Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh SVIP
1. Vai trò của sản xuất kinh doanh.
- Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận.
- Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích thu được lợi nhuận.
- Sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội:
+ Là hoạt động kinh tế cơ bản của con người.
+ Làm ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của xã hội.
+ Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, gia đình, xã hội và chủ thể kinh doanh.
+ Đem lại cuộc sống ấm no cho mọi người trong xã hội, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
Ví dụ: Hoạt động sản xuất kinh doanh lúa, gạo đem lại nguồn thu nhập cho người dân và thực phẩm cho xã hội.
2. Một số mô hình sản xuất kinh doanh.
a. Mô hình hộ sản xuất kinh doanh.
- Hộ sản xuất kinh doanh:
+ Là do cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc một hộ gia đình làm chủ.
+ Tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của nhà nước, địa phương và quy định của pháp luật.
+ Tự chủ trong quản lí và tiêu thụ sản phẩm.
- Hộ sản xuất kinh doanh chỉ được đăng kí kinh doanh:
+ Tại một địa điểm.
+ Sử dụng dưới 10 lao động.
+ Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
- Hộ sản xuất kinh doanh:
+ Có quy mô nhỏ lẻ, bộ máy quản lí gọn nhẹ, dễ tạo việc làm.
+ Nhược điểm khó huy động vốn nên khó tăng quy mô và đầu tư trang thiết bị, khó đáp ứng yêu cầu của khách hàng lớn.
b. Mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất kinh doanh.
- Hợp tác xã:
+ Là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân.
+ Do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác.
- Đặc điểm của hợp tác xã:
+ Có hình thức sở hữu tập thể.
+ Các thành viên có những nhu cầu chung trong sản xuất, kinh doanh.
+ Có vị trí, vai trò bình đẳng, có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm như nhau trong quản lí hợp tác xã.
- Liên hiệp hợp tác xã:
+ Là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân.
+ Do ít nhất 4 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau.
- Đặc điểm của liên hiệp hợp tác xã:
+ Có hình thức sở hữu tập thể, đồng sở hữu.
+ Có tư cách pháp nhân.
+ Các hợp tác xã thành viên tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.
c. Mô hình doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp:
+ Là tổ chức có tên riêng, có trụ sở giao dịch.
+ Được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Nhằm mục đích kinh doanh.
- Doanh nghiệp có đặc điểm:
+ Có tính kinh doanh: Mục đích hoạt động là tạo ra lợi nhuận thông qua mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hoá/dịch vụ...
+ Có tính hợp pháp: Đã đăng kí và được cấp phép kinh doanh.
+ Có tính tổ chức: Có tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự, trụ sở giao dịch, tài sản riêng và tư cách pháp nhân (trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân).
* Doanh nghiệp tư nhân.
- Doanh nghiệp tư nhân:
+ Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ.
+ Tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Đặc điểm:
+ Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp là cá nhân chủ doanh nghiệp, có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư, không tách bạch tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân.
+ Chủ doanh nghiệp là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh, sử dụng lợi nhuận và chịu trách nhiệm vô hạn toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp.
* Công ty hợp danh.
- Công ty hợp danh:
+ Là doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung.
+ Cùng nhau kinh doanh dưới một tên, chung.
- Đặc điểm:
+ Thành viên hợp danh là người có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, có quyền ngang nhau trong quản lí công ty, tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty, cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.
+ Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỉ lệ được quy định tại điều lệ công ty; không được tham gia quản lí công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.
+ Do kết hợp được uy tín cá nhân của thành viên hợp danh nên tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lí công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và tin tưởng nhau.
* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
+ Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
+ Chủ sở hữu công ty có trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Đặc điểm:
+ Vốn điều lệ tại thời điểm đăng kí doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.
+ Ít rủi ro hơn công ty tư nhân, cơ cấu tổ chức đơn giản, chủ sở hữu toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
* Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50.
+ Công ty có tư cách pháp nhân, không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty khi đăng kí doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
+ Ít gây rủi ro cho người góp vốn, việc quản lí, điều hành công ty không quá phức tạp.
* Công ty cổ phần.
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp được hình thành bằng vốn đóng góp của nhiều người, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Đặc điểm:
+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh dọanh, có quyền phát hành chứng khoán, phải có đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát và giám đốc hoặc tổng giám đốc.
+ Mức độ rủi ro của các cổ đông không cao, cơ cấu vốn của công ty cổ phần linh hoạt, khả năng huy động vốn cao thông qua phát hành cổ phần chào bán hoặc cổ phiếu ra công chúng.
* Doanh nghiệp nhà nước.
- Doanh nghiệp nhà nước:
+ Là tổ chức kinh doanh do nhà nước thành lập hoặc tham gia thành lập đầu tư trên 50% vốn điều lệ và quản lí hoặc tham gia quản lí với tư cách chủ sở hữu.
+ Là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
- Doanh nghiệp nhà nước gồm hai loại:
+ Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
+ Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây