Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song. Tia SVIP
1. Hai đường thẳng cắt nhau, song song
Nếu hai đường thẳng chỉ có một điểm chung, ta nói rằng hai đường thẳng đó cắt nhau. Điểm chung được gọi là giao điểm của hai đường thẳng.
Nếu hai đường thẳng không có điểm chung nào, ta nói hai đường thẳng đó song song với nhau.
Ví dụ:
Trong hình 1 ta có hai đường thẳng $a$ và $b$ cắt nhau tại giao điểm A.
Hình 1
Trong hình 2 ta có hai đường thẳng $c$ và $d$ song song với nhau.
Hình 2
Chú ý: Từ nay về sau, khi nói hai đường thẳng mà không nói gì thêm, ta hiểu đó là hai đường thẳng phân biệt.
2. Tia
Ta kí hiệu đường thẳng trong hình 3 là $xy$. Trên đường thẳng đó ta lấy điểm O, ta có hai tia O$x$ và O$y$.
Hình 3
Mỗi điểm O trên một đường thẳng chia đường thẳng đó thành hai phần, mỗi phần gọi là một tia gốc O.
Chú ý:
- Từ một điểm O kẻ một vạch thẳng về một phía của điểm O để biểu diễn một tia gốc O.
- Nếu A là một điểm tùy ý trên tia Ox, ta có thể gọi tia Ox là tia OA (Hình 4).
Hình 4
- Khi viết (đọc) tia, ta phải viết (đọc) gốc của tia trước.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây