K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2023

Tác phẩm "Hoa gạo đỏ" dựa trên những phương diện sau đây:

  1. Lịch sử và bối cảnh: Tác phẩm dựa trên những sự kiện lịch sử và bối cảnh xã hội thời kỳ cải cách và cách mạng tại Trung Quốc. Nó tái hiện một phần cuộc sống của người dân Trung Quốc trong giai đoạn này, với những khó khăn, biến động và xung đột xảy ra trong xã hội.

  2. Tiểu thuyết gia học và nghiên cứu: "Hoa gạo đỏ" dựa trên nỗ lực học và nghiên cứu sâu sắc của tác giả về lịch sử, văn hóa và xã hội Trung Quốc. Tác phẩm phản ánh sự am hiểu sâu sắc và chi tiết về thời kỳ lịch sử và nhân vật trong tiểu thuyết.

  3. Nhân vật và câu chuyện: Tác phẩm dựa trên những nhân vật phức tạp và đa chiều, có cảm xúc sâu sắc và những mâu thuẫn trong tâm trí và hành động của họ. Câu chuyện trong "Hoa gạo đỏ" nêu bật các mối quan hệ giữa các nhân vật và những khó khăn, đấu tranh, tình yêu và hi vọng của họ trong bối cảnh lịch sử đầy biến động.

  4. Tâm lý và cảm xúc: Tác phẩm dựa trên sự khám phá và phân tích tâm lý của nhân vật, tái hiện các tình huống, xung đột và đau khổ mà họ trải qua trong cuộc sống. "Hoa gạo đỏ" khắc họa một loạt cảm xúc phức tạp từ niềm vui, sự hy vọng, lòng ganh tỵ đến sự đau khổ, tuyệt vọng và hy sinh.

  5. Xã hội và văn hóa: Tác phẩm đặt trong một bối cảnh xã hội và văn hóa Trung Quốc, nó thể hiện những giá trị, truyền thống và tầng lớp xã hội trong cuộc sống người dân Trung Quốc thời điểm đó. Các yếu tố văn hóa như tôn giáo, tập quán và đạo đức cũng được thể hiện trong tác phẩm.

Tóm lại, tác phẩm "Hoa gạo đỏ" dựa trên lịch sử, tiểu thuyết gia học và nghiên cứu, nhân vật và câu chuyện, tâm lý và cảm xúc, cũng như xã hội và văn hóa để tái hiện một phần cuộc sống và sự biến động trong xã hội Trung Quốc thời kỳ cải cách và cách mạng.

19 tháng 6 2023

Tác phẩm "Hoa gạo đỏ" dựa trên những phương diện sau đây:

  1. Lịch sử và bối cảnh: Tác phẩm dựa trên những sự kiện lịch sử và bối cảnh xã hội thời kỳ cải cách và cách mạng tại Trung Quốc. Nó tái hiện một phần cuộc sống của người dân Trung Quốc trong giai đoạn này, với những khó khăn, biến động và xung đột xảy ra trong xã hội.

  2. Tiểu thuyết gia học và nghiên cứu: "Hoa gạo đỏ" dựa trên nỗ lực học và nghiên cứu sâu sắc của tác giả về lịch sử, văn hóa và xã hội Trung Quốc. Tác phẩm phản ánh sự am hiểu sâu sắc và chi tiết về thời kỳ lịch sử và nhân vật trong tiểu thuyết.

  3. Nhân vật và câu chuyện: Tác phẩm dựa trên những nhân vật phức tạp và đa chiều, có cảm xúc sâu sắc và những mâu thuẫn trong tâm trí và hành động của họ. Câu chuyện trong "Hoa gạo đỏ" nêu bật các mối quan hệ giữa các nhân vật và những khó khăn, đấu tranh, tình yêu và hi vọng của họ trong bối cảnh lịch sử đầy biến động.

  4. Tâm lý và cảm xúc: Tác phẩm dựa trên sự khám phá và phân tích tâm lý của nhân vật, tái hiện các tình huống, xung đột và đau khổ mà họ trải qua trong cuộc sống. "Hoa gạo đỏ" khắc họa một loạt cảm xúc phức tạp từ niềm vui, sự hy vọng, lòng ganh tỵ đến sự đau khổ, tuyệt vọng và hy sinh.

  5. Xã hội và văn hóa: Tác phẩm đặt trong một bối cảnh xã hội và văn hóa Trung Quốc, nó thể hiện những giá trị, truyền thống và tầng lớp xã hội trong cuộc sống người dân Trung Quốc thời điểm đó. Các yếu tố văn hóa như tôn giáo, tập quán và đạo đức cũng được thể hiện trong tác phẩm.

Tóm lại, tác phẩm "Hoa gạo đỏ" dựa trên lịch sử, tiểu thuyết gia học và nghiên cứu, nhân vật và câu chuyện, tâm lý và cảm xúc, cũng như xã hội và văn hóa để tái hiện một phần cuộc sống và sự biến động trong xã hội Trung Quốc thời kỳ cải cách và cách mạng.

Đề thi đánh giá năng lực

17 tháng 6 2023

Có cái đề thôi mà chị cũng viết sai chính tả được nữa.

Rồi làm đoạn văn, bài văn, hay kiểu trả lời câu hỏi chị.

Rồi chị đưa đề kiểu đấy như kiểu cho mâm đồ ăn mà không có cơm vậy á!!!!!!!!!

GH
17 tháng 6 2023

Mọi thứ trên đời này đều có thể lấy lại được ngoài trừ tuổi trẻ. Nhưng làm thế nào để sống không lãng phí quãng thời gian ấy? Đó cũng là vấn đề đặt ra cho lối sống của giới trẻ hiện nay. Cùng với sự phát triển của xã hội, lối sống của con người cũng thay đổi nhưng có phần tệ đi, đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều bạn học sinh hiện nay sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với lứa tuổi vì cho rằng điều đó sẽ thể hiện cá tính của bản thân mình. Có bạn sẵn sàng nhuộm tóc vô số màu, ăn mặc phản cảm để thể hiện chất riêng của bản thân. Đôi khi họ bỏ qua cả “thuần phong mĩ tục” để hướng tới cái gọi là hiện đại tây phương. Thậm chí, những trận bạo lực học đường xuất hiện như cơm bữa, tràn lan trên khắp các mạng xã hội một cách vô tư, như một “trào lưu văn hóa” thịnh hành. Càng nghĩ càng thấy tồi tệ. Vậy nguyên nhân của tình trạng là gì? Về khách quan, trước hết là do các bạn chưa được dạy dỗ chu đáo, đôi khi còn là sự vô ý, thờ ơ hoặc quan tâm không đúng cách của cha mẹ. Thêm vào đó, chất môi trường cũng phần nào đó ảnh hưởng đến chất con người. Một môi trường không tốt sẽ tiềm ẩn nhiều tệ nạn, cám dỗ,…thu hút sự quan tâm của các bạn, làm cho các bạn dễ bị cuốn vào vòng tội lỗi. Tất nhiên, môi trường là điều kiện tiên quyết cho tính cách nhưng xét trên mặt chủ quan, đó là do ý thức chủ quan của mỗi người. Quá trình học tập, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm sẽ khiến con người có nhiều thay đổi từ bên trong, đặc biệt là về mặt tâm sinh lí dễ bị thao túng bởi điều không tốt. Các bạn đang ở độ tuổi mà nếu không đủ hiểu biết và vững vàng sẽ dễ a dua theo thói đời xấu xa. Hậu quả của lối sống này rất nghiêm trọng và nặng nề. Trước hết, nó ảnh hưởng đến trường lớp, thầy cô, bạn bè và thầy cô,…cùng với đó, lối sống này gây ra sự thiếu thiện cảm. Các bạn dễ dàng trở thành người xấu, người vô văn hóa trong mắt mọi người xung quanh. Những thói quen, sự “thích thể hiện” để lâu dần sẽ ăn sâu vào tính cách, trở thành một phần con người bạn, thậm chí nó còn lấn át phẩm chất tốt đẹp trong xã hội, biến mọi điều tốt đẹp thành xấu xa. Liệu chúng ta có giải pháp để thay đổi lối sống đó không? Câu trả lời là có vì mỗi cá nhân đều có thể thay đổi. Trước hết, bản thân từng người hãy hướng mình đến điều tích cực, tốt đẹp, những tấm gương sáng và đáng yêu trong đời sống, học cách tránh xa điều xấu xa và từ chối sự tiêu cực. Gia đình và nhà trường cũng cần kết hợp để đưa ra biện pháp giáo dục tốt hơn, dạy dỗ con em mình theo con đường đúng đăn, trở thành người có ích cho cộng đồng. Chúng ta không được lựa chọn hoàn cảnh sinh ra nhưng ta có thể lựa chọn cho mình cách sống tốt đẹp nhất và lan tỏa điều tích cực tới người xung quanh. Hãy sống tích cực và chung tay xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp bạn nhé!

Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con nqười thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo. Loài người – chúa tể của muôn loài – bằng hoạt động trí óc và hoạt động chân tay mà biến mọi thứ có trên thế gian thành...
Đọc tiếp

Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không

tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con nqười thì tất cả sinh ra

đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấtrên dưới, giàu nghèo. Loài người – chúa tể của muôn loài – bằng hoạt động trí óc và hoạt động chân tay mà biến mọi thứ có trên thế gian thành vật có ích cho bản thân mình. Nhờ thế mà thỏa mãn được nhu cầu ăn, mặc, ở, sống tự do theo ý muốn và không làm phiền, làm cản trở cuộc sống của đồng loại (…). Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng cách giữa ngườthông minh và kẻ đần độn; giữa người giàu và người nghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng. Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng. Cuốn sách dạy tu thân “Thực ngữ giáo” có câu: “Kẻ vô học là người không có tri thức, kẻ vô tri thức là ngườngu dốt”. Câu nói trên cũng có thể hiểu: sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đầđộn là ở chỗ có học hay vô học mà thôi.

…Như tôi đã đề cập: ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế có thể nói rằng: người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành ngườquan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp hèn, nghèo khổ.

(Khuyến học, Fukuzawa Yukichi - Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Thế giới, 2017, tr.24)

Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra những khoảng cách được tác giả nói đến trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, nguyên nhân nào đã tạo ra những khoảng cách đó?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói: Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người ?Câu 4. Theo anh/chị, học vấn có phải là yếu tố duy nhất quyết định đẳng cấp sang hèn, giàu nghèo trong xã hội hiện nay không?

0
Đọc hiểu Gửi bé bống ở xứ sở niềm vui Thomas Friedman (1) viết trong cuốn "Thế giới phẳng” bàn về cách con người trên hành tinh luôn chia làm hai nửa đêm - ngày ngày đang làm việc cùng nhau. Đó là khi nhân viên ở đông bán cầu trở về nhà với người thân, những nhân viên ở tây bán cầu sẽ nhận lấy công việc còn dang dở. Vậy là bạn có thể ngủ yên dưới mái nhà của mình, còn công việc thì vẫn tiếp tục con...
Đọc tiếp

Đọc hiểu Gửi bé bống ở xứ sở niềm vui

Thomas Friedman (1) viết trong cuốn "Thế giới phẳng” bàn về cách con người trên hành tinh luôn chia làm hai nửa đêm - ngày ngày đang làm việc cùng nhau. Đó là khi nhân viên ở đông bán cầu trở về nhà với người thân, những nhân viên ở tây bán cầu sẽ nhận lấy công việc còn dang dở. Vậy là bạn có thể ngủ yên dưới mái nhà của mình, còn công việc thì vẫn tiếp tục con đường của nó. Cuộc sống hối hả như vậy, đang cần chúng ta đến vậy. Làm sao có thể không vội vã? Nhưng đôi khi, bạn vẫn có những phút giây tĩnh lặng, xao lòng bởi những bài hát xưa cũ. Tôi cũng đã ngẩn ngơ như vậy khi nghe lại những “cậu bé” nhà Moffatts (2), hát trong một CD mà tôi đã mua từ rất lâu rồi: “Nếu cuộc đời là ngắn ngủi đến vậy - Tại sao bạn không để tôi yêu thương - Trước khi thời gian của chúng ta chảy cạn".
Không ai có cơ hội lật ngược chiếc đồng hồ cát của mình, dù chỉ một lần. Và cuộc sống tuyệt đẹp này, với mỗi chúng ta là duy nhất. Làm sao không tiếc nuối? Lên năm tuổi, tôi được biết là mẹ tôi, người mà tôi yêu nhất và cần nhất, một ngày nào đó sẽ rời khỏi thế gian này. Tôi đã khóc khi xót xa hỏi mẹ về ngày đó. Mẹ tôi phì cười “Sẽ còn rất lâu, rất lâu!”. Nhưng từ đó, nỗi buồn về một ngày, dù sẽ “rất lâu, rất lâu" sau này, không còn mẹ nữa, làm tôi yêu thương mẹ hơn gấp ngàn lần.
Cuộc sống này quả là quá ngắn ngủi để bày tỏ hết lòng yêu thương, dù chỉ với một người. Thử hỏi làm sao chúng ta không vội vã yêu thương? Cuộc sống chẳng hề đợi chúng ta, giữa những kế hoạch bộn bề, những ý định dở dang, những mong ước chưa thành, nó vẫn đòi hỏi chúng ta làm nhiều điều một lúc. Vừa yêu thương vừa sự nghiệp. Vừa cho mọi người vừa cho riêng mình. Vừa vì hiện tại vừa vì mãi mãi...Cuộc sống này vô giá là bởi nó hữu hạn. Điều đó giải thích tại sao con người sải bước nhanh đến vậy trên những con đường, mải mê làm việc đến vậy, say sưa sống và yêu thương đến vậy.
(Ngô Thị Phú Bình - Gửi bé Bống ở xứ sở niềm vui, NXB Kim Đồng, 2016, tr. 191- 195)
(1)Thomas Fiedman (sinh năm 1953): Nhà báo, nhà bình luận người Mỹ. (2) The Moffatts: Ban nhạc Canada gồm bốn thành viên trong một gia đình.

 

Câu 1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Tác giả trích lời bài hát trong đĩa CD cũ của những “cậu bé” nhà Moffatts có mục đích, tác dụng lập luận nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Không ai có cơ hội lật ngược chiếc đồng hồ cát của mình, dù chỉ một lần”

Câu 4. Nếu thông điệp ý nghĩa anh/chị rút ra từ văn bản? Vì sao?

0
Tổ quốc là tiếng mẹ  Ru ta từ trong nôi  Qua nhọc nhằn năm tháng  Nuôi lớn ta thành người                                                                                                                                                                                             Tổ quốc là mây trắng  Trên ngút ngàn Trường Sơn  Bao người con ngã xuống  Cho quê hương mãi còn  Tổ quốc là cây lúa  Chín vàng mùa ca dao  Như dáng người thôn...
Đọc tiếp

Tổ quốc là tiếng mẹ

 Ru ta từ trong nôi

 Qua nhọc nhằn năm tháng 

Nuôi lớn ta thành người

                                                                                                                                                                                            Tổ quốc là mây trắng 

Trên ngút ngàn Trường Sơn 

Bao người con ngã xuống 

Cho quê hương mãi còn 

Tổ quốc là cây lúa 

Chín vàng mùa ca dao 

Như dáng người thôn nữ 

Nghiêng vào mùa chiêm bao"

1. Xác định thể thơ

2. Chỉ ra các danh từ trong đoạn thơ:

Tổ quốc là tiếng mẹ

Ru ta từ trong nôi

Qua nhọc nhằn năm tháng 

Nuôi lớn ta thành người

3. Nêu nội dung câu thơ:

Bao người con ngã xuống

Cho quê hương mãi còn

4. Nhận xét về hình ảnh Tổ quốc được nêu ra trong đoạn trich

Làm văn: từ nội dung đoạn trích viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên hiên nay đối vơi Tổ quốc

0
27 tháng 3 2023

Nhắc tới thơ văn trong kháng chiến, chúng ta không thể không nhắc tới những nhà văn nhà thơ như Tố Hữu, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thi, … và có lẽ chúng ta không thể nào không nhắc tới nhà thơ Quang Dũng. Ông là nhà thơ tiêu biểu trong giai đoạn văn học thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm đặc sắc và gây ấn tượng nhất của ông là bài thơ Tây Tiến viết năm 1948. Bài thơ đã làm nổi bật lên một hồn thơ lãng mạn, sâu lắng, thấm đượm nghĩa tình, tinh thần dân tộc của Quang Dũng, đặc biệt đoạn thơ cuối của bài thơ đã gói gọn cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ, đó là nỗi nhớ cùng lời thề gắn bó với Tây Tiền và miền Tây Bắc Bộ.

Làm văn: "Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:   - Mày muốn đi chơi à?   Mị không nói. A Sử...
Đọc tiếp

Làm văn:

"Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

 

- Mày muốn đi chơi à?

 

Mị không nói. A Sử cũng không thèm hỏi thêm. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói tay hai Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.

 

Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi." Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào.. ". Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa".

1
24 tháng 3 2023

cc