bài thơ buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra chỉ thuần tả cảnh không hay còn biểu hiện cảm xúc của tác giả? nếu có thì đó là tình cảm gì?vì sao em cảm nhận được điều đó??em hãy nêu cảm nghĩ của bài thơ
help me đang cần gấp.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cùng với Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan là ba gương mặt nhà thơ nữ nổi tiếng nhất thế kỉ XVIII, nếu như thơ của Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo, cá tính thì thơ của Đoàn Thị Điểm lại nhẹ nhàng nhưng vô cùng da diết khi viết về quá khứ huy hoàng đã qua, khi nói về nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Bài thơ Qua đèo ngang là tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan.
Bà Huyện Thanh Quan hay viết về thiên nhiên, phần lớn vào lúc xế chiều, gợi lên cảm giác vắng lặng buồn buồn. Cảnh trong thơ bà giống như bức tranh thủy mặc, chấm phá, diễn tả bằng nghệ thuật ước lệ. tả cảnh để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son của một thời đã qua.
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa”
Khi nhà thơ bước chân đến đèo ngang cũng là thời điểm chiều buông. Hình ảnh bóng xế tà không chỉ gợi ra không gian đất trời khi mặt trời bắt đầu lặn, màn đêm chuẩn bị buông, vừa gợi ra được nhịp vận động lờ lững, chậm chạp của những đám mây trên bầu trời. Không gian được gợi ra có chút hoang vắng, lại ẩn nhẫn sự cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình. “Cỏ cây chen đá lá chen hoa”, tác giả đã điệp từ chen vừa gợi ra cái đông đúc, rậm rạp của cỏ cây nơi mình đặt chân đến, đồng thời lại gợi ra được vẻ hoang sơ, tự nhiên của chốn núi rừng.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Từ láy “lom khom’ gợi ra dáng vẻ của người tiều phu trở về nhà trong khung cảnh chiều buông, “lác đác” lại gợi ra sự thưa thớt, trống vắng của không gian sống, không gian sinh hoạt. Trong hai câu thơ này, bóng dáng con người thấp thoáng dưới núi có phần nhỏ bé, không gian sống chưa kịp gợi lên sự ấm áp thì bị sự thưa thớt về khoảng cách đẩy lùi. Do đó có nói về con người, về sự sống thì cũng không làm cho bức tranh thơ bớt đi vẻ u buồn, tịch mịch. Cuộc sống đã thưa thớt lại tiêu điều đến thê lương với sự lác đác của lều chợ.
Tầm nhìn được mở rộng nhưng lại gợi sâu thêm nỗi cô đơn, trống vắng của con người tha phương nơi đất khách:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Thời điểm chiều tà với không gian vắng vẻ, u buồn thường gợi nhắc con người ta nhớ về quê hương, đặc biệt là đối với những người xa xứ. Bởi đây chính là thời điểm những người thân trong gia đình đều trở về cùng sum họp dưới mái ấm gia đình. Bởi vậy mà trong không gian chiều tà, tại đèo ngang vắng lặng, hoang sơ, nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan hướng nỗi nhớ của mình đến gia đình, đến quê hương. Đây là tình cảm đầy tha thiết, chân thành của một người con xa quê, bà nhớ nhà, nhớ quê hương. Một nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.
Cảnh đèo ngang hiện lên với trời, non, nước đã gợi ra không gian mênh mông, bao la bát ngát mà xa lạ:
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Trước không gian mênh mông của đất trời, của thiên nhiên,con người thường cảm nhận được sự rộng lớn, rợn ngợp mà thấu hiểu sâu sắc nỗi cô đơn, sự nhỏ bé của mình. Bà Huyện Thanh Quan cũng vậy, xa quê đi thực hiện nhiệm vụ không tránh khỏi những nỗi cô đơn nơi đất khách quê người. “Dừng chân” gợi ra sự nghỉ ngơi của đôi chân, nhưng lại mở ra sự vận động đầy da diết trong tâm hồn của người thi sĩ, đó chính là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Trong không gian mênh mông, rợn ngợp lại chỉ có một mình nên Bà Huyện Thanh Quan cũng không thể dãi bày tâm sự với ai mà chỉ có thể ôm ấp cho riêng mình “Một mảnh tình riêng ta với ta”.
Như vậy, bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan nổi bật lên với cảm xúc u buồn cùng nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết của nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ ấy không chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương, tình yêu chân thành đối với quê hương đất nước mà còn thể hiện được tình cảnh lẻ loi, đơn độc của nhân vật này trong không gian hoang vắng, rợn ngợp của đất trời.
Tham khảo nha ^^
Cùng với Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan là ba gương mặt nhà thơ nữ nổi tiếng nhất thế kỉ XVIII, nếu như thơ của Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo, cá tính thì thơ của Đoàn Thị Điểm lại nhẹ nhàng nhưng vô cùng da diết khi viết về quá khứ huy hoàng đã qua, khi nói về nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Bài thơ Qua đèo ngang là tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan.
Bà Huyện Thanh Quan hay viết về thiên nhiên, phần lớn vào lúc xế chiều, gợi lên cảm giác vắng lặng buồn buồn. Cảnh trong thơ bà giống như bức tranh thủy mặc, chấm phá, diễn tả bằng nghệ thuật ước lệ. tả cảnh để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son của một thời đã qua.
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa”
Khi nhà thơ bước chân đến đèo ngang cũng là thời điểm chiều buông. Hình ảnh bóng xế tà không chỉ gợi ra không gian đất trời khi mặt trời bắt đầu lặn, màn đêm chuẩn bị buông, vừa gợi ra được nhịp vận động lờ lững, chậm chạp của những đám mây trên bầu trời. Không gian được gợi ra có chút hoang vắng, lại ẩn nhẫn sự cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình. “Cỏ cây chen đá lá chen hoa”, tác giả đã điệp từ chen vừa gợi ra cái đông đúc, rậm rạp của cỏ cây nơi mình đặt chân đến, đồng thời lại gợi ra được vẻ hoang sơ, tự nhiên của chốn núi rừng.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Từ láy “lom khom’ gợi ra dáng vẻ của người tiều phu trở về nhà trong khung cảnh chiều buông, “lác đác” lại gợi ra sự thưa thớt, trống vắng của không gian sống, không gian sinh hoạt. Trong hai câu thơ này, bóng dáng con người thấp thoáng dưới núi có phần nhỏ bé, không gian sống chưa kịp gợi lên sự ấm áp thì bị sự thưa thớt về khoảng cách đẩy lùi. Do đó có nói về con người, về sự sống thì cũng không làm cho bức tranh thơ bớt đi vẻ u buồn, tịch mịch. Cuộc sống đã thưa thớt lại tiêu điều đến thê lương với sự lác đác của lều chợ.
Tầm nhìn được mở rộng nhưng lại gợi sâu thêm nỗi cô đơn, trống vắng của con người tha phương nơi đất khách:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Thời điểm chiều tà với không gian vắng vẻ, u buồn thường gợi nhắc con người ta nhớ về quê hương, đặc biệt là đối với những người xa xứ. Bởi đây chính là thời điểm những người thân trong gia đình đều trở về cùng sum họp dưới mái ấm gia đình. Bởi vậy mà trong không gian chiều tà, tại đèo ngang vắng lặng, hoang sơ, nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan hướng nỗi nhớ của mình đến gia đình, đến quê hương. Đây là tình cảm đầy tha thiết, chân thành của một người con xa quê, bà nhớ nhà, nhớ quê hương. Một nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.
Cảnh đèo ngang hiện lên với trời, non, nước đã gợi ra không gian mênh mông, bao la bát ngát mà xa lạ:
“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Trước không gian mênh mông của đất trời, của thiên nhiên,con người thường cảm nhận được sự rộng lớn, rợn ngợp mà thấu hiểu sâu sắc nỗi cô đơn, sự nhỏ bé của mình. Bà Huyện Thanh Quan cũng vậy, xa quê đi thực hiện nhiệm vụ không tránh khỏi những nỗi cô đơn nơi đất khách quê người. “Dừng chân” gợi ra sự nghỉ ngơi của đôi chân, nhưng lại mở ra sự vận động đầy da diết trong tâm hồn của người thi sĩ, đó chính là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Trong không gian mênh mông, rợn ngợp lại chỉ có một mình nên Bà Huyện Thanh Quan cũng không thể dãi bày tâm sự với ai mà chỉ có thể ôm ấp cho riêng mình “Một mảnh tình riêng ta với ta”.
Như vậy, bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan nổi bật lên với cảm xúc u buồn cùng nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết của nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ ấy không chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương, tình yêu chân thành đối với quê hương đất nước mà còn thể hiện được tình cảnh lẻ loi, đơn độc của nhân vật này trong không gian hoang vắng, rợn ngợp của đất trời.
Chúc bn hok tốt ~
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.
Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li
Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn"
Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi"
Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình
Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ.
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.
Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son".
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.
Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn"
Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
"Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi"
Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.
quan hệ từ là từ in đậm
Trong mỗi người đều có một niềm đam mê cho riêng mình và với tôi đó là đọc sách. Đọc sách mang lại những tri thức cho con người. Sách còn giúp tôi thư giãn sau những giờ học hành mệt mỏi. Tôi có rất nhiều loại sách như: sách văn học, sách tìm hiểu tri thức khoa học, sách địa lí – lịch sử… Hễ khi nào có dịp đi nhà sách thì tôi luôn chọn cho mình những cuốn sách bổ ích với bản thân. Tôi luôn trân trọng và giữ gìn cẩn thận những cuốn sách đó
Trong bài thơ “Mao ốc vị thu phong sở phá ca” của Đỗ Phủ, nhờ có năm dòng thơ cuối mà nỗi đau của một người đã trở thành tấm gương phản chiếu nỗi đau của muôn người, muôn nhà. Tình cảnh bi đát mà nhà thơ gặp phải không chỉ gặp ở một vài mảnh đời mà gặp ở muôn đời, muôn người. Kẻ sĩ nghèo rách bất hạnh trong thiên hạ nhiều không kể xiết, nếu có thể, phải dùng đến “nhà rộng muôn ngàn gian” che chắn. Hơn thế, năm dòng thơ ấy còn cho thấy tư tưởng nhân văn cao đẹp của nhà thơ khi đặt nỗi đau chung của đất nước, của muôn người lên trên nỗi đau riêng. Theo tâm lí thường tình, khi nghèo đói rách nát, nhìn những người khác yên ấm, no đủ con người thường có những cảm xúc tủi thân nếu không phải là ganh ghét, tị nạnh. Nhựng ỏ đây, Đỗ Phủ đã vượt lên trên những suy nghĩ thường tình, gạt đi nỗi đau riêng mà ước mơ cho nhân dân cần lao trong thiên hạ một mái nhà chung yên ấm. Ông đã dám đánh đổi hạnh phúc cá nhân lấy hạnh phúc của những cuộc đời chung: chỉ cần mọi người được yên ấm, ông châp nhận riêng mình chịu khổ. Ước mơ của nhà thơ tuy ảo tưởng nhưng rất đẹp, bởi có bắt nguồn từ khát khao về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, ấm no. Và như thế, khố thơ cuối của bài thơ chứa chan một tấm lòng vị tha nhân đạo sâu sắc.
Tư tưởng nhân đạo của một tác phẩm văn học được thể hiện qua các ý:
- Lên án phê phán tố cáo xã hội đương thời.
- Cảm thông với số phận bất hạnh của nhân vật.
- Phát hiện và bày tỏ niềm trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vật.
- Thể hiện niềm tin và khẳng định sự đổi thay cho nhân vật.
Tư tưởng nhân đạo của Đỗ Phủ được thể hiên trong khổ thơ trên hiện lên rõ nét qua lòng thương người. Chính vì thương người nên ông đã quên đi tình cảnh khó khăn cực khổ của mình mà "ước nhà muôn ngàn gian" cho nhân dân. Đỗ Phủ không trách những đứa trẻ ngỗ nghịch ôm lớp nhà tranh của ông đi. Ông cũng không trách chế độ đương thời bất công, để nhân dân khổ cực lầm than trước thiên tai bão lũ. Tư tưởng của ông vượt tầm thời đại khi mong muốn nhân dân đều được ấm no. Nếu được như vậy thì ông nguyện nhận lấy phần khổ về mình. Như thế tư tưởng nhân đạo thể hiện rõ qua lòng thương người, thể hiện niềm mong muốn về cuộc sống yên ổn cho nhân dân. Trong tình cảnh của bản thân còn thiếu thốn, điêu đứng mà Đỗ Phủ có những ước nguyện như vậy thật đáng trân trọng.
a. Con ngựa đá con ngựa đá. Con ngựa đá không đá con ngựa
b. Tôi đã nấu chín được chín cái bánh rồi
c. Tên trộm tranh thủ trộm bức tranh quý giá
a) trên đường đi , Lan đã đá phải 1 cục đá
b) Chín quả trứng gà đang dần chín rồi !
c) các họa sĩ đang tranh luận về bức tranh đó