Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra giữa học kì I - Đề số 3 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
BẠN NHỎ TRONG RỪNG
Lán địa chất của bố tôi ở trong rừng cây sau sau. Trong hốc một cây sau sau cách lán không xa, có một cái tổ sóc. Ở đấy có một chú sóc bụng đỏ ngày ngày ra vào.
Một hôm, khi tìm quả cầu giấy đá rơi vào chỗ gốc cây sau sau, tôi phát hiện ra ở gốc cây có một lỗ hủm, lá khô và rác che phủ bên ngoài. Tôi kéo mớ cỏ rác ra thì thấy rơi vãi những hạt dẻ và quả gắm già, cả mấy quả trám khô và ít hạt ngô nữa. Tôi cho là tổ của một loài gì đấy và cũng không để ý đến nữa. Những ngày nắng ấm chẳng kéo dài được lâu. Một đợt rét mới lại xô đến. Hai ngày liền, khu rừng vắng bóng chú sóc. Trưa hôm thứ ba, trời hơi ấm, chú sóc bụng đỏ bỏ ra. Chú leo xuống chỗ cái hủm ở gốc cây, bới bới, cào cào, chạy ra chạy vào một lúc rồi leo lên chạc cây, đôi mắt ngơ ngác nhìn về phía chúng tôi như có ý hỏi xem có phải chúng tôi đã đụng đến cái hủm ở gốc cây kia không? Tôi chợt hiểu: thì ra cái hủm đó chính là kho dự trữ thức ăn của chú. Thế mà tôi đã phá mất cái kho ấy! Lòng tôi bỗng dâng lên một niềm hối hận.
Tôi vào rừng nhặt ít quả trám rụng và kiếm thêm một nắm ngô. Tôi bỏ một nửa ngô và trám vào cái hủm, một nửa trải ra quanh gốc cây cho chú sóc dễ nhận thấy. Tôi lánh mặt đến gần tối mới đến gốc cây sau sau. Một số quả trám và nhiều hạt ngô không còn đấy nữa. Tôi đoán chú bạn nhỏ trên cây đã không từ chối món quà, cũng là lời xin lỗi của tôi.
– Toóc! Toóc! Toóc!
Kìa! Sóc bụng đỏ đã ra kia rồi! Chào chú!
(Theo Ngô Quân Miện)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi.
Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho từ ngữ in đậm trong câu "Trưa hôm thứ ba, trời hơi ấm, chú sóc bụng đỏ bò ra."?
Vì sao bạn nhỏ tìm thấy cái hủm cây?
Điểm đáng khen của bạn nhỏ là gì?
Chú sóc bụng đỏ sống ở đâu?
Chi tiết chú sóc dự trữ thức ăn trong hủm cây nói lên điều gì?
Trong câu “Ở đây có một chú sóc bụng đỏ ngày ngày ra vào.”, tác giả sử dụng cách nhân hoá nào?
Hối hận vì hiểu ra chính mình đã phá mắt cái kho dự trữ thức ăn của sóc, bạn nhỏ đã làm gì?
Bạn nhỏ đã thấy gì trong lỗ hủm dưới gốc cây?
Bấm chọn 3 động từ trong câu sau.
Mỗi buổi sáng sớm, tôi thường đi thăm vườn, cảm nhận mùi hương ngai ngái của cây trái.
(Theo Duyên Anh)
Nối chủ ngữ với vị ngữ để tạo thành câu.
Bấm chọn câu chủ đề của đoạn sau.
Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc,...
(Theo Nguyễn Văn Huyên)
/.../ Cô tiên quàng khăn màu vàng có nhiệm vụ rắc thóc vàng mỗi mùa lúa chín. Lửa đỏ nấu cơm trong bếp do cô tiên quàng khăn màu đỏ gửi tới mọi nhà. Bông trắng nõn nà để dệt vải được cô tiên quàng khăn màu trắng trao cho. Trời xanh ngăn ngắt là màu khăn của cô tiên có khăn quàng xanh.
(Theo Thy Ngọc)
Đoạn văn trên thiếu câu chủ đề. Chọn câu có thể trở thành câu chủ đề của đoạn văn.
Chọn động từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Sáng sớm, gà mẹ đàn gà con đi mồi. Bằng những cái móng sắc nhọn, nó nhanh nhẹn đất, dùng mỏ kẹp chặt lấy con giun. Nghe tiếng mẹ, đàn gà con lại, chờ được chia phần. Cuối vườn, bác chuối già rung rinh tay lá như những chú gà bé bỏng. Nắng, gió cũng hòa nhịp vui theo.
(Theo Thu Tâm)
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Tên cơ quan, tổ chức nào viết sai?
Nối để tạo thành các cặp từ có nghĩa giống nhau.