Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
BẾN QUÊ
(Nguyễn Minh Châu)
Câu 1.
- Nhân vật Nhĩ trong truyện rơi vào hoàn cảnh:
+ Nhân vật Nhĩ bị liệt, cơ thể bị hoại tử lở loét chai cứng, đứng trước ranh giới của sự sống và cái chết.
+ Anh muốn làm việc cuối cùng, điều mà bấy lâu anh chưa từng làm: đặt chân sang bãi bồi bên kia sông. Anh muốn nhờ anh con trai sẽ thay anh làm điều ấy nhưng anh con trai lại sa vào bàn cờ thế và để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
- Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện, gửi gắm những triết lí và quan niệm sâu sắc:
+ Khi còn trẻ, anh đã được đặt chân đến mọi xó xỉnh trên thế giới nhưng công việc bận bịu khiến anh lãng quên gia đình và quê hương. Đến bãi bồi bên kia sông anh còn chưa từng được đặt chân tới. Giờ đến khi bị liệt anh mới chợt nhận ra điều ấy nhưng không thể làm được nữa. Đó là nghịch lí của cuộc đời.
+ Khi bị liệt, khi anh nhờ con trai thay mình thực hiện tâm nguyện cuối, anh con trai vì mải mê bàn cờ thế mà quên mất điều cha dặn. Anh nhận ra, cuộc đời vốn tồn tại những điều vòng vèo chùng chình…
=> Tác giả muốn gửi gắm nhiều suy ngẫm, triết lí sâu sắc.
Câu 2.
- Những khao khát của Nhĩ trong những ngày cuối cùng của đời mình khi nhìn ngắm những đóa hoa bằng lăng: Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn, sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra, vòm trời như cao hơn... Trong con mắt của một người sắp từ giã cõi đời, cảnh vật trước mắt bỗng đẹp và đáng yêu kì lạ. Hình ảnh người vợ gây guộc với bàn tay yêu thương đã trở thành “nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này.
- Sự nhận thức của Nhĩ về vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông được tô đậm thêm qua hình ảnh của đứa con - Còn ngây thơ, mải chơi và thấy bãi bồi bên kia sông chẳng có gì hấp dẫn. Đó chính là tình yêu đối với cuộc sống đã được trải nghiệm.
Câu 3.
- Khi nhận ra tất cả vẻ đẹp của cảnh vật đồng thời cũng hiểu rằng mình sắp phải giã biệt cõi đời, niềm khao khát vô vọng bừng dậy là anh được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông. Đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống - những giá trị thường bị người ta lãng quên. Cảm nhận này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải, với Nhĩ thì đó là lúc cuối đời trên giường bệnh, bởi thế đó là sự thức tỉnh có xen với niềm ân hận và nỗi xót xa.
- Cái cánh tay ấy phải chăng đang kêu gào mọi người trên thế gian hãy biết hưởng thụ hạnh phúc hiện tại nơi quê hương, bên gia đình, khi mà còn khỏe mạnh và trẻ trung, đừng chạy theo những ảo ảnh xa vời!
Câu 4.
Khi thấy con đò ngang vừa chạm vào mũi đất, Nhĩ đã thu hết tàn lực “anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra... giơ tay khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó” anh đang thôi thúc cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Có một ý nghĩa sâu xa hơn là anh muốn gào lên với mọi người đang mê muội đắm chìm vào những con đường xa xôi lầm lạc rằng: “Hãy mau mau hướng đến những giá trị đích thực, đừng mất thời giờ cho những rong chơi, những do dự chùng chình ...trước khi quá muộn!”.
Câu 5.
- Hình ảnh bãi bồi, bến sông ngoài ý nghĩa thực còn là vẻ đẹp của đời sống bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương xứ sở.
- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ sụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng... gợi ra ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng.
- Đứa con trai ham chơi gợi suy nghĩ về sự chùng chình, vòng vèo trong đời sống của con người.
- Hành động, cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu tượng.
Câu 6.
Bằng việc đặt nhân vật vào một tình huống hết sức nghịch lí, truyện đưa ra một ý nghĩa sâu sắc: Con người thường rơi vào những lầm lạc, nhưng con đường vòng vèo, bỏ mất thời gian quý báu của kiếp người để tận hưởng những hạnh phúc và giá trị đích thực trong kiếp người ngắn ngủi, qua đó em cảm nhận được một điều: Một trăm năm là khoảng thời gian tối đa mà mỗi người chúng ta được sống. Nhưng có khi chỉ là 60, 70 năm thôi. Thời gian đầu đời thì còn quá ngây thơ, ấu trĩ; thời gian cuối đời thường bị bệnh tật và tuổi già làm ta mệt mỏi kiệt quệ. Cho nên chúng ta phải biết trân trọng từng ngày tháng vàng son của mỗi người trong chúng ta, để sống sao cho có ý nghĩa, sống sao cho đúng một kiếp con người.
LUYỆN TẬP
Bài 1. Đọc đoạn đầu của truyện và nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn văn này.
Trả lời
- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc, mà vẫn ánh lên vẻ bình dị của một hàng cây, một con thuyền, dòng sông, bến đò, bãi bồi…
- Hình ảnh những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt gợi nhắc sự tàn úa cũng như những giây phút cuối cùng của Nhĩ trong cuộc đời.
Bài 2. Nêu cảm nghĩ về đoạn văn “Không khéo rồi thằng con trai anh…lời lẽ không bao giờ giải thích hết”.
Trả lời
Đoạn văn trên là lời gửi gắm của tác giả về triết lý cuộc đời thông qua dòng suy nghĩ của nhân vật Nhĩ. Những dòng suy nghĩ ấy đã đánh thức trong mỗi người đọc về nghịch lý của cuộc sống. Con người ta trong cuộc sống sẽ gặp phải những vòng vèo, chùng chình khiến ta lãng quên mất những giá trị hạnh phúc, những vẻ đẹp bình dị mà bền lâu ở ngay xung quanh chúng ta như bãi bồi bên kia sông. Khi con trẻ, con người chỉ chăm chăm tìm kiếm những vẻ đẹp nơi phương xa mà không nhận ra chính gia đình, quê hương mình mới là những giá trị, những cái đẹp đích thực. Nhưng đến khi con người nhận ra được điều này thì đã muộn, cũng như Nhĩ, vì căn bệnh khiến liệt nửa người dưới mà anh không còn cơ hội để đặt chân lên bãi bồi bên kia sông nữa. Con trai anh là Tuấn cũng không thể giúp bố hoàn thành tâm nguyện cuối cùng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây