Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Nếu có lỗi chính tả, các em hãy nhấn nút BÁO LỖI , giáo viên sẽ xử lí và cộng vip cho các em
BÀI 7: BỘ XƯƠNG
I. Lý thuyết
1. Các phần chính của bộ xương
- Chức năng của bộ xương:
+ Tạo khung \(\rightarrow\) hình dạng nhất định.
+ Chỗ bám cho cơ \(\rightarrow\) vận động dễ dàng.
+ Tạo thành các khoang chứa đựng và bảo vệ các nội quan trong cơ thể.
- Cấu tạo của bộ xương: gồm 3 phần chính là
+ Xương đầu: gồm xương sọ và xương mặt
- Xương sọ: gồm 8 xương ghép lại thành hộp sọ lớn chứa não.
- Xương mặt: nhỏ, có xương hàm bớt thô hơn so với động vật
+ Xương thân gồm: xương ức, xương sườn và xương sống
- Xương sống (cột sống) gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng.
- Xương sườn: gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực.
+ Xương chi (xương tay và xương chân)
Giống nhau: Đều có những phần tương tự nhau
Khác nhau: Về kích thước
Về cấu tạo đai vai, đai hông
Về sự sắp xếp của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.
- Tóm lại bộ xương của cơ thể người gồm:
2. Phân biệt các loại xương
- Căn cứ vào hình dạng và cấu tạo người ta chia làm 3 loại xương
Loại xương |
Đặc điểm |
Ví dụ |
Xương dài |
Có hình ống, ở giữa có tủy đỏ (ở trẻ em) hoặc tủy vàng (ở người trưởng thành) |
Xương cánh tay, xương đùi, xương cẳng chân |
Xương ngắn |
Kích thước ngắn |
Xương đốt sống, xương cổ chân, cổ tay … |
Xương dẹt |
Hình bản dẹt, mỏng |
Xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ |
3. Các khớp xương
- Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp.
- Có 3 loại khớp là: khớp động, khớp bán động và khớp bất động
|
Khớp động |
Khớp bán động |
Khớp bất động |
Mức độ vận động |
Cử động dễ dạng |
Cử động hạn chế |
Không cử động được |
Cấu tạo |
Hai đầu có lớp sụn trơn, bóng. Ở giữa có dịch khớp và dây chằng |
Phẳng, hẹp. Giữa hai đầu xương có đĩa sụn |
Có đường nối giữa hai xương là hình răng cưa sít với nhau |
Ví dụ |
Khớp ở tay, chân |
Khớp ở các đốt sống |
Khớp ở hộp sọ |
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK
Câu 1: Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?
Hướng dẫn trả lời :
Bộ xương người gồm 3 phần : xương đầu, xương thân và xương chi.
* Xương đầu gồm :
- Xương sọ gồm : xương trán, xương đỉnh, xương chẩm, xương thái dương
- Xương mặt gồm : xương gò má, xương mũi, xương hàm trên, xương hàm dưới.
* Xương thân : gồm xương sống và lồng ngực
- Cột sống gồm các đốt sống khớp với nhau. Mỗi đốt sống gồm : thân đốt, cung đốt sống, gai đốt sống, diện khớp sườn ở mõm ngang.
- Lồng ngực gồm : 12 đốt sống ngực, mỗi đốt nối với 1 đôi xương sườn, 10 đôi xương sườn trên nối với xương ức ở phía trước.
* Xương chi gồm : xương tay và xương chân
- Xương tay gồm : xương đòn và xương bả
+ Xương đai vai gồm : xương đòn và xương bả vai
+ Xương tay gồm : xương cánh tay, xương cẳng tay (xương trụ, xương xoay), xương cổ tay, xương bàn tay vag xương ngón tay
- Xương chân gồm : xương đai hông và xương chân
+ Xương đai hông gồm : xương cánh chậu và xương cùng
+ Xương chân gồm : xương đùi, xương cẳng chân (xương chày, xương mác), xương cổ chân, xương bàn chân, xương ngón chân và xương gót chân.
Câu 2: Sự khác nhau của xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với hoạt động của con người.
Hướng dẫn trả lời :
- Những đặc điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân :
+ Xương chân to, khỏe hơn xương tay, có xương bánh chè, phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, đứng thẳng, lao động
+ Xương tay có cấu tạo phù hợp chức năng lao động
- Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân giúp con người lao động năng suất cao và di chuyển dễ dàng
Câu 3: Nêu vai trò của từng loại khớp ?
Hướng dẫn trả lời :
- Vai trò của khớp động giúp cơ thể cử động dễ dàng, linh hoạt trong hoạt động lao động (tay, chân)
- Vai trò của khớp bán động giúp cơ thể cử động có hạn chế, tạo dáng đứng thẳng (cột sống)
- Vai trò của khớp bất động : cố định tạo khung bảo vệ bên trong (hộp sọ)
III. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Khớp xương là gì ? Cấu tạo của các loại khớp và ý nghĩa?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây