Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập 1 SVIP
Sọ Dừa
Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một nhà phú ông. Họ hiền lành, chịu khó nhưng đã ngoài năm mươi mà vẫn chưa có con.
Một hôm, trời nắng to, người vợ vào rừng hái củi cho chủ, khát nước quá mà không tìm thấy suối. Thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống. Thế rồi, bà có mang.
Chẳng bao lâu, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa bé không chân không tay, tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm, toan vứt đi thì đứa con bảo:
– Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.
Nghĩ lại, thấy thương con, bà đành để con lại nuôi và đặt tên cho nó là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì. Một hôm, bà mẹ than phiền:
– Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày thì chẳng được tích sự gì. Sọ Dừa nói:
– Gì chứ chăn bò thì con chăn cũng được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con đến ở chăn bò.
Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? Nhưng mà nuôi nó thì được cái ít tốn cơm, công sá chẳng là bao, hơn nuôi đứa khác nhiều. Thôi cứ thử xem!
Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.
Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế, cô gái biết Sọ Dừa không phải người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng.
Cuối mùa ở, Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Bà mẹ hết sức sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ cũng chiều lòng, đành kiếm buồng cau mang đến nhà phú ông. Phú ông cười mỉa:
– Ừ, được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà mẹ về nói với Sọ Dừa, nghĩ là con thôi hẳn việc đòi lấy vợ. Không ngờ Sọ Dừa bảo với mẹ rằng sẽ có đủ những thứ ấy.
Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sinh lễ. Lại có cả chục gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Phú ông hoa cả mắt. Lão lúng túng nói với bà cụ.
– Để ta hỏi con gái ta, xem có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa không đã.
Lão gọi ba con gái ra, hỏi lần lượt từng người một. Hai cô chị bĩu môi, chê bai. Còn cô út e lệ, cúi mặt xuống, tỏ ý bằng lòng. Phú ông đành phải nhận lễ và gả cô con gái út cho So Dừa.
Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu cả. Bỗng một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út của phú ông từ phòng cô dâu đi ra. Mọi người đều sửng sốt, mừng rỡ. Còn hai cô chị vợ của Sọ Dừa thì vừa tiếc, vừa ghen tức.
Hai vợ chồng Sọ Dừa ở với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra thông minh khác thường, ngày đêm miệt mài đèn sách, chờ khoa thi. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.
Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước. Một con cá kình nuốt chửng cô vào bụng. Sẵn có con dao, cô em đâm chết cá, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt biển, rồi dạt vào một hòn đảo. Cô lại lấy dao khoét bụng cá chui ra, lấy hai hòn đá cọ mạnh vào nhau, bật lửa lên, rồi xẻo thịt cá nướng ăn, sống qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu. Hai quả trứng cũng nở thành một đôi gà đẹp, làm bạn với cô giữa cảnh đảo hoang vắng. Một hôm, có thuyền cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Con gà trống nhìn thấy, gáy to ba lần:
Ò...ó.......
Phải thuyền quan trạng nước cô tôi về.
Quan trạng cho thuyền vào xem. Vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Về nhà, quan trạng mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong buồng không cho ra mắt. Hai cô chị không hay biết gì hết, khấp khởi mừng thầm, chắc mẩm chuyến này được thay em làm bà trạng. Hai cô chị tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro rồi khóc nức nở ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì. Tiệc xong, quan trạng cho gọi vợ ra. Hai người chị xấu hổ quá, lẻn ra về lúc nào không ai hay và từ đó bỏ đi biệt xứ.
(Theo Ngữ văn 6, tập một, Nguyễn Khắc Phi (TCB) Sđd)
Truyện Em bé thông minh và Sọ Dừa có sự khác nhau ở phương diện nào?
EM BÉ THÔNG MINH
Ngày xưa, có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu ông cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Ông bèn dừng ngựa lại hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công. Quan bèn hỏi tên họ, làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.
Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Khi dân làng nhận được lệnh vua thì ai nấy đều tưng hửng và lo lắng, không hiểu thế là thế nào. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn, vẫn không có cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới, mọi người đều coi là một tai họa. Việc đến tai em bé con nhà thợ cày. Em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng làm thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo việc đó.
- Ðã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu, con ạ!
Nhưng đứa con quả quyết:
- Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi mọi việc.
Người cha vội ra đình trình bày câu chuyện với dân làng. Mọi người nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường vào kinh. Ðến hoàng cung, con bảo cha đứng ở ngoài, còn mình thì nhè lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu vào, phán hỏi:
- Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
- Tâu đức vua – em bé vờ vĩnh đáp – mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:
- Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, cha mày là giống đực làm sao mà đẻ được!
Em bé bỗng tươi tỉnh:
- Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!
Vua cười, bảo:
- Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?
- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới cho một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé bảo cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.
Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Ðể dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, yêu cầu xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan nhìn nhau. Không trả lời được câu đó oái oăm ấy tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu v.v… Nhưng, tất cả mọi cách đều vô hiệu, bao nhiêu ông Trạng và các nhà thông thái triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Khi một viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:
Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…
rồi bảo:
- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các quan triều thần nghe nói thì mừng lắm. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
Liền đó, vua phong cho em bé làm Trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han.
(Theo Ngữ văn 6, tập 1, Nguyễn Khắc Phi (TCB), Sđd)
Nhân vật em bé thông minh đại diện cho điều gì?
Em bé thông minh
Ngày xưa, có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Ông bèn dừng ngựa lại hỏi:
– Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
– Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công. Quan bèn hỏi tên họ, làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.
Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Khi dân làng nhận được lệnh vua thì ai nấy đều tưng hửng và lo lắng, không hiểu thế là thế nào. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn, vẫn không có cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới, mọi người đều coi là một tai hoạ. Việc đến tai em bé con nhà thợ cày. Em liền bảo cha:
– Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.
– Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu, con ạ!
Nhưng đứa con quả quyết:
– Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi mọi việc.
Người cha vội ra đình trình bày câu chuyện với dân làng. Mọi người nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường vào kinh. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhè lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:
– Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
– Tâu đức vua – em bé vờ vĩnh đáp – mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:
– Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực làm sao mà đẻ được!
Em bé bỗng tươi tỉnh:
– Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!
Vua cười, bảo:
– Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?
– Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
– Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim. Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.
Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau. Không trả lời được câu đố oái oăm ấy tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu, v.v... Nhưng, tất cả mọi cách đều vô hiệu. Bao nhiêu ông trạng và các nhà thông thái được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:
Tang tình tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang,
Tang tình tang...
rồi bảo:
– Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên, con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
Liền đó, vua phong cho em bé làm trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han.
(Theo Ngữ văn 6, tập một, Nguyễn Khắc Phi (TCB) Sđd)
Sức hấp dẫn của truyện Em bé thông minh chủ yếu được tạo ra từ yếu tố nào dưới đây?
Em bé thông minh
Ngày xưa, có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Ông bèn dừng ngựa lại hỏi:
– Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
– Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công. Quan bèn hỏi tên họ, làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.
Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Khi dân làng nhận được lệnh vua thì ai nấy đều tưng hửng và lo lắng, không hiểu thế là thế nào. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn, vẫn không có cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới, mọi người đều coi là một tai hoạ. Việc đến tai em bé con nhà thợ cày. Em liền bảo cha:
– Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.
– Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu, con ạ!
Nhưng đứa con quả quyết:
– Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi mọi việc.
Người cha vội ra đình trình bày câu chuyện với dân làng. Mọi người nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường vào kinh. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhè lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:
– Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
– Tâu đức vua – em bé vờ vĩnh đáp – mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:
– Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực làm sao mà đẻ được!
Em bé bỗng tươi tỉnh:
– Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!
Vua cười, bảo:
– Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?
– Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
– Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim. Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.
Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau. Không trả lời được câu đố oái oăm ấy tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu, v.v... Nhưng, tất cả mọi cách đều vô hiệu. Bao nhiêu ông trạng và các nhà thông thái được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:
Tang tình tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang,
Tang tình tang...
rồi bảo:
– Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên, con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
Liền đó, vua phong cho em bé làm trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han.
(Theo Ngữ văn 6, tập một, Nguyễn Khắc Phi (TCB) Sđd)
Truyện Em bé thông minh được kể theo lời của ai?
Em bé thông minh
Ngày xưa, có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Ông bèn dừng ngựa lại hỏi:
– Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
– Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công. Quan bèn hỏi tên họ, làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.
Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Khi dân làng nhận được lệnh vua thì ai nấy đều tưng hửng và lo lắng, không hiểu thế là thế nào. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn, vẫn không có cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới, mọi người đều coi là một tai hoạ. Việc đến tai em bé con nhà thợ cày. Em liền bảo cha:
– Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.
– Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu, con ạ!
Nhưng đứa con quả quyết:
– Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi mọi việc.
Người cha vội ra đình trình bày câu chuyện với dân làng. Mọi người nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường vào kinh. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhè lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:
– Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
– Tâu đức vua – em bé vờ vĩnh đáp – mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:
– Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực làm sao mà đẻ được!
Em bé bỗng tươi tỉnh:
– Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!
Vua cười, bảo:
– Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?
– Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
– Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim. Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.
Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau. Không trả lời được câu đố oái oăm ấy tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu, v.v... Nhưng, tất cả mọi cách đều vô hiệu. Bao nhiêu ông trạng và các nhà thông thái được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:
Tang tình tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang,
Tang tình tang...
rồi bảo:
– Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên, con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
Liền đó, vua phong cho em bé làm trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han.
(Theo Ngữ văn 6, tập một, Nguyễn Khắc Phi (TCB) Sđd)
Tiếng cười trong truyện Em bé thông minh mang ý nghĩa gì?
Sọ Dừa
Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một nhà phú ông. Họ hiền lành, chịu khó nhưng đã ngoài năm mươi mà vẫn chưa có con.
Một hôm, trời nắng to, người vợ vào rừng hái củi cho chủ, khát nước quá mà không tìm thấy suối. Thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống. Thế rồi, bà có mang.
Chẳng bao lâu, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa bé không chân không tay, tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm, toan vứt đi thì đứa con bảo:
– Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.
Nghĩ lại, thấy thương con, bà đành để con lại nuôi và đặt tên cho nó là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì. Một hôm, bà mẹ than phiền:
– Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày thì chẳng được tích sự gì. Sọ Dừa nói:
– Gì chứ chăn bò thì con chăn cũng được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con đến ở chăn bò.
Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? Nhưng mà nuôi nó thì được cái ít tốn cơm, công sá chẳng là bao, hơn nuôi đứa khác nhiều. Thôi cứ thử xem!
Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.
Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế, cô gái biết Sọ Dừa không phải người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng.
Cuối mùa ở, Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Bà mẹ hết sức sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ cũng chiều lòng, đành kiếm buồng cau mang đến nhà phú ông. Phú ông cười mỉa:
– Ừ, được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà mẹ về nói với Sọ Dừa, nghĩ là con thôi hẳn việc đòi lấy vợ. Không ngờ Sọ Dừa bảo với mẹ rằng sẽ có đủ những thứ ấy.
Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sinh lễ. Lại có cả chục gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Phú ông hoa cả mắt. Lão lúng túng nói với bà cụ.
– Để ta hỏi con gái ta, xem có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa không đã.
Lão gọi ba con gái ra, hỏi lần lượt từng người một. Hai cô chị bĩu môi, chê bai. Còn cô út e lệ, cúi mặt xuống, tỏ ý bằng lòng. Phú ông đành phải nhận lễ và gả cô con gái út cho So Dừa.
Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu cả. Bỗng một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út của phú ông từ phòng cô dâu đi ra. Mọi người đều sửng sốt, mừng rỡ. Còn hai cô chị vợ của Sọ Dừa thì vừa tiếc, vừa ghen tức.
Hai vợ chồng Sọ Dừa ở với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra thông minh khác thường, ngày đêm miệt mài đèn sách, chờ khoa thi. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.
Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước. Một con cá kình nuốt chửng cô vào bụng. Sẵn có con dao, cô em đâm chết cá, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt biển, rồi dạt vào một hòn đảo. Cô lại lấy dao khoét bụng cá chui ra, lấy hai hòn đá cọ mạnh vào nhau, bật lửa lên, rồi xẻo thịt cá nướng ăn, sống qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu. Hai quả trứng cũng nở thành một đôi gà đẹp, làm bạn với cô giữa cảnh đảo hoang vắng. Một hôm, có thuyền cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Con gà trống nhìn thấy, gáy to ba lần:
Ò...ó.......
Phải thuyền quan trạng nước cô tôi về.
Quan trạng cho thuyền vào xem. Vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Về nhà, quan trạng mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong buồng không cho ra mắt. Hai cô chị không hay biết gì hết, khấp khởi mừng thầm, chắc mẩm chuyến này được thay em làm bà trạng. Hai cô chị tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro rồi khóc nức nở ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì. Tiệc xong, quan trạng cho gọi vợ ra. Hai người chị xấu hổ quá, lẻn ra về lúc nào không ai hay và từ đó bỏ đi biệt xứ.
(Theo Ngữ văn 6, tập một, Nguyễn Khắc Phi (TCB) Sđd)
Điền vào chỗ trống.
Truyện Sọ Dừa thuộc thể loại cổ tích
- thần kì
- loài vật
- thế tục
Sọ Dừa
Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một nhà phú ông. Họ hiền lành, chịu khó nhưng đã ngoài năm mươi mà vẫn chưa có con.
Một hôm, trời nắng to, người vợ vào rừng hái củi cho chủ, khát nước quá mà không tìm thấy suối. Thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống. Thế rồi, bà có mang.
Chẳng bao lâu, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa bé không chân không tay, tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm, toan vứt đi thì đứa con bảo:
– Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.
Nghĩ lại, thấy thương con, bà đành để con lại nuôi và đặt tên cho nó là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì. Một hôm, bà mẹ than phiền:
– Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày thì chẳng được tích sự gì. Sọ Dừa nói:
– Gì chứ chăn bò thì con chăn cũng được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con đến ở chăn bò.
Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? Nhưng mà nuôi nó thì được cái ít tốn cơm, công sá chẳng là bao, hơn nuôi đứa khác nhiều. Thôi cứ thử xem!
Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.
Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế, cô gái biết Sọ Dừa không phải người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng.
Cuối mùa ở, Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Bà mẹ hết sức sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ cũng chiều lòng, đành kiếm buồng cau mang đến nhà phú ông. Phú ông cười mỉa:
– Ừ, được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà mẹ về nói với Sọ Dừa, nghĩ là con thôi hẳn việc đòi lấy vợ. Không ngờ Sọ Dừa bảo với mẹ rằng sẽ có đủ những thứ ấy.
Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sinh lễ. Lại có cả chục gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Phú ông hoa cả mắt. Lão lúng túng nói với bà cụ.
– Để ta hỏi con gái ta, xem có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa không đã.
Lão gọi ba con gái ra, hỏi lần lượt từng người một. Hai cô chị bĩu môi, chê bai. Còn cô út e lệ, cúi mặt xuống, tỏ ý bằng lòng. Phú ông đành phải nhận lễ và gả cô con gái út cho So Dừa.
Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu cả. Bỗng một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út của phú ông từ phòng cô dâu đi ra. Mọi người đều sửng sốt, mừng rỡ. Còn hai cô chị vợ của Sọ Dừa thì vừa tiếc, vừa ghen tức.
Hai vợ chồng Sọ Dừa ở với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra thông minh khác thường, ngày đêm miệt mài đèn sách, chờ khoa thi. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.
Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước. Một con cá kình nuốt chửng cô vào bụng. Sẵn có con dao, cô em đâm chết cá, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt biển, rồi dạt vào một hòn đảo. Cô lại lấy dao khoét bụng cá chui ra, lấy hai hòn đá cọ mạnh vào nhau, bật lửa lên, rồi xẻo thịt cá nướng ăn, sống qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu. Hai quả trứng cũng nở thành một đôi gà đẹp, làm bạn với cô giữa cảnh đảo hoang vắng. Một hôm, có thuyền cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Con gà trống nhìn thấy, gáy to ba lần:
Ò...ó.......
Phải thuyền quan trạng nước cô tôi về.
Quan trạng cho thuyền vào xem. Vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Về nhà, quan trạng mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong buồng không cho ra mắt. Hai cô chị không hay biết gì hết, khấp khởi mừng thầm, chắc mẩm chuyến này được thay em làm bà trạng. Hai cô chị tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro rồi khóc nức nở ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì. Tiệc xong, quan trạng cho gọi vợ ra. Hai người chị xấu hổ quá, lẻn ra về lúc nào không ai hay và từ đó bỏ đi biệt xứ.
(Theo Ngữ văn 6, tập một, Nguyễn Khắc Phi (TCB) Sđd)
Nối tên nhân vật với kiểu nhân vật tương ứng.
Sọ Dừa
Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một nhà phú ông. Họ hiền lành, chịu khó nhưng đã ngoài năm mươi mà vẫn chưa có con.
Một hôm, trời nắng to, người vợ vào rừng hái củi cho chủ, khát nước quá mà không tìm thấy suối. Thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống. Thế rồi, bà có mang.
Chẳng bao lâu, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa bé không chân không tay, tròn như một quả dừa. Bà buồn lắm, toan vứt đi thì đứa con bảo:
– Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp.
Nghĩ lại, thấy thương con, bà đành để con lại nuôi và đặt tên cho nó là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn không khác lúc nhỏ, cứ lăn lông lốc trong nhà, chẳng làm được việc gì. Một hôm, bà mẹ than phiền:
– Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày thì chẳng được tích sự gì. Sọ Dừa nói:
– Gì chứ chăn bò thì con chăn cũng được. Mẹ cứ nói với phú ông cho con đến ở chăn bò.
Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao? Nhưng mà nuôi nó thì được cái ít tốn cơm, công sá chẳng là bao, hơn nuôi đứa khác nhiều. Thôi cứ thử xem!
Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.
Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như thế, cô gái biết Sọ Dừa không phải người phàm trần. Cô đem lòng yêu, có của ngon vật lạ đều giấu đem cho chàng.
Cuối mùa ở, Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Bà mẹ hết sức sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ cũng chiều lòng, đành kiếm buồng cau mang đến nhà phú ông. Phú ông cười mỉa:
– Ừ, được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà mẹ về nói với Sọ Dừa, nghĩ là con thôi hẳn việc đòi lấy vợ. Không ngờ Sọ Dừa bảo với mẹ rằng sẽ có đủ những thứ ấy.
Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sinh lễ. Lại có cả chục gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà phú ông. Phú ông hoa cả mắt. Lão lúng túng nói với bà cụ.
– Để ta hỏi con gái ta, xem có đứa nào ưng lấy thằng Sọ Dừa không đã.
Lão gọi ba con gái ra, hỏi lần lượt từng người một. Hai cô chị bĩu môi, chê bai. Còn cô út e lệ, cúi mặt xuống, tỏ ý bằng lòng. Phú ông đành phải nhận lễ và gả cô con gái út cho So Dừa.
Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu cả. Bỗng một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út của phú ông từ phòng cô dâu đi ra. Mọi người đều sửng sốt, mừng rỡ. Còn hai cô chị vợ của Sọ Dừa thì vừa tiếc, vừa ghen tức.
Hai vợ chồng Sọ Dừa ở với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra thông minh khác thường, ngày đêm miệt mài đèn sách, chờ khoa thi. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.
Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước. Một con cá kình nuốt chửng cô vào bụng. Sẵn có con dao, cô em đâm chết cá, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt biển, rồi dạt vào một hòn đảo. Cô lại lấy dao khoét bụng cá chui ra, lấy hai hòn đá cọ mạnh vào nhau, bật lửa lên, rồi xẻo thịt cá nướng ăn, sống qua ngày, chờ có thuyền đi qua thì gọi vào cứu. Hai quả trứng cũng nở thành một đôi gà đẹp, làm bạn với cô giữa cảnh đảo hoang vắng. Một hôm, có thuyền cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Con gà trống nhìn thấy, gáy to ba lần:
Ò...ó.......
Phải thuyền quan trạng nước cô tôi về.
Quan trạng cho thuyền vào xem. Vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Về nhà, quan trạng mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong buồng không cho ra mắt. Hai cô chị không hay biết gì hết, khấp khởi mừng thầm, chắc mẩm chuyến này được thay em làm bà trạng. Hai cô chị tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro rồi khóc nức nở ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì. Tiệc xong, quan trạng cho gọi vợ ra. Hai người chị xấu hổ quá, lẻn ra về lúc nào không ai hay và từ đó bỏ đi biệt xứ.
(Theo Ngữ văn 6, tập một, Nguyễn Khắc Phi (TCB) Sđd)
Điểm chung giữa truyện Em bé thông minh và Sọ Dừa là đều có
NON-BU VÀ HENG-BU
(Truyện cổ tích Hàn Quốc)
Ngày xưa, ở một làng nọ có hai anh em tên là Non-bu (Nol Bu) và Heng-bu (Heng Bu). Người em là Heng-bu tốt bụng, hiền hành, còn người anh là Non-bu tham lam, xấu tính.
Heng-bu chẳng nhận được tài sản gì của cha để lại nhưng vẫn siêng năng làm lụng, không ganh ghét ai. Tuy bị người anh giành hết tài sản, chàng vẫn không trách oán, giận hờn. Khi gặp người có hoàn cảnh nghèo khổ hơn mình, chàng thường tìm cách giúp đỡ.
Năm nọ, lũ lụt dâng cao, mùa màng thất bát, nhà Heng-bu lâm vào cảnh ngặt nghèo. Heng-bu đành tìm đến nhà anh trai Non-bu nhờ giúp đỡ.
- Không có, không có đâu. Đi đi!
Non-bu giận dữ quát tháo và đuổi Heng-bu ra khỏi nhà. Dù vậy, Heng-bu không chút oán trách, lê bước trở về.
Thế rồi mùa đông lạnh lẽo qua đi, mùa xuân ấm áp đến. Có đôi chim nhạn từ đâu bay đến làm tổ dưới mái hiên nhà Heng-bu, đẻ trứng và nuôi nấng chim non. Một buổi sáng nọ, Heng-bu chuẩn bị ra đồng làm việc thì thấy một con trăn đang trườn đến định bắt chim non ăn thịt. Heng-bu đuổi được trăn đi nhưng một con nhạn non đã bị rơi từ trên tổ xuống đất, gãy một chân. Heng-bu và vợ bèn lấy thuốc bôi và cẩn thận băng bó vết thương bằng một mẫu vải nhỏ để chân chim mau lành. Mùa thu đến, bầy nhạn từ biệt gia đình Heng-bu, liệng một vòng quanh sân rồi bay về phương nam.
Một mùa xuân ấm áp nữa lại đến. Heng-bu thấy chim nhạn bay trở về. Đó chính là con chim đã được Heng-bu chữa lành đôi chân. Chim nhạn nhả xuống trước mặt chàng một vật gì đang ngậm trong mỏ. Đó là một hạt bầu. Heng-bu vui mừng đem hạt giống gieo trên một mảnh đất nhỏ. Cây bầu lớn nhanh như thổi, những quả to tròn lủng lẳng trên giàn, Heng-bu vui mừng hái những quả bầu xuống.
Quả đầu tiên được bổ ra, trân châu tuôn ào ạt.
Quả thứ hai được bổ ra, bên trong đầy hồng ngọc.
Quả thứ ba, thứ tư tuôn ra toàn tiền vàng, tiền bạc.
Từ đó, gia đình Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.
Tin đồn đến tai người anh. Non-bu rất ngạc nhiên và tò mò muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Hắn nghĩ chắc là Heng-bu đã đi ăn trộm ăn cướp nên mới giàu được như thế và quyết định đến mắng em trai một trận, rồi giành lấy của cải mang về. Non-bu đến gặp Heng-bu thì thấy nhà em trai sang trọng như cung điện của vua. Heng-bu hết lòng hết dạ đón tiếp anh trai. Thấy vợ Heng-bu dọn ra nhiều thức ăn đến mức muốn gãy cả chân bàn, Non-bu bèn mắng:
- Này thằng Heng-bu kia, ai đã dạy mày đi ăn trộm ăn cướp đấy? Nếu mày không nói thật thì tao lôi cổ lên quan ngay bây giờ.
- Anh trai à, em đi đâu mà ăn trộm ăn cướp được nhiều thứ thế này chứ? Thật sự không phải vậy đâu ạ.
- Mình này, chúng ta cũng mau mau đi bắt một con chim nhạn thôi.
Mùa đông năm đó, hai vợ chồng người anh cứ đi ra đi vào trông chờ chim nhạn. Một ngày nọ, có đôi chim từ đâu bay đến làm tổ dưới hiên nhà. Chờ mãi mà chẳng có con chim nào rơi xuống nên Non-bu bèn kéo một con nhạn non ra khỏi tổ, bẽ gãy chân rồi nói:
- Trời ơi, thật là tội nghiệp! Con trăn đã cắn vào chân mày rồi. Tao sẽ bôi thuốc chữa cho, đừng quên trả ơn đấy nhé.
Nói rồi, Non-bu bôi thuốc vào chân chim và lấy mẩu vải quấn lại. Mùa thu đến, khi thấy con nhạn bị thương sắp bay về phương nam, Non-bu phấn khởi bảo:
- Này, nhạn à, khi mày suýt chết thì được tao cứu, đúng không? Sang năm, vào mùa xuân, đừng quên mang nhiều hạt bầu về nhé.
Mùa xuân sau đó, chim nhạn bị thương lại bay trở về, nhả hạt bầu mà nó ngậm trong mỏ xuống trước mặt Non-bu. Người anh mừng rỡ, vội vàng nhặt lấy hạt giống đem trồng. Cuối cùng, cây bầu cũng kết được mười quả như mong chờ.
Quả bầu đầu tiên vừa được bổ thì một ánh chớp lóe lên kéo theo tiếng nổ. Từ quả bầu tuôn ra không phải vàng bạc mà toàn là các tráng sĩ tay cầm gậy. Non-bu bị đánh khắp mình, vợ chồng Non-bu vô cùng hoảng sợ.
- Mi là tên Non-bu xấu xa cố tình bẻ gãy chân của con chim nhạn, đúng không?
Các tráng sĩ vừa vung gậy đánh vừa quát lên. Sau đó, họ còn yêu cầu Non-bu nộp năm nghìn lượng bạc mới tha mạng.
Tuy bị đánh một trận tơi bời nhưng Non-bu lại bổ tiếp quả bầu khác. Lần này cũng không phải châu báu đầy ắp như mong đợi mà là một bọn cướp bề ngoài vô cùng dữ dằn nhảy xổ ra. Bọn cướp đập vỡ nhà Non-bu, lục lọi khắp nơi lấy hết tài sản và lúa gạo mang đi.
Bây giờ tài sản Non-bu chỉ còn mỗi cái nhà nát, nhưng hắn vẫn bổ trái bầu tiếp theo. Lần này thì một bọn yêu tinh hung tợn xuất hiện.
- Chúng tao đến đây để trừng trị tên Non-bu xấu tính.
Nghe tiếng yêu tinh, những trái bầu còn lại tự mở ra và thêm rất nhiều yêu tinh khác xuất hiện.
Non-bu giờ đây trở thành ăn mày, chẳng còn một xu. Đó là hình phạt cho tâm địa xấu xa và thói tham lam của Non-bu.
Nghe tin anh trai nghèo khổ, suy sụp, Heng-bu vội chạy đến tìm và mời gia đình anh trai về sống cùng với mình. Nghe em trai nói vậy, Non-bu ôm chầm lấy em khóc nức nở.
(Theo Phan Thị Thu Hiền (CB), Hợp tuyển văn học dân gian Hàn Quốc, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017)
Ý kiến sau đúng hay sai?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Non-bu và Heng-bu là truyện cổ tích tiêu biểu của Việt Nam, được rất nhiều bạn đọc là thiếu nhi yêu thích. |
|
NON-BU VÀ HENG-BU
(Truyện cổ tích Hàn Quốc)
Ngày xưa, ở một làng nọ có hai anh em tên là Non-bu (Nol Bu) và Heng-bu (Heng Bu). Người em là Heng-bu tốt bụng, hiền hành, còn người anh là Non-bu tham lam, xấu tính.
Heng-bu chẳng nhận được tài sản gì của cha để lại nhưng vẫn siêng năng làm lụng, không ganh ghét ai. Tuy bị người anh giành hết tài sản, chàng vẫn không trách oán, giận hờn. Khi gặp người có hoàn cảnh nghèo khổ hơn mình, chàng thường tìm cách giúp đỡ.
Năm nọ, lũ lụt dâng cao, mùa màng thất bát, nhà Heng-bu lâm vào cảnh ngặt nghèo. Heng-bu đành tìm đến nhà anh trai Non-bu nhờ giúp đỡ.
- Không có, không có đâu. Đi đi!
Non-bu giận dữ quát tháo và đuổi Heng-bu ra khỏi nhà. Dù vậy, Heng-bu không chút oán trách, lê bước trở về.
Thế rồi mùa đông lạnh lẽo qua đi, mùa xuân ấm áp đến. Có đôi chim nhạn từ đâu bay đến làm tổ dưới mái hiên nhà Heng-bu, đẻ trứng và nuôi nấng chim non. Một buổi sáng nọ, Heng-bu chuẩn bị ra đồng làm việc thì thấy một con trăn đang trườn đến định bắt chim non ăn thịt. Heng-bu đuổi được trăn đi nhưng một con nhạn non đã bị rơi từ trên tổ xuống đất, gãy một chân. Heng-bu và vợ bèn lấy thuốc bôi và cẩn thận băng bó vết thương bằng một mẫu vải nhỏ để chân chim mau lành. Mùa thu đến, bầy nhạn từ biệt gia đình Heng-bu, liệng một vòng quanh sân rồi bay về phương nam.
Một mùa xuân ấm áp nữa lại đến. Heng-bu thấy chim nhạn bay trở về. Đó chính là con chim đã được Heng-bu chữa lành đôi chân. Chim nhạn nhả xuống trước mặt chàng một vật gì đang ngậm trong mỏ. Đó là một hạt bầu. Heng-bu vui mừng đem hạt giống gieo trên một mảnh đất nhỏ. Cây bầu lớn nhanh như thổi, những quả to tròn lủng lẳng trên giàn, Heng-bu vui mừng hái những quả bầu xuống.
Quả đầu tiên được bổ ra, trân châu tuôn ào ạt.
Quả thứ hai được bổ ra, bên trong đầy hồng ngọc.
Quả thứ ba, thứ tư tuôn ra toàn tiền vàng, tiền bạc.
Từ đó, gia đình Heng-bu trở nên vô cùng giàu có.
Tin đồn đến tai người anh. Non-bu rất ngạc nhiên và tò mò muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Hắn nghĩ chắc là Heng-bu đã đi ăn trộm ăn cướp nên mới giàu được như thế và quyết định đến mắng em trai một trận, rồi giành lấy của cải mang về. Non-bu đến gặp Heng-bu thì thấy nhà em trai sang trọng như cung điện của vua. Heng-bu hết lòng hết dạ đón tiếp anh trai. Thấy vợ Heng-bu dọn ra nhiều thức ăn đến mức muốn gãy cả chân bàn, Non-bu bèn mắng:
- Này thằng Heng-bu kia, ai đã dạy mày đi ăn trộm ăn cướp đấy? Nếu mày không nói thật thì tao lôi cổ lên quan ngay bây giờ.
- Anh trai à, em đi đâu mà ăn trộm ăn cướp được nhiều thứ thế này chứ? Thật sự không phải vậy đâu ạ.
- Mình này, chúng ta cũng mau mau đi bắt một con chim nhạn thôi.
Mùa đông năm đó, hai vợ chồng người anh cứ đi ra đi vào trông chờ chim nhạn. Một ngày nọ, có đôi chim từ đâu bay đến làm tổ dưới hiên nhà. Chờ mãi mà chẳng có con chim nào rơi xuống nên Non-bu bèn kéo một con nhạn non ra khỏi tổ, bẽ gãy chân rồi nói:
- Trời ơi, thật là tội nghiệp! Con trăn đã cắn vào chân mày rồi. Tao sẽ bôi thuốc chữa cho, đừng quên trả ơn đấy nhé.
Nói rồi, Non-bu bôi thuốc vào chân chim và lấy mẩu vải quấn lại. Mùa thu đến, khi thấy con nhạn bị thương sắp bay về phương nam, Non-bu phấn khởi bảo:
- Này, nhạn à, khi mày suýt chết thì được tao cứu, đúng không? Sang năm, vào mùa xuân, đừng quên mang nhiều hạt bầu về nhé.
Mùa xuân sau đó, chim nhạn bị thương lại bay trở về, nhả hạt bầu mà nó ngậm trong mỏ xuống trước mặt Non-bu. Người anh mừng rỡ, vội vàng nhặt lấy hạt giống đem trồng. Cuối cùng, cây bầu cũng kết được mười quả như mong chờ.
Quả bầu đầu tiên vừa được bổ thì một ánh chớp lóe lên kéo theo tiếng nổ. Từ quả bầu tuôn ra không phải vàng bạc mà toàn là các tráng sĩ tay cầm gậy. Non-bu bị đánh khắp mình, vợ chồng Non-bu vô cùng hoảng sợ.
- Mi là tên Non-bu xấu xa cố tình bẻ gãy chân của con chim nhạn, đúng không?
Các tráng sĩ vừa vung gậy đánh vừa quát lên. Sau đó, họ còn yêu cầu Non-bu nộp năm nghìn lượng bạc mới tha mạng.
Tuy bị đánh một trận tơi bời nhưng Non-bu lại bổ tiếp quả bầu khác. Lần này cũng không phải châu báu đầy ắp như mong đợi mà là một bọn cướp bề ngoài vô cùng dữ dằn nhảy xổ ra. Bọn cướp đập vỡ nhà Non-bu, lục lọi khắp nơi lấy hết tài sản và lúa gạo mang đi.
Bây giờ tài sản Non-bu chỉ còn mỗi cái nhà nát, nhưng hắn vẫn bổ trái bầu tiếp theo. Lần này thì một bọn yêu tinh hung tợn xuất hiện.
- Chúng tao đến đây để trừng trị tên Non-bu xấu tính.
Nghe tiếng yêu tinh, những trái bầu còn lại tự mở ra và thêm rất nhiều yêu tinh khác xuất hiện.
Non-bu giờ đây trở thành ăn mày, chẳng còn một xu. Đó là hình phạt cho tâm địa xấu xa và thói tham lam của Non-bu.
Nghe tin anh trai nghèo khổ, suy sụp, Heng-bu vội chạy đến tìm và mời gia đình anh trai về sống cùng với mình. Nghe em trai nói vậy, Non-bu ôm chầm lấy em khóc nức nở.
(Theo Phan Thị Thu Hiền (CB), Hợp tuyển văn học dân gian Hàn Quốc, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017)
Điền vào chỗ trống.
Xung đột chính trong truyện cổ tích Non-bu và Heng-bu là xung đột
- xã hội
- gia đình
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây