Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
CHÚC MỪNG
Bạn đã nhận được sao học tập
Chú ý:
Thành tích của bạn sẽ được cập nhật trên bảng xếp hạng sau 1 giờ!
Lý thuyết SVIP
00:00
I. TÍNH DẺO
- Tiến hành các thí nghiệm
STT | Cách tiến hành | Hiện tượng | Giải thích |
1 | Dùng búa đạp một đoạn ruột bút chì. | Đoạn ruột bút chì có thành phần là cacbon bị mỡ vụn. | Cacbon là phi kim không có tính dẻo. |
2 | Dùng búa đạp một đoạn dây đồng. | Đoạn dây đồng không bị vỡ vụn mà chỉ bị dát mỏng hơn. | Đồng là kim loại có tính dẻo. |
3 | Dùng tay bẻ cong một đoạn dây nhôm. | Đoạn dây không bị gãy mà uốn cong theo lực bẻ. | Nhôm là kim loại có tính dẻo. |
- Kết luận: Kim loại có tính dẻo nên có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng, tạo nên các đồ vật khác nhau.
Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau.
Những kim loại có tính dẻo hơn cả là Au, Al, Cu, Ag, Sn…..Người ta có thể dát được những lá vàng mỏng tới 1/20 micrôn (1 micrôn =1/1000 mm) và ánh sáng có thể đi qua được.
Lá vàng mỏng 0,0001 mm.
@97526@
II. TÍNH DẪN ĐIỆN
- Thí nghiệm: Cho mạch điện như hình vẽ dưới đây, cắm phích vào nguồn điện.
- Hiện tượng: Bóng đèn sáng.
- Nhận xét: Dây đồng dẫn được điện, dẫn điện từ nguồn đến bóng đèn làm cho bóng đèn sáng.
- Kết luận: Kim loại có tính dẫn điện, các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Thứ tự về khả năng dẫn điện của kim loại: Ag (tốt nhất) > Cu > Al > Fe...
Do đó, một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện như dây đồng, nhôm ...
@97525@
III. TÍNH DẪN NHIỆT
- Thí nghiệm: Tính dẫn nhiệt của kim loại.
- Cách tiến hành: Gắn các thanh ốc lên một thanh sắt bằng sáp nến, đốt nóng thanh sắt bằng ngọn lửa đèn cồn.
- Hiện tượng: Các thanh ốc lần lượt rơi ra khỏi thanh sắt theo thứ tự từ phía gần đèn cồn rồi vào trong.
- Giải thích: Thanh sắt dưới sự đun nóng của đèn cồn dần nóng lên làm phần sáp nến gắn các thanh ốc với thanh sắt tan chảy, khiến các thanh ốc lần lượt rơi ra. Nhiệt được truyền dần từ điểm bị đốt nóng rồi vào phía còn lại của thanh sắt.
- Kết luận: Kim loại có tính dẫn nhiệt, các kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.
Do có tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác, nhôm, thép không gỉ (inox) được dùng làm dụng cụ nấu ăn.
IV. ÁNH KIM
- Hầu hết kim loại đều có ánh kim.
- Nhờ tính chất này, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.
@97527@
V. TỔNG KẾT
1. Kim loại có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có ánh kim.
2. Căn cứ vào tính chất vật lí, người ta sử dụng kim loại trong đời sống và sản xuất.
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!
OLMc◯2022
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây