Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài soạn SVIP
ÔN TẬP VỀ THƠ
1. Lập bảng thống kê về tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ Văn 9 (cả tập 1 và 2):
S T T |
Tên bài thơ |
Tác giả |
Năm sáng tác |
Thể thơ |
Tóm tắt nội dung |
Đặc sắc nghệ thuật |
1 |
Đồng chí |
Chính Hữu |
1948 |
Tự do |
- Cơ sở hình thành tình đồng chí. - Biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí. - Biểu tượng của tình đồng chí. |
Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. |
2 |
Bài thơ về tiểu đội xe không kính |
Phạm Tiến Duật |
1969 |
Tự do |
- Hình tượng những chiếc xe không kính ngang tàng. - Hình tượng những người lính lái xe Trường Sơn trẻ trung, ngang tàng, dũng cảm. |
- Xây dựng được hình tượng thơ độc đáo. - Ngôn ngữ bình dị. - Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ - Giọng điệu thơ trẻ trung, hóm hỉnh. |
3 |
Đoàn thuyền đánh cá |
Huy Cận |
1958 |
Tự do (Bảy chữ) |
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. - Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển. - Khúc ca khải hoàn trở về |
- Cảm xúc vui say, phấn khởi của tác giả trước công cuộc đổi mới đất nước. - Sử dụng nhiều hình ảnh độc đáo, các biện pháp tu từ. |
4 |
Bếp lửa |
Bằng Việt |
1963 |
Tự do (Bảy chữ) |
- Kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ đầy khó khăn gắn với bà và bếp lửa. - Những hình ảnh độc đáo: bếp lửa, người bà. |
- Xây dựng được những hình tượng nghệ thuật độc đáo. - Mạch tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm khiến dòng hồi tưởng sống động, giàu cảm xúc. |
5 |
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ |
Nguyễn Khoa Điềm |
1971 |
Tự do (Tám chữ) |
- Hình tượng người mẹ - chiến sĩ người miền núi hăng say lao động, sản xuất để phục vụ kháng chiến. - Hình tượng em Cu Tai. Mẹ gửi gắm vào em những ước mơ, khát vọng qua âm điệu lời ru ngọt ngào. |
- Bài thơ có 3 khổ tạo điệp khúc và âm điệu như lời ru. - Có nhiều hình ảnh thơ độc đáo và sử dụng những biện pháp tu từ đặc sắc. |
6 |
Ánh trăng |
Nguyễn Duy |
1978 |
Tự do (Năm chữ) |
- Sự gắn bó của con người từ thuở nhỏ. - Hoàn cảnh sống thay đổi khiến con người lãng quên trăng. - Con người giật mình thức tỉnh. |
- Ngôn ngữ thơ bình dị, chân thực. - Hình ảnh thơ sáng tạo. - Mạch tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. |
7 |
Con cò |
Chế Lan Viên |
1962 |
Tự do |
- Hình tượng con cò gửi gắm những ước mơ, khát vọng, mong mỏi của mẹ dành cho con qua âm điệu lời ru. |
- Âm điệu lời ru ngọt ngào tha thiết. - Hình ảnh thơ chân thực, bình dị. |
8 |
Mùa xuân nho nhỏ |
Thanh Hải |
1980 |
Tự do (Năm chữ) |
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân. - Bức tranh mùa xuân của đất nước. - Khát vọng được hóa thân dâng hiến của tác giả để góp phần dựng nên mùa xuân đất nước. - Khúc ca ca ngợi quê hương đất nước. |
- Mạch cảm xúc dạt dào. - Sử dụng nhiều biện pháp tu từ khiến việc diễn đạt trở nên sinh động. - Ngôn ngữ thơ bình dị. - Hình ảnh thơ chân thực. |
9 |
Viếng lăng Bác |
Viễn Phương |
1967 |
Tự do (8 chữ) |
- Niềm xúc động và sự biết ơn của Viễn Phương trên hàng trình viếng thăm lăng Bác. |
- 4 khổ thơ men theo hành trình vào lăng viếng Bác. - Sử dụng nhiều hình ảnh thơ độc đáo, biện pháp tu từ sinh động. |
10 |
Sang thu |
Hữu Thỉnh |
1977 |
Tự do (Năm chữ) |
- Những dấu hiệu, sự chuyển biến và triết lí về cuộc sống khi đất trời bước sang thu. |
- Hình ảnh thơ chân thực, tiêu biểu, đưa ra được những triết lí sâu sắc. - Ngôn ngữ thơ bình dị, chân thực. |
11 |
Nói với con |
Y Phương |
1980 |
Tự do |
- Lời dặn dò con noi gương người đồng mình để sống mạnh mẽ. |
- Sử dụng cách diễn đạt và tư duy mang đậm chất miền núi. - Hình ảnh thơ bình dị, giàu biểu cảm. |
Câu 2.
- Các tác phâm thơ thống kê ở trên đều là thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Em hãy ghi lại tên các bài thơ theo từng giai đoạn dưới đây:
a) Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
b) Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 - 1964).
c) Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 - 1975).
d) Giai đoạn từ sau 1975.
- Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người?
Trả lời:
- Các giai đoạn:
a. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): Đồng chí.
b. Giai đoạn hoà bình, sau kháng chiến chống Pháp (1955 – 1964): Đoàn thuyền đánh cá.
c. Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước: (1965 - 1975): Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
d. Giai đoạn từ sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.
- Các tác phẩm thơ kể trên đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam trong thời kì lịch sử sau Cách mạng tháng Tám 1945, qua nhiều giai đoạn.
• Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh hùng.
• Công cuộc lao động, xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của Con người.
- Nhưng điều chủ yếu chính là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sâu sắc:
• Tình cảm yêu nước, tình yêu quê hương
• Tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ;
• Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người: tình mẹ con bà cháu, trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn.
Câu 3. Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện của tình cảm mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng.
Trả lời
* Những điểm chung
- Cả ba bài đều có chung một chủ đề là tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng.
- Hình thức thể hiện khá giống nhau: dùng lời ru, điệu ru để biểu đạt tình cảm và xây dựng hình ảnh.
* Những điểm riêng
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Thể hiện tình cảm của người mẹ Tà Ôi cũng như đồng bào miền núi vùng Bình Trị Thiên trong những năm kháng chiến chống Pháp. Tình thương con của người mẹ gắn liền với lòng yêu nước và ý chí chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
- Con cò: Thể hiện tình thương con của người mẹ, hình tượng có tính chất truyền thống. => Từ hình ảnh con cò trong ca dao, phát triển tứ thơ có sức gợi cảm, nâng cao ý nghĩa của lời ru.
- Mây và sóng: Là lời của con nói với mẹ. Hình tượng thơ khoáng đạt, kì vĩ, có sức hấp dẫn. Dù được tiếp cận tác phẩm thông qua bản dịch nhưng vẫn giữ được những tư tưởng và sắc thái biểu cảm.
Câu 4. Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng.
Trả lời
* Ba bài thơ Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn họ. Nhưng mỗi bài lại khai thác những nét riêng và trong những hoàn cảnh khác nhau.
- Đồng chí viết về người lính ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Những người lính trong bài thơ xuất thân nông dân nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí của họ dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẽ những gian lao, thiếu thốn và cùng lý tưởng chiến đấu. Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính cách mạng.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ thể hiện tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm.
- Còn Ánh trăng được viết sau khi đất nước thống nhất, khi bước ra khỏi cuộc chiến, con người vô tình lãng quên đi quá khứ tình nghĩa. Cuộc sống hiện đại đã khiến con người lãng quên cội nguồn, nhưng sau đó tác giả giật mình thức tỉnh và có sự tự vấn về lương tâm, lương tri của mình.
Câu 5. Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Con cò (Chế Lan Viên).
Trả lời
Bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ ở một số bài thơ:
- Bài Đồng chí: Thể hiện bút pháp hiện thực: Đưa hình ảnh thực của người lính vào thơ một cách trực tiếp như: Nước mặn đồng chua. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo" vừa hiện thực vừa lãng mạn, giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Bài Đoàn thuyền đánh cá chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ và độc đáo.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính sử dụng bút pháp hiện thực, miêu tả rất cụ thể của một người lính lái xe nhiều bản lĩnh, dạt dào lí tưởng cách mạng.
- Bài Ánh trăng tuy có nhiều hình ảnh và chi tiết chân thực, bình dị nhưng chủ yếu dùng phương pháp gợi tả không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh.
Câu 6. Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.
Bài làm mẫu: Phân tích khổ 4, 5 trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá. Uớc được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây