K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc,...
Đọc tiếp

Anh hạ giọngnửa tâm sựnửa đọc lại một điều  ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

Hồi chưa vào nghềnhững đêm bầu trời đen kịtnhìn  mới thấy một ngôi sao xacháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mìnhBây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữaVảkhi ta làm việc, ta với công việc  đôisao gọi  một mình đượcHuống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh emđồng chí dưới kiaCông việc của cháu gian khổ thế đấychứ cất  đicháu buồn đến chết mất...”

Câu 1Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nàoCủa aiNêu hoàn cảnh ra đời của truyện.

Câu 2Công việc của anh thanh niên trong đoạn trích trên    lại “gắn liền với việc của bao anh emđồng chí dưới kia”? Tìm một chi tiết trong truyện để minh họa cho sự gắn  giữa công việc của anh với công việc của mọi người.

Câu 3: Ở đoạn trích trêntác giả đã cho ta hiểu điều  về nhân vật anh thanh niên.

ai bt lam help voi

1
15 tháng 12 2021

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long.

- Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

- Tác phẩm ca ngợi những con người dũng cảm, tuyệt đẹp đang cống hiến một cách thầm lặng, cao cả mà anh thanh niên là nhân vật chính “trong cái lặng im của Sa Pa…, Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.

2. Thân bài

a.  Giới thiệu khái quát:

Truyện ngắn tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe.

Đoạn văn ngắn đã khái quát được vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của anh thanh niên.

b. Nhân vật anh thanh niên:

* Hoàn cảnh sống và làm việc:

- Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”.  Công việc đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác.

- Nhưng cái gian khổ nhất phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người.

* Những nét đẹp của nhân vật thể hiện qua đoạn trích:

- Có lý tưởng cống hiến: đi bội không được anh tình nguyện làm việc ở Sa Pa.

- Suy nghĩ đẹp về công việc:

+ Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình bởi “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy mới gọi là lý tưởng”.

+ Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh…” nhưng anh vẫn coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”.

+ Ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”.

=> Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh.

- Suy nghĩ đẹp về cuộc sống:

+ Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống.

+ Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”.

=> Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa.

- Làm phong phú cuộc sống của mình: Anh thường xuyên đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.

=>  Những tình cảnh cao đẹp trên đã tạo nên những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người lao động với XHCN.

3. Kết bài:

- Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh.

-  Qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi tả những con người đang dành cả thanh xuân để cống hiên, phục vụ kháng chiến với nhiều phẩm chất cao đẹp.

dù mình mới lớp 5 nhưng mình hỉu bài lớp 9 này cậu tìm trong các câu trả lời nhé , cho xin một k đúng 

~ ht ~

Cho đoạn trích:“Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc,...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích:

Anh hạ giọngnửa tâm sựnửa đọc lại một điều  ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

Hồi chưa vào nghềnhững đêm bầu trời đen kịtnhìn  mới thấy một ngôi sao xacháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mìnhBây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữaVảkhi ta làm việc, ta với công việc  đôisao gọi  một mình đượcHuống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh emđồng chí dưới kiaCông việc của cháu gian khổ thế đấychứ cất  đicháu buồn đến chết mất...”

Câu 1Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nàoCủa aiNêu hoàn cảnh ra đời của truyện.

Câu 2Công việc của anh thanh niên trong đoạn trích trên    lại “gắn liền với việc của bao anh emđồng chí dưới kia”? Tìm một chi tiết trong truyện để minh họa cho sự gắn  giữa công việc của anh với công việc của mọi người.

Câu 3: Ở đoạn trích trêntác giả đã cho ta hiểu điều  về nhân vật anh thanh niên?

can giup

3
15 tháng 12 2021

em học lớp 3 xin lỗi anh

15 tháng 12 2021

Tớ cũng đang bí bài này

Câu 1. Vua Quang Trung nói: "Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: “Quân thua chém tướng”. Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là...
Đọc tiếp
Câu 1. Vua Quang Trung nói: "Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: “Quân thua chém tướng”. Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tùy cơ ứng biến thì không có tài. Cho nên ta để Ngô Thì Nhậm ở lại đấy làm việc với các ngươi, chính là lo về điều đó. Bắc Hà mới yên, lòng người chưa phục, Thăng Long lại là nơi bị đánh cả bốn mặt, không có sông núi để nương tựa. Năm trước ta ra đánh đất ấy, chúa Trịnh quả nhiên không thể chống nổi, đó là chứng cứ rõ ràng. Các ngươi đóng quân trơ trọi ở đấy, quân Thanh kéo sang, người trong kinh kì làm nội ứng cho chúng, thì các ngươi làm sao mà cử động được ? Các ngươi đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng. Khi mới nghe nói, ta đã đoán là do Ngô Thì Nhậm chủ mưu, sau hỏi Văn Tuyết thì quả đúng như vậy".1. Tìm những câu văn thể hiện yếu tố nghị luận trong đoạn văn *2. Những lập luận trong đoạn trích nhằm dẫn đến kết luận nào ? *
0
15 tháng 12 2021

TÁC PHẨM CỦA BÀI VĂN

15 tháng 12 2021

Tác phẩm của  bài văn nhe bạn 

13 tháng 12 2021

Câu thơ “- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” - Ngôn ngữ: Đối thoại - Giải thích: Vì ở đây người cháu nói với bà trong tâm tưởng tưởngtượngtưởngtượng. Có dấu gạch

13 tháng 12 2021

Giờ đây, sau nhiều năm trôi qua, tôi mới có đủ dũng khí để nhớ về trường Marie Curie, nhớ về những năm tháng êm đềm của tuổi học trò qua kỉ niệm về một lần mắc lỗi – lần đầu tiên và cũng là duy nhất nhưng đủ để khiến tôi phải hổ thẹn đến tận bây giờ. Ngày đó, tôi chỉ là một con nhóc lớp 5 ngốc nghếch, dại dột.

Hằng ngày tôi đạp xe tới trường và nhận từ tay chú Thành bảo vệ một tấm vé xe. Tôi rất sợ bị mất vé vì nếu làm mất vé sẽ bị ghi tên vào sổ “đen”. Bây giờ nghĩ lại tôi không khỏi bật cười vì sự ngớ ngẩn của mình. Cuốn sổ bìa da màu đen đó chẳng qua chỉ là sổ ghi công tác của chú bảo vệ nhưng tôi cứ ngỡ đó là sổ đen ghi tên học sinh cá biệt và nếu bị ghi tên nhiều lần thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí bị đuổi khỏi trường. Một buổi chiều, giờ tan học, tôi lục khắp túi áo, túi quần, đổ tung mọi thứ trong cặp sách ra nhưng vẫn không tìm thấy vé xe của ngày hôm ấy. Tôi hoảng hốt thực sự vì đây là lần thứ hai tôi làm mất vé xe mà lại cùng trong một tuần nữa chứ. Tôi lục lại cặp sách một lần nữa nhưng thay vì tìm thấy tấm vé xe hôm đó, tôi lại tìm thấy tấm vé mà tôi ngỡ đã đánh mất buổi trước. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu tôi có thể dùng tấm vé này để thay thế cho tấm vé hôm nay, chỉ cần sửa ngày tháng là xong.

- Cháu này đứng lại – tiếng chú Thành làm tôi giật nảy mình, mặt cắt không còn hạt máu.

– Cháu đem xe lại kia, lát nữa nói chuyện. Dựng xe trong một góc lán, tôi thấy từng phút trôi qua dài như hàng thế kỉ với bao nỗi sợ hãi, hối hận mỗi lúc một tăng. Người cuối cùng lấy xe ra là tôi. Tôi lếch thếch dắt chiếc xe đạp lại phía chú, không dám ngẩng đầu như mọi ngày nữa. Cô Thơ – Phó trưởng ban quản lý học sinh đi lại hỏi:

- Có chuyện gì thế? - Học sinh này dùng vé giả!

Chú Thành đáp, giọng không giấu nổi bực mình rồi đưa tấm vé cho cô Thơ xem. Tôi muốn khóc nhưng không phải vì sợ nữa mà vì thẹn. Cô Thơ nhìn tôi, tôi không dám ngẩng mặt nhìn cô nhưng tôi biết thế vì tôi cảm thấy ánh mắt cô đốt trên da thịt nóng ran

- Đây là em Phương Thu, lớp 5 của cô Liên. Cô bảo chú Thành, giọng buồn buồn.

- Tôi bảo lãnh cho em ấy.

Rồi cô bảo tôi:

- Em về làm bản tường trình gửi cô chủ nhiệm và đừng bao giờ tái phạm nữa. Dối trá là xấu lắm. Cô nói nhẹ nhàng nhưng từng từ, từng chữ như cứa sâu vào lòng tôi. Tôi lí nhí:

- Vâng ạ.

Chiều hôm đó, tôi không đi chơi như mọi khi mà chui vào phòng trùm chăn kín mít. Tôi nhắm mắt nhưng không thể ngủ được, nỗi sợ hãi lấn át tâm hồn tôi. Chỉ nay mai thôi, chuyện này sẽ được nêu ra trước toàn trường, ai ai cũng sẽ biết tôi là một kẻ dối trá. Bố mẹ tôi sẽ ra sao khi biết mình sinh ra một đứa con dối trá? Và còn lớp tôi nữa, tôi có làm cô chủ nhiệm và bạn bè phải xấu hổ vì “dây dưa” với một đứa hư hỏng như tôi? “Phải cứu vãn cái gì còn có thể cứu vãn! Mình là người bỏ đi rồi nhưng không được làm ảnh hưởng thêm tới ai nữa!”. Tôi vùng dậy, bắt đầu viết ba bản kiểm điểm, một gửi cô Thơ, một gửi cô chủ nhiệm và một gửi chú Thành, trong đó tôi tường trình lại toàn bộ sự việc.

Tôi nhận lỗi nhưng không xin tha thứ vì trong thâm tâm tôi hiểu tội tôi to lắm. Tôi chỉ xin đừng nêu việc này trước toàn trường để cô giáo chủ nhiệm và bạn bè không phải xấu hổ vì tôi, để danh dự của một tập thể lớp đứng đầu khối không bị bôi bẩn. Còn về phần mình, tôi sẵn sàng nhận án kỉ luật cao nhất: buộc thôi học. Những ngày tiếp theo sau đó tôi sống trong sự thấp thỏm chờ đợi cái án kỉ luật nhưng mãi không thấy. Dường như mọi người đã quên hẳn lỗi lầm của tôi. Một ngày cuối năm, khi chia tay với chúng tôi, cô Thơ nói:

- Tập thể lớp của các em tuy rất hiếu động, nghịch ngợm nhưng cô nhận thấy sự đoàn kết yêu thương nhau và sự hết lòng với tập thể lớp của mỗi cá nhân. Cô ngừng lời ở đó và mỉm cười với tôi. Nụ cười kín đáo chứa đựng thông điệp: các thầy cô và chú Thành đã tha thứ cho tôi rồi.

Đã ba năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn tự hỏi nếu ngày đó không có sự bao dung, rộng lượng của cô Thơ, cô chủ nhiệm và cả chú Thành nữa thì tôi sẽ ra sao? Có thể tôi chỉ phải chịu một án kỉ luật nhẹ, có thể là nêu tên trước toàn trường chỉ thế thôi cũng quá đủ cho một dấu chấm hết đối với một học sinh ngoan ngoãn. Một ai đó đã nói: “Đình chỉ học, buộc thôi học án kỉ luật nặng nhẹ khác nhau nhưng đều làm một học sinh tuột dốc nhanh hơn mà thôi”. Sự bao dung của các cô và chú đã ngăn không cho tôi tự coi mình là người bỏ đi để mà tự do tuột dốc, để giờ đây tôi luôn cố gắng phấn đấu trở thành con người trung thực và để câu chuyện này mãi là lần mắc lỗi đầu tiên và duy nhất của tôi.

bạn tham khảo nhé cái này trên mạng 

13 tháng 12 2021

Chỉ có những thánh thần mới là người hoàn hảo còn con người thì không. Trong cuộc đời, ai ai cũng có ít nhất một lần mắc lỗi với những người xung quanh. Và lần mắc khuyết điểm với cô giáo tuần trước có lẽ sẽ làm em nhớ mãi.

Trong lớp, em tự nhận thấy mình là một đứa học khá tốt môn Văn. Có lẽ một phần là bởi niềm yêu thích, say mê với văn chương, bởi những tác phẩm văn học không chỉ là bức tranh hiện thực bộn bề, phong phú mà còn là những bài học, những chân lí sống hướng con người tới cái chân thiện mĩ. Những bài kiểm tra Văn vì thế mà tôi được điểm khá cao song phần lớn là nhờ việc học bài, ôn bài chăm chỉ ở nhà. Và buổi tối trước hôm đó, em xem thời khóa biểu và biết rằng hôm sau có bài kiểm tra hai tiết về một tác phẩm văn học đã học. Nhưng buổi tối hôm ấy lí trí đã không thắng nổi sở thích nhất thời của tôi. Tối hôm đó trên TV có chiếu tập cuối của một bộ phim mà em rất thích. Tập phim này em đã chờ đợi rất lâu, là những kết thúc sau những tập phim đầy kịch tính. Vậy là em đánh liều xem hêt bộ phim phần vì chủ quan rằng mình có chút kiến thức văn chương phần vì hi vọng những đứa xung quanh sẽ nhắc bài vì mình giúp các bạn nhiều rồi. Hết bộ phim, em không hề băn khoăn hay lo lắng cho bài kiểm tra hôm sau, lên giường ngủ một chặp tới sáng. Sáng đến lớp em thấy bạn nào cũng học bài một cách say sưa và nghiêm túc. Em cũng mở sách ra đọc lướt nhưng chưa kịp đọc xong thì cô giáo bước vào. Cô yêu cầu cả lớp gấp sách vở và lấy giấy ra làm bài kiểm tra, đây là bài điểm hệ số hai nên khá quan trọng.

Sau khi cô đọc đề bài, cả lớp đều cặm cụi làm, duy nhất chỉ có mình em ngồi cắn bút vì không nghĩ ra được gì. Hỏi mấy đứa bạn bên cạnh cũng không được vì các bạn cũng đang say sưa làm bài. Khi ấy, em ước gì mình có thể quay ngược thời gian, về lại tối hôm trước để học bài chăm chỉ. Thấy cô giáo không để ý các bạn làm bài, trong đầu em lóe lên ý nghĩ sẽ mở vở ghi ra chép, dù sao cũng chỉ một lần nên chắc cũng không sao. Nghĩ vậy, em liền mở vở, nhanh tay chép bài cô đã dạy. Bẵng đi một thời gian, hôm có trả bài thì em chính là người được điểm cao nhất. Khi ấy, em bắt đầu xấu hổ và tủi thẹn với chính mình. Điểm cao này em không dám khoe với người khác, không dám vui vẻ bởi nó đâu phải của mình. Em day dứt và dằn vặt trong lòng, tự thấy mình đã lừa dối cô giáo và các bạn. Thật không thể chấp nhận được. Điểm số không quan trọng mà điều quan trọng hơn là em học được điều gì, khôn lớn và trưởng thành ra sao. Em lấy hết can đảm thú nhận mọi việc với cô giáo. Ban đầu cô cũng hơi bất ngờ vì không nghĩ em sẽ làm vậy, sau đó cô nhẹ nhàng nói:

- Trong đời học sinh, ai cũng ít nhất sai lầm một lần em ẹ. Cô cũng vậy và em cũng vậy. Cô phần nào cũng ngưỡng mộ em vì sự dũng cảm dám nhận lỗi. Cô không trách em đâu.

Nghe cô nói vậy, em nhẹ nhõm hẳn ra. Hai cô trò nói chuyện một hồi rồi cùng ra về. Đó là lần em mắc khuyết điểm với thầy cô giáo làm em nhớ mãi. Đó là bài học quý giá về lòng trung thực và việc đương đầu với lỗi lầm của chính mình

k tui nha plsssss 

13 tháng 12 2021

Câu 1 : Đoạn văn thể hiện chân thực , cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại đó

Câu 2 : 

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

- Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

- Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

Nội đung: Đoạn thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại đó là tình đồng chí bền chặt, thiêng liêng của những người lính cách mạng. Qua đó tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp.

"Súng”là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho nhiệm vụ của người lính trong cuộc chiến. "Đầu" là hình ảnh hoán dụ, tượng trưng cho lí tưởng chiến đấu. Câu thơ"Súng bên súng, đầu sát bên đâu"đã cho thấy sự đồng điệu sâu sắc trong tâm hổn những người chiến sĩ. Đồng thời, câu thơ cũng gợi lên không khí cách mạng của thời đại và cuộc đổi đời vĩ đại của giai cấp nông dân: lẩn đầu tiên trong lịch sử, họ đứng lén làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình.

13 tháng 12 2021

????????????

13 tháng 12 2021

ở đâu ??

22 tháng 1 2018

Tôi có, acc của tôi có 2313 cái, nhưng phải k cho tôi trước. Xong rồi kết bạn, tôi sẽ cho mượn nick chơi chung

22 tháng 1 2018

làm gì

Giúp mình giải bài tập này vớiBài 1:“Có người hỏi:- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm.chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:- Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo....
Đọc tiếp

Giúp mình giải bài tập này với

Bài 1:“Có người hỏi:

- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm.chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi.Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” (Trích Làng – Kim Lân)

Câu 1: Xác định nội dung của phần trích trên?

0