K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến "cuộc sống con người luôn gắn bó với thiên nhiên". Từ xa xưa, khi chưa có sự phát triển của công nghệ. Con người sống phụ thuộc hoàn toàn vào những gì thiên nhiên ban tặng: đất nước, không khí, lương thực.... Dù hiện tại đã bước vào kỉ nguyên số với rất nhiều tiện nghi nhưng con người không thể sống tách biệt với thiên nhiên. Có thể nói đối với con người thiên nhiên là một người mẹ vĩ đại nuôi dưỡng con người có thể tồn tại đến ngày hôm nay. Bên cạnh đó thiên nhiên là thần dược xoa dịu tâm hồn con người sau chuỗi ngày mệt mỏi. Thật đáng buồn khi ngày nay con người đang tàn phá thiên nhiên nghiêm trọng. Chính vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức bảo vệ thiên nhiên vì bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.

“Cuộc sống của con người luôn gắn bó với thiên nhiên” là vừa đúng mà cũng vừa sai. Đối vớ người dsaan sống ở vùng nông thôn thì thiên nhiên đã quá đỗi quen thuộc với họ từ những dòng sông, con kênh cho lũ trẻ trong xóm tắm vào mỗi buổi trưa hè nắng nóng hay những cánh đồng rộng lớn gắn với mùa hè nóng bốc lửa của những người nông dân và buổi chiều vui vẻ của lũ con nít trong xóm hùa nhau đi bắt dế. Tất cả đều dệt nên 1 khung cảnh tươi đẹp, bình yên và gần gũi đến lạ thường của con người với thiên nhiên. Còn ở thành thị, phố xá đông đúc, khắp mọi nơi chỉ là nhà cửa. Chúng nằm san sát nhau từ chung cư, đến nhà cấp 4 hay biệt thự cũng có. Có nhiều người mãi mê chạy theo công việc và ngành kinh tế cũng phát triển, làm thải ra môi trường nhiều khí độc từ nhà máy, ảnh hưởng xấu đến thiên nhiên và dần dần, họ chẳng còn là 1 người bạn đẹp trong mắt tất cả những thứ quen thuộc sống bên cạnh họ - thiên nhiên màu mỡ, tốt tươi. Vì thế, từ đây, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn những nơi có thiên nhiên tốt lành, tươi đẹp và hạn chế những ống khói ở nhà máy thải ra các chất độc hại mà hủy hoại thiên nhiên.\

Không hay thì thôi nha bạn!

1 tháng 1

bạn kể rõ đoạn nào được không chứ bài này nhiều lắm

 

1 tháng 1

C.7

1 tháng 1

- Những câu thơ gợi lên cảm xúc trân trọng, thương thầy của một bạn học sinh. Bạn học sinh trong bài thơ trên thương thầy tóc bạc phơ, muốn thời gian dừng lại đừng trôi để thầy được trẻ lại, còn học thầy lâu hơn. Ngoài ra, thầy còn là những người lái đò cần mẫn, đưa bao nhiêu chuyến đò cập bến thành công. 

Thông điệp: Phải biết trân trọng, vâng lời thầy cô. Vì thầy cô là những người nâng bước mình định hướng cho tương lai, giúp mình thành công hơn trong học tập.

#NgữVăn6 

#songthuu~)

ghỉ hè vừa rồi, em cùng với các bạn trong Câu lạc bộ Tiếng Anh của trường đã có một trải nghiệm thú vị. Đó là một chuyến tham qua đến Khu di tích Cổ Loa ở Đông Anh, Hà Nội.

Sáng chủ nhật, đúng sáu giờ ba mươi, chúng em có mặt ở trường. Sau khi cô giáo điểm danh các thành viên trong câu lạc bộ, xe bắt đầu xuất phát. Khoảng ba mươi phút là đã đến nơi. Chúng em xuống xe, rồi được chị hướng dẫn viên đưa đi tham quan khu di tích.

Thành Cổ Loa được xây dựng vào khoảng thế kỷ III TCN, dưới thời trị vì của An Dương Vương, do sự chỉ đạo trực tiếp của Cao Lỗ. Thành tọa lạc tại một khu đất đồi nằm ở tả ngạn sông Hoàng - vốn là một nhánh lớn của sông Hồng.

Theo tương truyền, thành bào gồm chín vòng xoáy trôn ốc. Tuy nhiên, căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học cho rằng thành chỉ có ba vòng. Bên trong thành là các khu đình, đền.

Đầu tiên, chúng em được đến làm lễ ở đền thờ vua An Dương Vương. Bầu không khí lúc này thật trang nghiêm. Sau đó, cả nhóm lần lượt ghé thăm: đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng. Em cảm thấy ấn tượng nhất là Am Mỵ Châu với bức tượng thờ không đầu khiến em nhớ đến truyền thuyết “Truyện An Dương và Mị Châu - Trọng Thủy.

Theo lời của chị hướng dẫn viên thì hằng năm lễ hội Cổ Loa sẽ được diễn ra vào mùng sáu tháng giêng (âm lịch). Lễ hội thu hút rất đông khách thập phương đến. Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như: đánh đu, đấu vật, kéo co… Ngoài gia, lễ hội còn tổ chức các buổi biểu diễn múa rối nước, hát quan họ. Sau khi tham quan xong, chúng em đã được thưởng thức một tiết mục múa rối nước rất hấp dẫn. Đúng bốn giờ chiều, xe đưa cả nhóm trở về trước. Mọi người đều thấm mệt nhưng cảm thấy rất vui vẻ.

Chuyến tham quan đến mảnh đất Cổ Loa đã giúp em có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Em mong rằng sẽ có dịp quay trở lại nơi đây để có thêm nhiều trải nghiệm hơn nữa.

Câu thơ trên là lời nhắc nhở chúng ta khắc ghi công ơn dạy dỗ của thầy cô. Nhờ có thầy cô chúng ta đến được với bên bờ tri thức và học cách trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải tôn trọng thầy cô và học tập thật tốt để báo đáp công ơn dìu dắt chúng ta trên con đường học vấn.

sống không nên hung hăng, hống hách mà cần phải khiêm tốn để tránh rước họa vào thân; làm việc gì cũng cần suy tính trước sau để tránh hối hận không thể làm lại được.