của trường lớp.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây