Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc hiểu văn bản SVIP
ĐẤT NƯỚC
Nguyễn Đình Thi
I. THỰC HÀNH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003), là một nghệ sĩ đa tài, trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp.
- Đặc điểm thơ: vừa tự do phóng khoáng; vừa hàm súc, sâu lắng, suy tư; có những tìm tòi theo xu hướng hiện đại.
- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (1996).
- Bài thơ Đất nước tiêu biểu cho sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Đình Thi.
- Hoàn cảnh ra đời: trong kháng chiến chống Pháp, bài thơ được tác giả suy ngẫm, sáng tác từ 1948 - 1955; kết hợp từ hai bài thơ Sáng mát trong (1948) và Đêm mít tinh (1949); đoạn cuối hoàn thành sau chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
- Cảm hứng chủ đạo: suy ngẫm về đất nước trong chiến tranh đau thương nhưng anh dũng, bất khuất.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Mùa thu đất nước
a. Mùa thu Hà Nội trong quá khứ
- Hình ảnh: sáng mát trong, gió, hương cốm, lá rơi, thềm nắng.
- Biện pháp tu từ: so sánh, liệt kê.
- Từ ngữ: từ láy tượng thanh xao xác; từ ngữ gợi hình, gợi cảm chớm lạnh, hơi may…
=> Mùa thu đặc trưng Hà Nội: thơ mộng, vắng lặng, đượm buồn.
- Hình ảnh con người:
"Người ra đi / đầu không ngoảnh lại Sau lưng / thềm nắng / lá rơi đầy" |
b. Mùa thu Việt Bắc ở hiện tại
- Cảm hứng mùa thu gắn liền với cảm hứng về đất nước, mùa thu đất trời gắn liền với mùa thu cách mạng.
- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi tràn đầy sức sống; mùa thu độc lập, tự chủ…
+ Cụm từ "Nước chúng ta" - trang nghiêm, trang trọng.
+ Điệp từ "những" - hình ảnh đất nước trù phú, mênh mông.
+ Từ láy "đêm đêm", "rì rầm" - sự liên tưởng về mối quan hệ giữa hiện tại và quá khứ.
=> Bức tranh thu: đẹp, tươi vui, tràn đầy sức sống.
=> Cảm xúc tác giả: vui sướng, tự hào về quyền làm chủ đất nước tươi đẹp và giàu truyền thống lịch sử.
* Sự chuyển biến cảm xúc của nhân vật trữ tình:
- Mùa thu xưa: trầm lắng, bâng khuâng hoài niệm, buồn.
- Mùa thu nay: sôi nổi, say sưa, vui sướng tự hào.
=> Gắn với sự chuyển biến tất yếu của hiện thực cách mạng, của lịch sử đất nước: từ đất nước mất chủ quyền đã trở thành đất nước độc lập.
2. Đất nước trong đau thương mà quật cường, anh dũng
a. Đất nước trong đau thương
- Hình ảnh: Cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan đầy nước mắt, đứa đè cổ, đứa lột da.
-> Hình ảnh chọn lọc, vừa tả thực vừa khái quát.
+ Biện pháp: Liệt kê, nhân hóa, đối lập.
+ Giọng điệu:
=> Cảm xúc tác giả: đau buồn, xót xa căm hờn, gửi gắm tình yêu tha thiết đối với đất nước.
b. Đất nước quật khởi
- Hình ảnh: Ôm đất nước những người áo vải, đứng lên thành những anh hùng, gốc lúa, bờ tre, tiếng căm hờn.
+ Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Ðã bật lên những tiếng căm hờn.
+ Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà
- Biện pháp tu từ: Liệt kê, nhân hóa, ẩn dụ.
- Giọng điệu: mạnh mẽ, hào hùng.
-> Đất nước đầy uất hận, bật lên nỗi căm hờn, biết vượt qua đau thương để chiến đấu và chiến thắng.
-> Cảm xúc tác giả: tự hào, tràn đầy niềm tin và tinh thần lạc quan.
* Hình tượng đất nước trong khổ thơ cuối : Bức tượng đài hiên ngang, hào hùng, rạng rỡ:
- Hình thức thể hiện: thơ 6 chữ cô đúc, rắn rỏi.
- Hình ảnh thực tế được nhân hoá, khái quát hoá, kết hợp với sự linh hoạt, nhuần nhị trong việc đưa thành ngữ "tức nước vỡ bờ" vào thơ.
- Giọng điệu hào hùng, sảng khoái, tràn đầy niềm tự hào.
=> Tạo nên vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ đã khái quát được sức vươn dậy thần kỳ của dân tộc Việt Nam chúng ta.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Từ mùa thu của thiên nhiên, nhà thơ thể hiện niềm vui sướng và tự hào của con người được làm chủ đất nước và khẳng định sức sống của dân tộc. Đất nước thật hùng vĩ, thiêng liêng trang trọng vĩ đại và anh hùng.
2. Nghệ thuật
- Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa khái quát cao, mang đậm lối tư duy và màu sắc hiện đại.
- Ngôn ngữ lắng đọng, cô đúc.
- Sử dụng sáng tạo, phong phú các biện pháp tu từ.
- Thể thơ tự do, nhịp điệu khi nhanh, khi chậm; kết hợp với việc lựa chọn sử dụng hình ảnh có tính khái quát cao, phù hợp với việc diễn tả nội dung tư tưởng và mạch cảm xúc của tác giả.
-> Cách đọc văn bản thơ tự do:
+ Tìm hiểu tri thức khái quát về thể loại, tác giả, tác phẩm.
+ Chú ý mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình.
+ Phân tích, cảm nhận ý nghĩa của từ ngữ, câu thơ, hình ảnh đặc sắc.
+ Khai thác hiệu quả các biện pháp tu từ.
+ Kết nối các yếu tố hình thức nghệ thuật để lĩnh hội nội dung, chủ đề văn bản.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây