Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
BẾN QUÊ
(trích)
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng(1) đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, sắc màu đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn. Ừ cũng chả phải, Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ, chính vì thời tiết đã thay đổi, đã sắp lập thu(2) rồi, cái nóng hầm hập ở trong phòng cùng với thứ ánh sáng loa lóa vừa nhìn đã thấy chói cả mắt ở ngoài bờ sông Hồng không biết đã rút đi từ bao giờ.
Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này cũng phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng, ngay trước cửa sổ nhà mình.
Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên khẽ ẩy cái bát miến trên tay Liên ra. Anh ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng Tuấn cầm chiếc khăn bông tẩm nước ấm khẽ lau miệng, cằm và hai bên má cho mình.
Anh không dám nhìn vào mặt con. Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu hơn - một màu tím thẫm như bóng tối...
Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới, anh hỏi Liên:
- Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?
Liên giả vờ không nghe câu chồng hỏi. Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ.
- Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?
Liên vẫn không đáp và biết chồng đang nghĩ gì. Chị đưa những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai chồng:
- Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được.
Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá.
- Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm... mà em vẫn nín thinh.
- Có hề sao đâu... Miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này...
Ngừng một lát, Liên nói tiếp:
- Anh cứ tập tành và uống thuốc cho đều. Sang tháng mười, nhất định anh đi lại được.
- Vậy thì đầu hoặc giữa tháng mười một, anh sẽ đi Thành phố Hồ Chí Minh một chuyến.
Liên biết chồng nói đùa:
- Đi Thành phố Hồ Chí Minh thì chắc chẳng được nhưng anh có thể chống gậy đi trong nhà. Hoặc tiến triển tốt hơn, em có thể đỡ anh men cầu thang bước xuống một bậc... hoặc giá anh khỏe hơn, chúng mình có thể bước xuống hai bậc.
- Ừ, tưởng gì... nhất định đầu tháng mười anh sẽ đi ra được đến đầu cầu thang...
Liên đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai vừa cứng vừa lở loét của Nhĩ:
- Em đỡ anh nằm xuống nhé?
- Khoan. Em cần ra chợ hay đi đâu thì cứ đi. Khi nào mỏi anh sẽ gọi con.
Một lát sau Nhĩ còn nghe tiếng vợ đi lại dọn dẹp và dặn dò con điều gì đó. Liên hãm nước thuốc ở cái siêu đất ra chiếc bát chiết yêu(3), Nhĩ đoán thế, nghe tiếng nước rót ra lẫn mùi thuốc bắc bay vào nhà. Rồi Liên xuống thang, vẫn cái tiếng bước chân rón rén quen thuộc suốt cả một đời người đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm.
Chờ Liên xuống tầng dưới rồi Nhĩ mới lên tiếng:
- Tuấn, Tuấn à!
Anh con trai đánh trần ngồi tựa vào bức tường đầu cầu thang, tay nhặt rau muống, mặt cúi xuống một cuốn sách truyện dịch. Nghe bố gọi, Tuấn chạy vào trong tay vẫn cầm quyển sách dày cộm gập đôi:
- Bố mỏi rồi. Con đỡ bố nằm xuống nhé!
- Chưa... - đến lúc này Nhĩ mới ngắm kĩ đứa con trai. Nó là đứa thứ hai, gần một năm nay vắng nhà, đi học tận trong một thành phố phía nam và vừa mới trở về đêm qua. Anh thấy càng lớn thằng con anh càng có nhiều nét giống anh.
Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí mật gì đó trong cái vẻ lúng túng. Anh ngước nhìn ra ngoài cửa sổ một lần nữa rồi quay vào bất chợt hỏi:
- Đã bao giờ Tuấn... sang bên kia chưa hả?
- Sang đâu hả bố?
- Bên kia sông ấy!
Anh con trai đáp bằng vẻ hờ hững:
- Chưa...
Nhĩ tập trung hết sức còn lại để nói ra điều ham muốn cuối cùng của đời mình:
- Bây giờ con sang bên kia sông hộ bố...
- Để làm gì ạ?
- Chẳng để làm gì cả - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc. - Con hãy qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát rồi về...
Anh con trai cười:
- Bố đang sai con làm việc gì lạ thế?
- Hay là thế này nhé. - Nhĩ vẫn không hề thay đổi ý kiến. - Con cầm đi mấy đồng bạc xem bên ấy có hàng quán người ta bán bánh trái gì, con mua cho bố.
Anh con trai miễn cưỡng mặc quần áo, đội chiếc mũ nan rộng vành đề phòng đến trưa có thể nắng to - theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ - giắt vào người mấy đồng bạc.
Vừa nghe Tuấn nện lộp bộp đôi dép sa bô(4) xuống thang, Nhĩ đã thu hết tàn lực lết dần, lết dần trên chiếc phản gỗ. Nhấc mình ra được bên ngoài phiến nệm nằm, anh tưởng như mình vừa bay được một nửa vòng trái đất - trong một chuyến đi công tác ở một nước bên Mĩ La-tinh hai năm trước đây. Anh mệt lử. Và đau nhức. Ngồi lại nghỉ một chặng và chỉ muốn có ai đỡ cho để nằm xuống.
Nghe tiếng giậm thình thịch đều đặn ở bên kia đường. Nhĩ cúi xuống thở hổn hển để lấy lại sức rồi cất tiếng gọi yếu ớt: "Huệ ơi!".
Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cần thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: "Bác cần nằm xuống phải không ạ?". Nhĩ đáp trong hơi thở gấp gáp: "Ừ, ừ... chào cháu!". Cô bé nhảy lên phản, vừa mó vào người Nhĩ đã vội vã nhảy xuống, nó chạy ra đầu cầu thang cầm đoạn dây khẽ phất xuống bên dưới và gọi toáng lên:
- Vân ơi, Tam ơi, Hùng ơi!
Một lát sau, không phải chỉ có ba đứa mà cả một lũ trẻ ở tầng dưới lần lượt chạy lên:
- Chúng cháu chào bác ạ!
- Chào bác Nhĩ ạ!
Vây bọc bởi đám trẻ con đứng lố nhố chung quanh, Nhĩ nhận thấy hoàn cảnh của mình thật buồn cười, y như một chú bé mới đẻ đang toét miệng cười với tất cả, tận hưởng sự thích thú được chúng chăm sóc và chơi với.
Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất - từ mép tấm nệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.
Chúng giúp anh đặt một bàn tay lên bậu cửa sổ, kê cao thêm dưới mông anh bằng cả một chiếc chăn gập lại rồi sau đó mới bê cái chồng gối đặt sau lưng.
Chẳng biết thế nào mà sáng nay tất cả những ngón tay của chúng đều chua lòm mùi nước dưa, nhưng không sao, vì thế anh càng yêu lũ trẻ trong ngôi nhà mình.
Ngay lúc ấy, cái vật mà Nhĩ nhìn thấy trước tiên khi được ngồi sát ngay sau khuôn cửa sổ là một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên. Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông Hồng này vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia, cánh buồm nâu bạc trắng vẫn còn che lấp gần hết cái miền đất mơ ước.
Sát bên bờ của dải đất lở dốc đứng bên này, một đám đông khách đợi đò đứng nhìn sang. Người đi bộ, người dắt xe đạp. Một vài tốp đàn bà đi chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc xổ tóc ra bắt chấy. Nhĩ nhìn mãi đám khách nhưng vẫn không tìm thấy cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo đâu cả.
Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi dược đến hàng cây bằng lăng bên kia đường. Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố. Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không dứt ra được. Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày. Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết.
Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ anh, Liên vẫn còn mặc áo nâu và chít khăn mỏ quạ(7). So với ngày ấy, bây giờ Liên đã trở thành một người đàn bà thị thành. Tuy vậy, cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều tháng ngày bôn tẩu(8), tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này.
Con đò đã sang quá nửa sông, ngồi đây, Nhĩ đã có thể nhìn thấy rõ từng mảnh vá trên lá buồm cánh dơi in bật trên một vùng nước đỏ.
Giữa lúc Nhĩ đang nhìn thấy trong tưởng tượng chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mũ nạn rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dính phù sa - chợt nghe sau lưng có tiếng ho. Nhĩ quay lại.
Ông cụ giáo Khuyến tựa trên chiếc gậy song đang đứng bên phản. Đã thành lệ, buổi sáng nào ông cụ già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về cũng ghé vào hỏi thăm sức khỏe của Nhĩ.
- Cụ ạ - Nhĩ bắt đầu ra hiệu về phía đầu tấm nệm nằm của mình - cháu Huệ có gửi lại chìa khóa cho cụ.
- Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khỏe ra nhỉ?
- Dạ, con cũng thấy như hôm qua...
Chợt ông cụ già hàng xóm hốt hoảng quá! Ông cụ giáo Khuyến chợt nhận thấy mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi say mệ đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy. Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để thu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát(9) y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó.
Ngay lúc bấy giờ, chiếc đò mỗi ngày một chuyến đang chở khách qua lại hai bên sông Hồng vừa chạm mũi vào cái bờ đất lở dốc đứng phía bên này.
(Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập truyện ngắn,
NXB Văn học, Hà Nội, 1999)
Chú thích:
(*) Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989), quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, vào bộ đội năm 1950 và bắt đầu viết văn từ năm 1954. Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu - đặc biệt là các truyện ngắn - đã thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay. Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
Truyện ngắn Bến quê được in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. Văn bản đưa vào sách giáo khoa lược bỏ một đoạn ở phần đầu truyện.
(1) Bằng lăng: cây to, tán dày, lá hình bầu dục, hoa mọc thành cụm ở đầu cành, màu tím hồng, nở vào mùa hè. Bằng lăng phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.
(2) Lập thu: theo lịch cổ truyền Trung Quốc, mỗi năm có 24 tiết. Tiết lập thu là ngày bắt đầu mùa thu, thường vào đầu tháng tám dương lịch.
(3) Bát chiết yêu: bát to, loe miệng, phần từ giữa đến đáy thắt lại.
(4) Dép sa bô: dép đế dày, không có quai hậu.
(5) Chơi phá cờ thế: một lối chơi cờ tướng, người chơi tìm cách phá những thế cờ được bày sẵn.
(6) Tiêu sơ: đơn sơ, tiêu điều và hoang vắng.
(7) Khăn mỏ quạ: khăn chít đầu của phụ nữ, gấp chéo thành góc nhọn như mỏ quạ ở trước trán.
(8) Bôn tẩu: ngược xuôi đây đó để lo liệu công việc.
(9) Khoát khoát: giơ tay đưa mạnh về một hướng để ra hiệu.
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.
Cụm từ "Ngoài cửa sổ bấy giờ" thuộc thành phần gì trong câu văn trên?
Gọi tên thành phần in đậm trong câu sau:
Xây cái lăng ấy, cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.
(Làng - Kim Lân)
Gọi tên thành phần in đậm trong câu sau:
Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Gọi tên thành phần in đậm trong câu sau:
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn tay như vậy.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Gọi tên thành phần in đậm trong câu sau:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
(Kim Lân, Làng)
Gạch chân dưới thành phần khởi ngữ có trong câu sau:
1. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm mà lắc "Thế là một - hòa nhé!".
2. Làm khí tượng, ở được cao thế là lí tưởng.
Gạch chân dưới thành phần biệt lập có trong câu sau:
1. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm mà lắc "Thế là một - hòa nhé!".
2. Người đồng mình thương lắm con ơi.
Cho biết thành phần in đậm trong các câu sau là thành phần gì trong câu?
1. Một mình thì
- Thành phần khởi ngữ
- Thành phần gọi đáp
- Thành phần cảm thán
- Thành phần phụ chú
2. Còn mắt tôi thì
- Thành phần gọi đáp
- Thành phần phụ chú
- Thành phần khởi ngữ
- Thành phần tình thái
3. Làm khí tượng,
- Thành phần tình thái
- Thành phần khởi ngữ
- Thành phần cảm thán
- Thành phần phụ chú
4. Ôi,
- Thành phần cảm thán
- Thành phần phụ chú
- Thành phần gọi đáp
- Thành phần tình thái
- Thành phần gọi đáp
- Thành phần tình thái
- Thành phần phụ chú
- Thành phần cảm thán
Gạch chân dưới thành phần khởi ngữ hoặc trạng ngữ có trong các câu sau:
1. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
2. Ngay lúc bấy giờ, chiếc đò ngang mỗi ngày một chuyến chở khách qua lại hai bên sông Hồng vừa chạm mũi vào cái bờ dất dốc đứng phía bên này.
3. Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác với bất cứ ai.
4. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".
5. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.
Ghép các dòng sau sao cho hợp lí:
Phát hiện các thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?
1. Cả đám trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất - từ mép tấm nệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.
2. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
3. Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?
Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. (1) Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. (2) Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. (3) Và tôi thấy đau, ướt ở má.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Các từ in đậm trong đoạn văn trên thể hiện phép liên kết về hình thức nào?
Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: "Bác cần nằm xuống phải không ạ?".
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
Các từ in đậm trong đoạn văn trên thể hiện phép liên kết về hình thức nào?
Nhưng cái "com-pa" kia lấy làm bất bình lắm, tỏ vẻ khinh bỉ, cười kháy tôi như cười kháy một người Pháp không biết đến Nã Phá Luân, một người Mĩ không biết đến Hoa Thinh Đốn vậy! Rồi nói:
- Quên à! Phải, bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!
Tôi hoảng hốt đứng dậy nói:
- Đâu có phải thế! Tôi...
(Cố hương, Lỗ Tấn)
Các từ in đậm trong đoạn văn trên thể hiện phép liên kết về hình thức nào?
Ngay lúc bấy giờ, cái vật mà Nhĩ nhìn thấy trước tiên khi được ngồi sát ngay sau khuôn cửa sổ là một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên. Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông Hồng này vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia, cánh buồm nâu bạc trắng vẫn còn che lấp gần hết cái miền đất mơ ước.
Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng cách nào?
Gạch chân dưới câu có hàm ý trong đoạn sau:
Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới, anh hỏi Liên:
- Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?
Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi. Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ.
Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới, anh hỏi Liên:
- Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?
Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi.
Trước mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt đầu dồn về, những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
Hàm ý có trong câu in đậm trong đoạn văn trên là gì?
CHIẾM HẾT CHỖ
Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:
- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy!
Người nhà giàu nói:
- Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới đấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?
Người ăn mày đáp:
- Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!
(Theo Trương Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
Hàm ý của câu in đậm trong truyện cười trên là gì?
Tuấn hỏi Nam:
- Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
Nam bảo:
- Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
Hàm ý của câu in đậm trong đoạn hội thoại trên là gì?
Tuấn hỏi Nam:
- Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
Nam bảo:
- Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
Để tránh mất lòng bạn, lời đáp của Nam đã cố tình vi phạm phương châm hội thoại nào?
Tuấn hỏi Nam:
- Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
Nam bảo:
- Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
Câu nói in đậm trên đã tuân thủ đúng phương châm hội thoại nào?
Lan hỏi Huệ:
- Huệ báo cho Nam, Tuấn và Chi sáng mai đến trường chưa?
- Tớ báo cho Chi rồi. - Huệ đáp.
Hàm ý của câu in đậm trong đoạn trên là gì?
Lan hỏi Huệ:
- Huệ báo cho Nam, Tuấn và Chi sáng mai đến trường chưa?
- Tớ báo cho Chi rồi. - Huệ đáp.
Huệ đã cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
Có người chọn chia tay bằng nụ cười. Họ chỉ mỉm cười nhìn nhau, rồi quay lưng, mỗi người đi về một hướng riêng lẻ. Dẫu biết đoạn đường sắp tới chỉ còn mỗi mình độc bước, nhưng vẫn mỉm cười bước đi, vì cảm thấy ta đã yêu cầu rất đầy đủ, rất vui vẻ.
Và có cả những người chia tay bằng nỗi đau. Từ đôi môi trước đây nói những điều ngọt ngào, họ tuôn ra thứ câu chữ cay độc cứa vào tim nhau cho rỉ máu. Họ thậm chí nghĩ đến việc đem những bằng chứng tình yêu trưng ra để đối phương nhục nhã. Cho đến khi ngôn từ bất lực, họ buộc phải để bạo lực lên ngôi. Nhìn thấy con người ta từng yêu thương trở ra như vậy, thử hỏi, lòng người có chợt đau?
(Trích Chênh vênh hai lăm - Nguyễn Ngọc Thạch)
Bộ phận in đậm trong câu trên là thành phần gì của câu?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây