K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2022

 

Nói đến thơ thiếu nhi không thể không nói đến nhà thơ Trần Đăng Khoa, người nổi lên như một thần đồng thơ của những thập kỷ 60.

Trần Đăng Khoa bắt đầu làm thơ lúc 8 tuổi, lúc Trần Đăng Khoa 10 tuổi thì tập thơ đầu tay Góc sân và khoảng trời được in lần đầu gồm 52 bài với số lượng 10.000 cuốn; năm 1973,Góc sân và Khoảng trời được bổ sung thành 66 bài, in với số lượng lên tới 50.000 bản. Thế là từ đấy, tập thơ này mỗi năm đều được bổ sung thêm và in lại nhiều lần ở nhiều nhà xuất bản khác nhau. Cho đến lần in năm 2002 là lần thứ 50, một con số có lẽ là kỷ lục cho những cuốn sách được tái bản nhiều lần ở nước ta.

Nhiều bài thơ đã đi cùng năm tháng như “Hạt gạo làng ta”, “Trăng sáng sân nhà em”, … những bài thơ làm nên tên tuổi của thần đồng thơ tám tuổi. Sáng tác nhiều nhưng có lẽ thơ Trần Đăng Khoa chưa bao giờ mất đi cái nét tự nhiên, trẻ thơ như thế. Chúng ta cùng suy ngẫm vài điều thú vị qua bài thơ Đám ma bác Giun trong “Tuyển tập thơ Góc sân và khoảng trời ” nhé.

Bác Giun đào đất suốt ngày

Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra

Kiến con đi trước, kiến già theo sau

Cầm hương kiến Đất bạc đầu

Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang

Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng

Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

Đám ma đưa đến là dài

Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà

Kiến Đen uống rượu la đà

Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...

Trần Đăng Khoa .1967

Bác giun chết, thế là lũ kiến kéo ra để làm thịt bác cùng chia phần nhưng vì anh Khoa thương bác, nên anh cho là chúng đi đưa tang bác. Thật là nhân văn mà cũng thật làtrẻ con.

Bài thơ với lời thơ không hoa mĩ cứ trơn tuồn tuột, ý thơ giản dị, trong sáng nhưng đều toát lên được nét hồn nhiên, rất gần gũi với tuổi thơ nông thôn chúng ta.

Mở đầu bài thơ với hai câu thơ mang tính chất thông báo:

Bác giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà.

Bác Giun suốt đời cần mẫn, tận tụy làm cái công việc thầm lặng, nặng nhọc của mình để mưu sinh nhưng cũng đem lại ít nhiều lợi ích cho con người nhưng vì lao động quá sức bác đã đột tử ngay vườn chuối sau nhà.

Nhưng mà cũng có niềm an ủi là bác đi mát mẻ, nhẹ nhàng dưới bóng cây chứ không phải dưới cái nắng chang chang chết cả cá cờ mà Khoa đã tả.

Họ hàng nhà kiến kéo ra

Kiến con đi trước, kiến già theo sau

Nghe đọc hai câu thơ, chúng ta cảm nhận được rằng khi lũ kiến đánh hơi thấy mùi tanh của xác chết chúng đã đàn đàn lũ lũ kéo ra để tranh nhau chia phần ăn bởi vì lâu lâu mới có một bữa tiệc ngon lành đến như thế. Nhưng không! Trần Đăng Khoa đã biến cái đó thành một đám ma đưa bác giun về nơi an nghỉ. Bối cảnh thật là hợp lí và đầy tính nhân văn.

Cầm hương kiến Đất bạc đầu

Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang

Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng

Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

Dẫn đầu đoàn đưa tang bác Giun là lão kiến Đất già làm tăng thêm phần uy nghiêm trang trọng. Đi sau có thể kể đến sự xuất hiện của kiến Cánh, chú ta khóc than bác hàng xóm qua đời một cách thật sự đau xót và thương cảm làm cho ta liên tưởng đến sự ra đi của một con người trong cái tình người với nhau. Không thể để kiến Đất hay kiến Cánh cùng thể hiện mà ngay cả kiến Lửa, kiến Kim, kiến Càng đều cùng cật lực, hăng hái chung sức vào gánh vác phần nặng nhọc về mình để thể hiện ân nghĩa cuối cùng đối với người đã khuất- một con vật hiền lành chịu thương chịu khó. Phải chăng anh Khoa đưa đến chúng ta một triết lí sống ân nghĩa ân tình xóm giềng với nhau.

Đám ma đưa đến là dài

Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà

Kiến Đen uống rượu la đà

Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...

Xin đừng trách kiến Đen. Đám tang nào mà chẳng có người say. Kiến Đen buồn vì sự ra đi của bác Giun mà uống cho say đấy. Đáng trách, đáng giận là lũ kiến Gió. Khi bác Giun mất chẳng biết trốn đi đằng nào, sau khi “Đám ma đưa đến là dài/Đi qua vườn chuối, vườn khoai, vườn cà” mới chịu thò cái mặt ra “chia phần” quả thực vội đến nỗi có chân nhưng không kịp khởi động để chạy mà phải bay mau ra chia phần. Lẽ đời là như thế như đấy, trong xã hội cũng có kẻ này, kẻ khác nhưng vẫn thật nhiều người tốt, nhiều người sống nghĩa tình lắm chứ?

Đọc xong bài thơ, gập sách lại rồi nhưng âm hưởng bài thơ vẫn như còn đó những âm hưởng như nhắc nhở chúng ta hãy sống thật nghĩa tình, trọn vẹn cùng nhau ngay cả đến khi không còn trên cõi đời.

6 tháng 5 2022
Bác Giun đào đất suốt ngày Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà Họ hàng nhà kiến kéo ra Kiến con đi trước, kiến già theo sau Cầm hương kiến Đất bạc đầu Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai Đám ma đưa đến là dài Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà Kiến Đen uống rượu la đà Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...
6 tháng 5 2022

Tham khảo : 

Sách có lẽ là một trong những phát minh quan trọng và vĩ đại nhất của con người. Mỗi cuốn sách là kết tinh từ tri thức và cuộc sống, đọc sách không chỉ là một sở thích mà còn là con đường ngắn nhất để tiếp cận với nền văn minh của nhân loại. Ngày nay, với sự phát triển của những phương tiện điện tử, sách trở nên mờ nhạt trong cuộc sống của mọi người, không còn nhiều người hiểu được giá trị to lớn mà mộ quyển sách có thể mang lại, đó thực sự là một điều đáng buồn. Sau đây là những câu nói nói về giá trị của sách để ta khẳng định sách cần được trở về với đúng vai trò của nó, chứ không đơn thuần chỉ để giải trí.

Tham khảo mạng:>

6 tháng 5 2022

tham khoả trên mạng í

6 tháng 5 2022

Tôi là Thạch Sanh. Khi mới sinh ra đã mồ côi cha. Vài năm sau, mẹ của tôi cũng qua đời. Kể từ đó, tôi sống một mình dưới gốc đa. Gia tài lớn nhất là chiếc rìu cha để lại. Đến khi trưởng thành, tôi được một thiên thần dạy cho nhiều loại võ thuật.

Một hôm, tôi vừa đi gánh củi về, đang ngồi nghỉ dưới gốc đa thì có người đến hỏi chuyện. Anh ta giới thiệu rằng tên là Lí Thông, tỏ ý muốn kết nghĩa anh em với tôi. Vốn sống một mình không nơi nương tựa, tôi liền đồng ý ngay. Rồi tôi dọn đến nhà sống cùng Lí Thông và người mẹ già của anh. Hằng ngày, tôi lên rừng kiếm củi, còn Lí Thông đi bán rượu. Việc lớn nhỏ trong gia đình, tôi đều tự nguyện làm giúp.

Một hôm, tôi đi kiếm củi trở về thì thấy trong nhà đã bày sẵn rượu thịt. Tôi và Lí Thông vừa ăn uống, vừa trò chuyện. Anh ta nói với tôi:

- Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, phải còn mẻ rượu chưa xong, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.

Tôi nghe vậy, chẳng lấy làm nghi ngờ mà đồng ý. Đêm hôm đó, tôi đang lim dim ngủ. Bỗng nhiên, một con chằn tinh to lớn định vồ lấy tôi. Tôi cầm lấy rìu đánh nhau với con quái vật. Nó biến hóa đủ mọi phép thần thông. Nhưng tôi cũng chẳng hề nao núng. Chẳng bao lâu, lưỡi rìu của tôi đã xé xác con chằn tinh làm đôi. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ, nó chết để lại một bộ cung tên bằng vàng. Tôi nhặt lấy bộ cung tên, rồi chặt đầu con quái vật đem về.

Về nhà, tôi cất tiếng gọi anh Lí Thông. Nhưng anh ta và mẹ có vẻ sợ hãi, còn van xin tôi tha mạng. Đến khi tôi bước vào nhà, kể rõ sự tình câu chuyện. Lí Thông mới bảo:

- Con vật này vốn là của nhà vua nuôi, nay em giết nó là mang tội. Nhân lúc trời còn chưa sáng, em hãy trốn đi. Mọi việc cứ để anh giải quyết.

Tôi lấy làm cảm kích, từ biệt Lí Thông rồi trốn về gốc đa cũ. Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nhìn thấy con đại bàng rất to đang quắp một cô gái. Tôi liền lấy cung tên bắn nó bị thương, rồi lần theo vết máu thì biết được hang của đại bàng.

Mấy hôm sau, tôi lấy dân làng mở hội linh đình. Tò mò, tôi đến xem hội. Tình cờ lại gặp được Lí Thông, mừng rỡ chào hỏi. Tôi nghe Lí Thông kể chuyện đang tìm hang của đại bàng để cứu công chúa. Tôi liền kể lại mọi chuyện cho Lí Thông nghe, xin được đi cùng. Đến nơi, tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Tôi đánh nhau với đại bàng, cuối cùng cứu được công chúa. Sau khi đưa được công chúa lên, tôi sai người lấp kín cửa hang lại. Biết mình bị lừa, tôi đánh đi sâu vào hang để tìm lối ra. Đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai. Thì ra đó chính là con trai của vua Thủy Tề. Tôi được mời xuống thủy phủ chơi, tiếp đãi chu đáo rồi đưa trở về nhà. Khi trở về, vua Thủy Tề còn biếu nhiều vàng bạc, nhưng tôi kiên quyết không nhận, chỉ xin một cây đàn.

Đến đây, tôi nhận ra mình đã bị Lí Thông lừa. Tôi đành đi khắp hang để tìm lối ra. Đi mãi đến cuối hang thì thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi lấy dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai. Hỏi ra mới biết chàng là con trai của vua Thủy Tề. Sau đó, tôi được mời xuống Thủy cung chơi. Trước khi trở về, vua Thủy Tề còn tặng cho tôi một một cây đàn thần.

Về đến trần gian, tôi trở về gốc đa cũ. Chưa rõ sự tình thế nào, tôi đã bị đám lính canh bắt vào ngục với tội ăn cắp rồi bị bắt giam. Trong ngục, tôi lấy cây đàn ra đánh. Một lúc sau, nhà vua cho người giải tôi đến. Tôi đem mọi chuyện kể rõ cho vua nghe. Nhà vua lấy làm tức giận, quyết định giao Lí Thông cho tôi trừng trị. Còn hứa sẽ gả công chúa cho tôi. Nể tình xưa, tôi tha cho Lí Thông được trở về quê cũ.

Lễ cưới của tôi và công chúa được tổ chức. Thấy lễ cưới tưng bừng, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn rất tức giận. Họ đem binh lính sang giao chiến. Tôi đem đàn ra gảy. Tiếng đàn vang lên khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, rồi xin hàng. Tôi còn sai người nấu cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy chỉ có một niêu cơm bé xíu, tỏ vẻ coi thường, không muốn ăn. Tôi đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng. Nhưng họ cứ ăn hết, niêu cơm ăn hết lại đầy. Cuối cùng, họ cúi đầu tạ an vợ chồng tôi rồi kéo nhau về nước. Về sau, nhà vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho tôi.

6 tháng 5 2022

đây nha bạn

 

6 tháng 5 2022

(https://olm.vn/thanhvien/thuytrang1898) ko spam linh tinh

9 tháng 5 2022

Kệ mẹ em

9 tháng 5 2022

Lấy cây cột điện mà thọt:))

6 tháng 5 2022

Ko phải từ mượn

Ko phải  từ mượn