Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Mỗi loài trong giới thực vật đều có những nét đặc trưng về hình dạng, cấu tạo, kích thước, nơi sống, … Tập hợp tất cả các loài thực vật với các đặc trưng của chúng tạo thành sự đa dạng của giới Thực vật.
Hiện nay, có một thực trạng là tính đa dạng của thực vật đang bị suy giảm do tác động của con người. Nên cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
1. Đa dạng của thực vật là gì?
- Tính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng trong tự nhiên. Nó được thể hiện bằng:
+ Số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài.
+ Sự đa dạng môi trường sống: trên cạn (cây cam, cây nhãn, …), dưới nước (cây lúa, cây sen, …), đới lạnh (rừng lá kim, …), môi trường khô hạn (xương rồng, …), …
2. Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam
a. Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật
- Đa dạng về số lượng loài:
+ Số lượng loài thực vật có mạch (quyết, hạt trần, hạt kín) có tới trên 12.000 loài.
+ Rêu và tảo có tới 15.000 loài.
- Trong đó có rất nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học.
- Đa dạng về môi trường sống:
+ Dưới nước (ao, hồ, sông, suối, biển, …).
+ Trên cạn (từ bờ biển đến vùng núi cao).
\(\rightarrow\) Tạo nên nhiều sinh cảnh khác nhau.
b. Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam
- Nguyên nhân:
+ Nhiều loài có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi.
+ Sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống.
- Hậu quả:
+ Nhiều loài cây bị giảm đáng kể về số lượng.
+ Môi trường sống của chúng bị thu hẹp hoặc mất đi: mỗi năm ở Việt Nam có 10.000 – 20.000 ha rừng bị biến mất.
+ Nhiều loài trở nên khan hiếm, thậm chí một số loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao như sưa, nấm linh xanh, pơ mu, trầm hương, lát hoa, …
- Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị về mặt này hay mặt khác và có xu hướng ngày càng ít do bị khai thác quá mức.
- Ở nước ta có khoảng 300 loài thực vật quý hiếm. Ví dụ:
* Cây trắc
+ Cây gỗ to, cao tới 25 – 30m mọc trong rừng rậm nhiệt đới.
+ Cây cho gỗ quý, thớ mịn, vân đẹp, không bị mối mọt, dùng đóng đồ đạc cao cấp, …
* Cây tam thất
+ Là loại cỏ lâu năm, có thân rễ hình củ.
+ Cây mọc rải rác dưới tán rừng rậm ở một số vùng núi cao như Sa Pa.
+ Cây thuốc quý được ưa chuộng vì củ của nó có tác dụng bổ máu, tăng hồng cầu, tăng lực, chữa cầm máu, thổ huyết và nhiều bệnh khác.
3. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật
- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn Quốc gia, các khu bảo tồn, … để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.
- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây