Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Công thức phân tử: C12H22O11
Phân tử khối: 342
I. TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN
- Trong tự nhiên saccarozơ có nhiều ở các loại thực vật như: mía, củ cải đường, thốt nốt,... và là thành phần chủ yếu của đường mía.
- Nồng độ saccarozơ trong nước mía có thể lên đến 13%.
Hình 1: Nhũng loại thực vật có chứa nhiều saccarozơ.
Ở nước ta, đường mía được sản xuất dưới nhiều dạng thương phẩm khác nhau như: Đường phèn là đường mía kết tinh ở dạng tinh thể lớn, đường cát là đường mía có lẫn tạp chất màu vàng, đường phên là đường mía được ép thành phên, còn nhiều tạp chất và có màu nâu sẫm, đường kính là saccarozơ dạng tinh thể nhỏ.
Hình 2: Một số dạng thương phẩm của từ saccarozơ.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
Saccarozơ là chất rắn kết tinh, không màu, có vị ngọt, dễ tan trong nước. Các tinh thể đường nếu để tách riêng thì không màu, nhưng khi để một lượng lớn tinh thể đường với nhau thì lại có màu trắng.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch saccarozơ vào ống nghiệm đựng bạc nitrat trong amoniac, đun nóng nhẹ.
Hiện tượng: Không hiện tượng gì xảy ra, chứng tỏ saccarozơ không có phản ứng tráng gương.
Thí nghiệm 2: Nhỏ 2ml dung dịch saccarozơ vào ống nghiệm, thêm một vài giọt H2SO4, đun nóng. Sau đó thêm NaOH vào để trung hòa lượng axit còn dư. Dung dịch thu được sau khi đã trung hòa hết axit dư được dẫn vào ống nghiệm chứa sẵn AgNO3 trong NH3.
Hiện tượng: Có lớp bạc trắng sáng bám xung quanh thành ống nghiệm
Nhận xét: Phản ứng tráng gương đã xảy ra, saccarozơ tuy không tham gia phản ứng tráng gương nhưng khi thủy phân saccarozơ trong môi trường axit thu được sản phẩm có thể tham gia phản ứng tráng gương là glucozơ
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
Saccarozơ glucozơ fructozơ
Fructozơ có công thức phân tử giống với glucozơ nhưng khác công thức cấu tạo, fructozơ ngọt hơn glucozơ.
Phản ứng thủy phân saccarozơ cũng có thể xảy ra ở nhiệt độ thường dưới tác dụng của enzim.
III. ỨNG DỤNG
Saccarozơ được dùng nhiều trong công nghệ thực phẩm, để sản xuất bánh kẹo, nước giải khát... Trong công nghiệp dược phẩm được dùng để pha chế thuốc.
IV. TỔNG KẾT
1. Saccarozơ có công thức phân tử C12H22O11, là chất kết tinh, không màu, vị ngọt và dễ tan trong nước.
2. Saccarozơ không có phản ứng tráng gương, bị thủy phân trong môi trường axit tạo thành glucozơ và fructozơ.
3. Saccarozơ là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp thực phẩm, là thức ăn cho con người.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây