Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lực ma sát SVIP
1. Khái niệm lực ma sát
Khi ta đẩy một vật trên mặt sàn, tay ta tác dụng vào vật một lực đẩy và mặt sàn tác dụng lên chỗ tiếp xúc giữa vật và sàn một lực làm cản trở chuyển động của vật.
Lực này là lực ma sát.
Lực ma sát phụ thuộc vào tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa các vật. Mặt tiếp xúc càng gồ ghề thì lực ma sát càng lớn.
- Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
- Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.
2. Lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Lực ma sát trượt cũng xuất hiện khi bóp phanh xe đạp. Lúc này lực xuất hiện do má phanh ép sát vào vành xe, cản trở chuyển động của bánh xe và làm xe nhanh chóng dừng lại.
3. Lực ma sát nghỉ
Khi tác dụng vào vật một lực song song với mặt tiếp xúc nhưng vật chưa chuyển động thì mặt tiếp xúc đó tác dụng vào vật một lực ma sát nghỉ cân bằng với ngoại lực.
Khi lực kéo đạt đến một giá trị xác định thì khối gỗ bắt đầu trượt. Lúc đó lực ma sát nghỉ có số đo lớn nhất.
Khi đã trượt, lực ma sát giữa gỗ và mặt bàn là lực ma sát trượt.
4. Tác dụng và ảnh hưởng của lực ma sát
Lực ma sát nghỉ do mặt đất tác dụng lên bàn chân có tác dụng thúc đẩy chuyển động của người đó.
Lực ma sát cũng cản trở chuyển động của vật, ví dụ: khi dùng cưa để cưa gỗ, ma sát trượt giữa mặt gỗ và mặt lưỡi cưa cản trở chuyển động của cưa, hay khi kéo, đẩy vật trên mặt sàn...
Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông. Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho bánh xe lăn trên đường không bị trượt.
Khi phanh, lực ma sát càng lớn thì xe dừng lại càng nhanh, tránh được các va chạm nguy hiểm. Lực ma sát cũng giúp xe không bị trượt khi xuống dốc.
Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật và có vai trò quan trọng trong an toàn giao thông đường bộ.
5. Lực cản của không khí
Ngoài các lực ma sát trượt, ma sát nghỉ, trong cuộc sống ta còn gặp lực cản giữa vật chuyển động với môi trường khí hoặc lỏng ở xung quanh.
Khi vật chuyển động trong không khí sẽ có lực cản của không khí tác dụng lên vật.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây