Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi học kì II - Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Củ Chi SVIP
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè... Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng! Một tiếng người phục vụ ân cần yêu thương quan tâm, gần gũi…Và chắc chắn không phải là chiêm bao.
(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” - Phạm Lữ Ân)
Câu 1: Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập và một phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn trích. (1.0 điểm)
Câu 2: Trong đoạn trích, theo tác giả thì tại sao con người cần dùng tiếng nói? (1,0 điểm)
Câu 3: Từ câu “Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng!", em hiểu thông điệp tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta là gì?
(Trả lời ngắn gọn trong khoảng 2 - 3 dòng) (1.0 điểm)
Hướng dẫn giải:
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Câu 1:
- Thành phần tình thái: "chắc chắn"
- Phép lặp: "chúng ta"
Câu 2: Trong đoạn trích, theo tác giả con người cần dùng tiếng nói để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu và để được lắng nghe.
Câu 3: Thông điệp
- Khuyên nhủ con người đừng trao đổi với nhau qua những kênh mạng xã hội, cần phải gặp gỡ trực tiếp để hiểu thấu những tâm tư, tình cảm và để có được sự gắn bó khi nhìn thấy nhau.
- Bên cạnh đó, tác giả có mang đến thông điệp về giá trị của việc kết nối khi gặp gỡ những người xung quanh, đặc biệt là người thân.
Câu 4:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc “Mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2: (5,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Cảm nhận vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hai nhân vật: Anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" - Nguyễn Thành Long và Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê.
Đề 2: Cảm nhận ước mơ khát vọng Thanh Hải gửi gắm trong tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”:
|
Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác hoặc trong thực tế đời sống để thấy được thông điệp sống có ước mơ khát vọng luôn được lan tỏa đến mọi người.
Hướng dẫn giải:
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1
a. Mở bài:
- Dẫn dắt
- Nêu vấn đề nghị luận: "Mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.
b. Thân bài:
- Giải thích: "Mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” là như thế nào?
- Biểu hiện: Những người "Mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” là người ra sao?
- Luận điểm 1: Ý nghĩa của việc "Mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” là gì?
- Luận điểm 2: Chúng ta cần rèn luyện những gì để có phẩm chất ấy?
- Mở rộng, phản đề
c. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của việc "Mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” với giới trẻ.
- Liên hệ bản thân
Câu 2
Đề 1:
Gợi ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu: Anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" - Nguyễn Thành Long và Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê.
b. Thân bài:
- Khái quát về hai nhân vật trong tác phẩm
- Phân tích, bình luận (có thể phân tích song song cả hai nhân vật, có thể đi phân tích từng nhân vật)
*Nhân vật anh thanh niên:
- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên
- Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp
- Phong cách sống cao đẹp
- Đại diện cho người lao động, hi sinh thầm lặng
(Mỗi luận điểm đều có những phân tích và luận cứ cụ thể)
* Nhân vật Phương Định
- Có lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha
- Dũng cảm, gan dạ, kiên cường, không sợ hiểm nguy
- Tinh thần lạc quan, có trách nhiệm với công việc
- Đại diện cho những nữ thanh niên xung phong
* Điểm giống nhau:
- Họ đều là những anh hùng, đều có lí tưởng sống
- Đều rất dũng cảm, dám đương đầu với khó khăn
- Đề là những con người đại diện cho thế hệ trẻ sống cống hiến, hi sinh hết mình
* Điểm khác nhau:
- Môi trường làm việc, hoàn cảnh sống
- Công việc và những đóng góp khác nhau
* Nhận xét, đánh giá
- Họ là đại diện cho thế hệ trẻ về việc sống có lí tưởng, có niềm tin, có sự cống hiến
- Họ để lại trong lòng người đọc những dư vang về những bài học có giá trị trong cuộc sống
- Thế hệ trẻ sẽ học tập được gì từ những con người như anh thanh niên và Phương Định
c. Kết bài
- Khẳng định lại vẻ đẹp phẩm chất của các nhân vật
- Suy nghĩ của cá nhân em
Đề 2:
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, bài thơ
- Dẫn dắt đoạn thơ (trích dẫn thơ)
b. Thân bài
- Khái quát về hoàn cảnh, xuất xứ, tóm lược về mạch cảm xúc của bài thơ
- Phân tích, bình luận
+ Khổ 4: Khát vọng hóa thân thành những vẻ đẹp của cuộc đời.
- Ước nguyện được hóa thân làm con chim hót, làm một cành hoa, làm một nốt trầm xao xuyến nhập vào hòa ca làm đẹp tươi cuộc sống.
- Điệp ngữ “ta làm” thể hiện một ước nguyện tha thiết, chân thành và cũng rất dứt khoát.
- Những hình ảnh “con chim hót, “cành hoa,”nốt trầm” vừa giản dị vừa mang tính biểu trưng cho những gì là tươi đẹp của cuộc sống.
- Ước nguyện của tác giả không là những gì cao siêumà giản dị, chân thành. Song chính vì vậy làm xúc động sâu sắc lòng người.
- Tiểu kết
+ Khổ 5: Khát vọng hóa thân thành mùa xuân vĩnh hằng.
- Tất cả những ước nguyện đó chính là ước nguyện được hóa thân làm một mùa xuân nho nhỏ hòa nhập trong mùa xuân bất tận của đất trời, tạo vật, lòng người…hiến dâng cho đời lặng lẽ (ý nghĩa biểu tượng mùa xuân; các từ nho nhỏ, lặng lẽ thể hiện được sự khiêm tốn, giản dị trong ước nguyện của tác giả).
- Ước nguyện hiến dâng cho đời của tác giả là ước nguyện tha thiết cháy bỏng suốt cuộc đời:
“Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” |
- Điệp ngữ “dù là” mang sắc thái khẳng định.
- Tiểu kết
- Liên hệ với một bài thơ khác: Viếng lăng Bác của Viễn Phương (chủ yếu phân tích ở ước nguyện của nhà thơ khi khao khát muốn ở lại gần Bác)
- Đánh giá, nhận xét
+ Về ước nguyện chân thành của các tác giả góp phần làm tươi đẹp cho đời, làm tấm gương cho bao thế hệ thanh niên học tập
+ Những ước nguyện, cống hiến đó đã tác động như thế nào đến thế hệ trẻ
c. Kết bài
- Khẳng định lại về nội dung, nghệ thuật, bài học được tác phẩm gửi gắm
- Liên hệ bản thân