Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Bài giảng giúp học sinh:
- Chia sẻ (khởi động).
- Tìm hiểu nội dung văn bản.
VƯỜN CỦA ÔNG TÔI
Tôi sinh ra ở thành phố. Bà nội tôi sống dưới quê. Lần đầu về quê, tôi được bà dẫn ra thăm vườn. Đến cạnh cái bể nước, bà chỉ vào cây mít:
– Ông mất từ ngày nó chưa ra quả.
Tới giữa vườn, bà trỏ cây nhãn:
– Lúc ông đi, nó mới cao bằng cháu.
Ra bờ ao, đến bên cây sung cành lá xoà xuống gần mặt nước, bà kể:
– Cây này ông trồng, rồi ông uốn nó xuống để cho cá ăn sung.
Vườn của ông, theo lời chỉ dẫn của bà, có nhiều thứ cây. Chuối um tùm sau nhà. Trước sân là năm cây cau cao vút. Dưới gốc cây cau thứ nhất, đứng ở thềm nhìn ra là bể nước. Giữa quãng cách của những cây cau là hoa dành dành và hoa mẫu đơn. Bà kể thêm:
– Tất cả đều do ông trồng từ trước. Lụi cây nào, bà bảo các chú trồng lại cây ấy, đúng như khi ông còn sống.
Mảnh vườn nhỏ, lúc tôi đã đủ trí khôn để nhớ, có cả cam, mận, chanh, bưởi nữa. Riêng cây xoan, cây khế thì mọc tít ở ngoài ngõ, gần cổng. Trong vườn còn có lá lốt, lá mơ, ngải cứu, khoai sọ,...
Vào vườn, tôi nhớ đến ông và tự hình dung ra ông đã trồng cây, cặm cụi vun xới ra sao. Dù chỉ hoàn toàn là tưởng tượng nhưng bóng hình ông không thể phai nhạt khi vườn cây còn mãi xanh tươi.
Tết đến, hoa mận nở trắng. Sang xuân lại có hoa bưởi, hoa chanh, hoa nhãn. Mẫu đơn thì đơm bông cả bốn mùa. Đêm giao thừa nào bà tôi cũng làm một mâm cơm cúng đặt lên bể nước để mời ông về vui với con cháu và để cho cây vườn đỡ nhớ.
(Theo Phong Thu)
Lần đầu về quê, bạn nhỏ được bà giới thiệu cho biết về những cây nào trong vườn?
VƯỜN CỦA ÔNG TÔI
Tôi sinh ra ở thành phố. Bà nội tôi sống dưới quê. Lần đầu về quê, tôi được bà dẫn ra thăm vườn. Đến cạnh cái bể nước, bà chỉ vào cây mít:
– Ông mất từ ngày nó chưa ra quả.
Tới giữa vườn, bà trỏ cây nhãn:
– Lúc ông đi, nó mới cao bằng cháu.
Ra bờ ao, đến bên cây sung cành lá xoà xuống gần mặt nước, bà kể:
– Cây này ông trồng, rồi ông uốn nó xuống để cho cá ăn sung.
Vườn của ông, theo lời chỉ dẫn của bà, có nhiều thứ cây. Chuối um tùm sau nhà. Trước sân là năm cây cau cao vút. Dưới gốc cây cau thứ nhất, đứng ở thềm nhìn ra là bể nước. Giữa quãng cách của những cây cau là hoa dành dành và hoa mẫu đơn. Bà kể thêm:
– Tất cả đều do ông trồng từ trước. Lụi cây nào, bà bảo các chú trồng lại cây ấy, đúng như khi ông còn sống.
Mảnh vườn nhỏ, lúc tôi đã đủ trí khôn để nhớ, có cả cam, mận, chanh, bưởi nữa. Riêng cây xoan, cây khế thì mọc tít ở ngoài ngõ, gần cổng. Trong vườn còn có lá lốt, lá mơ, ngải cứu, khoai sọ,...
Vào vườn, tôi nhớ đến ông và tự hình dung ra ông đã trồng cây, cặm cụi vun xới ra sao. Dù chỉ hoàn toàn là tưởng tượng nhưng bóng hình ông không thể phai nhạt khi vườn cây còn mãi xanh tươi.
Tết đến, hoa mận nở trắng. Sang xuân lại có hoa bưởi, hoa chanh, hoa nhãn. Mẫu đơn thì đơm bông cả bốn mùa. Đêm giao thừa nào bà tôi cũng làm một mâm cơm cúng đặt lên bể nước để mời ông về vui với con cháu và để cho cây vườn đỡ nhớ.
(Theo Phong Thu)
Vì sao hình bóng của ông không bao giờ phai nhạt trong lòng người thân? (Chọn 2 đáp án)
Nếu là bạn nhỏ trong câu chuyện, em sẽ làm gì để gìn giữ vườn cây của ông được nguyên vẹn như khi ông còn sống? (Chọn 4 đáp án)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây