Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Biểu đồ cột SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
1. VẼ BIỂU ĐỒ CỘT
Ví dụ 1. Tết Nguyên đán năm nay, các bạn học sinh khối 6 của một trường trung học đã nghĩ ra ý tưởng tự làm phong bao lì xì để gây quỹ từ thiện cho các bạn học sinh miền núi và hải đảo. Bảng dưới đây cho biết số lượng phong bao lì xì các lớp đã bán được trong ngày đầu tiên.
Lớp | 6A | 6B | 6C | 6D |
Số phong bao lì xì | 32 | 27 | 35 | 30 |
Vẽ biểu đồ cột biểu diễn số lượng phong bao lì xì bán các lớp bán được trong ngày đầu tiên.
Lời giải
Để vẽ biểu đồ cột biểu diễn số liệu trong bảng trên, ta thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Vẽ trục ngang biểu diễn các lớp của khối 6. Vẽ trục đứng biểu diễn số phong bao lì xì bán được.
- Bước 2: Với mỗi lớp trên trục ngang, ta vẽ một hình chữ nhật có chiều cao bằng số phong bao lì xì mà lớp đó bán được trong ngày đầu tiên (chiều rộng của các hình chữ nhật bằng nhau).
- Bước 3: Đặt tên cho biểu đồ, ghi chú thích và tô màu cho các cột (nếu cần) để hoàn thiện biểu đồ.
Chú ý. Trên biểu đồ hình dưới đây, ta thấy khoảng cách từ gốc 0 đến vạch 20 không phải 20 đơn vị độ dài. Trong một số biểu đồ, ta cũng có thể vẽ một cách tương tự.
Ví dụ 2. Mai đếm số cánh hoa của một số loài hoa và thống kê lại theo bảng sau.
Tên loài hoa | Sen | Tulip | Mai | Dã quỳ |
Số cánh hoa | 8 | 6 | 5 | 13 |
Em hãy vẽ biểu đồ cột cho bảng thống kê này.
Lời giải
Để vẽ biểu đồ cột cho bảng thống kê trên, ta thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Vẽ trục ngang biểu diễn tên các loài hoa. Vẽ trục đứng biểu diễn số cánh hoa.
- Bước 2: Với mỗi loài hoa trên trục ngang, ta vẽ một hình chữ nhật có chiều cao bằng số cánh hoa của loài hoa (chiều rộng các hình chữ nhật bằng nhau).
- Bước 3: Đặt tên cho biểu đồ, tô màu cho các cột để hoàn thiện biểu đồ ta được:
2. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VỚI BIỂU ĐỒ CỘT
Ví dụ 3. Nam quan sát để thu thập dữ liệu về hoạt động của các bạn lớp mình trong một giờ ra chơi và biểu diễn dưới dạng biểu đồ cột như hình dưới đây.
a) Cho biết hoạt động nào thu hút nhiều bạn tham gia nhất?
b) Hãy lập bảng thống kê số lượng các bạn lớp Nam tham gia các hoạt động trong giờ ra chơi từ biểu đồ trên.
c) So sánh số học sinh tham gia hoạt động tại chỗ và hoạt động vận động trong giờ ra chơi.
Lời giải
a) Hoạt động đá cầu thu hút nhiều bạn tham gia nhất.
b) Ta có bảng thống kê như sau:
Hoạt động | Đọc sách | Chơi cờ vua | Nhảy dây | Đá cầu |
Số bạn tham gia | 11 | 2 | 8 | 12 |
c) Đọc sách, chơi cờ vua là các hoạt động tại chỗ; Nhảy dây, đá cầu là các hoạt động vận động.
Số học sinh tham gia hoạt động tại chỗ là:
11 + 2 = 13 (học sinh)
Số học sinh tham gia hoạt động vận động là:
8 + 12 = 20 (học sinh)
Số học sinh tham gia hoạt động vận động nhiều hơn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây