Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi học kì II - Sở giáo dục và Đào tạo Huyện Bắc Ninh SVIP
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông, như suối Lên thác, xuống ghềnh Không lo cực nhọc |
a) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Xác định thể thơ của đoạn trích?
c) Em hiểu “người đồng mình” được nhà thơ nhắc tới là những ai? Qua đoạn thơ, tác giả đã làm nổi bật những vẻ đẹp nào của “người đồng mình”?
Hướng dẫn giải:
Câu 1. (3,0 điểm)
a. Tác phẩm "Nói với con" của nhà thơ Y Phương
b. Thể thơ tự do
c.
- "Người đồng mình" là những người dân vùng núi, những người đồng bào ở nơi mà con được sinh ra
- Những vẻ đẹp của "người đồng mình":
+ Vượt qua nỗi buồn, gian nan, thử thách... hơn nữa luôn nuôi chí lớn, nỗ lực phấn đấu đi lên
+ Dù cuộc sống gian nan, vất vả, "người đồng mình" vẫn suốt đời gắn bó thủy chung, không chê bai, không một lời than thở
+ Sống lạc quan, mạnh mẽ như thiên nhiên (sông, suối) chấp nhận những thác ghềnh để rút ra những bài học quí báu
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định qua đoạn trích sau:
…Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Bên ngoài nóng trên 30 độ, chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung…hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. Đêm nào xe cũng nườm nượp ngoài đường. Ban đêm chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu. Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó vui. Chỉ khổ đứa phải trực máy điện thoại trong hang.
(Trích Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập 2)
Hướng dẫn giải:
Câu 3. (5,0 điểm)
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật sẽ phân tích
- Đoạn trích cần phân tích để làm rõ vẻ đẹp nhân vật
b. Thân bài
- Khái quát: thông tin chủ yếu về nhân vật (tên tuổi, hoàn cảnh vào chiến trường,...), vị trí của nhân vật trong tác phẩm.
- Phân tích, bình luận:
+ Hoàn cảnh chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ vô cùng khó khăn: "Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa." "Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần." Từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp về sự can đảm, không quản ngại khó khăn.
+ Nhiệm vụ gian khổ, nguy hiểm đã khiến người đọc một lần nữa thấy được vẻ đẹp gan dạ, dám đương đầu với thử thách khó khăn của Phương Định.
+ Lạc quan, yêu đời, mơ mộng: "Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ.", "Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó vui. "
- Đánh giá, nhận xét:
+ Phương Định là cô gái can đảm, vui vẻ, lạc quan,... hình tượng nhân vật điển hình cho những chiến sĩ trong các tác phẩm văn học.
+ Từ nhân vật Phương Định, người đọc sẽ nhận ra được sự cống hiến, sống hết mình, có lí tưởng.
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận về nhân vật
- Liên hệ bản thân