K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                                                          Bài học tốt             (Võ Quảng). Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả...
Đọc tiếp
                                                                          Bài học tốt             (Võ Quảng). 
Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả ánh hào quang. 
 
Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước: 
 
- Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Phải đi như ngọn gió kia, đi mãi, đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ. Đi nhiều mới thấy hết được những đổi mới của đất nước. 
 
Nhưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đông, Rùa ngại cái rét. Cái rét nép trong bờ bụi cứ thổi vù vù làm buốt đến tận xương. Phải đợi đến mùa xuân. Mùa xuân nhiều hoa. Đi trên một con đường rải đầy hoa thơm cũng thú vị. Nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông, vì mưa phùn vẫn cứ lai rai, và gió bấc vẫn cứ thút thít ở các khe núi. Phải đợi đến mùa hè. Mùa hè tạnh ráo. Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. Nhưng cái nóng cứ hầm hập. Cả ngày bụi cuốn mịt mùng. Hễ có cơn giông thì đất đá như sôi lên, nước lũ đổ ào ào. Phải đợi đến mùa thu. Quả thật đến mùa thu, Rùa mới cảm thấy rõ rệt mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Nhìn ra, mây đùn tan biến. Đồi núi trải ra như đàn rùa bò lóp ngóp. Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc. Có người bảo đó là lâu đài của Rùa vàng. Rùa lẩm bẩm: 
 
- Ừ! Ta phải đến xem cho biết! Rùa vàng chắc còn giữ cái nỏ bắn một phát giết nghìn giặc của cụ tổ. Chưa đến thăm lâu đài của Rùa vàng thì đến lúc chết ta khó nhắm mắt. 
 
Rùa ra đi. Ngày đầu Rùa chạy, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ hai, Rùa chạy chậm. Ngày thứ ba, Rùa đi. Ngày thứ tư, đi chậm. Ngày thứ năm, Rùa lê từng bước. Cái gì đẩy sau lưng đã biến mất. Con đường hoá gồ ghề. Rùa bước chậm dần… chậm dần rồi… dừng lại! 
 
- Ô kìa! Có ai đó không? Có phải ta đã dừng lại không? Ta mệt rồi! Ta phải nhờ một người khác đi hộ ta. Có thể một con chim Đại Bàng sẽ bay tới. Nó sẽ mời ta: “Mời ngài hãy tạm lên đôi cánh của tôi. Tôi vô cùng sung sướng được đưa ngài đến nơi ngài thích!”. Nhưng ta cũng phải để Đại Bàng nó khẩn khoản năm lần bảy lượt, ta mới chịu ngồi lên lưng nó. 
 
Ngày ngày Rùa nhìn khắp bốn phương. Mịt mù chẳng thấy tăm hơi Đại Bàng đâu cả! Chỉ thấy bên triền núi một chú ngựa chạy nhong nhong. 
 
- Này anh ngựa kia! Chim Đại Bàng đã đến chưa? 
 
Ngựa dừng lại ngạc nhiên: 
 
- Từ khi lọt lòng mẹ, tôi chưa hề nghe tên một con chim kì lạ như thế! 
 
- Nếu vậy, ai đi thế cho ta? 
 
- Cái đó tôi không biết. Nhưng nếu bác đã mỏi chân, thì mời bác cứ lên lưng tôi, tôi chở một chặng… 
 
- Lên lưng…! Ồ!... Ta muốn hỏi: Lưng có phải là chỗ chạy nhanh nhất không? Ta không muốn chậm trễ. 
 
- Chỗ chạy nhanh nhất của tôi là bốn vó. 
 
- Ta phải ngồi vào chỗ đó. 
 
Ngựa đưa ra một chân. Rùa bò lên. Ngựa nhắc Rùa phải bíu vào thật chặt. 
 
Lộp cộp! Lộp cộp! Gió thổi vù vù hai bên tai Rùa. Cây hai bên đường lao về phía sau vun vút. Lá cây cào trên mai Rùa. Một cành cây quật vào đầu Rùa đau điếng. Rùa kêu: 
 
- Ôi! Chậm lại! Chậm lại! 
 
Nhưng cơn lốc càng to. Chợt: Rầm! Đất trời như tối kịt lại. Rùa văng ra xa, chết ngất. 
 
Rùa dần dần tỉnh lại, khắp người như có hàng vạn kim đâm. Rùa mở mắt. Thật quá rùng rợn! Ràu đang nằm giữa vũng máu, và cái mai bị vỡ ra nhiều mảnh! 
 
Cũng may, những mảnh vỡ sau đó lành lại. Nhưng những vết sẹo ngang dọc trên mai vẫn còn trông thấy. Cũng rất may, từ đó Rùa rút ra được bài học tốt. Rùa đã quyết rèn luyện cho mình có được tính kiên nhẫn luyện tập thành công và đã thắng trong cuộc thi với Thỏ. Riêng về chuyện cái mai, mời các bạn hãy xem thật kĩ một con Rùa để biết chuyện tôi kể là có thật.                                                                        
 

1 theo em , cách kể truyện của tác giả giống truyện cổ tích hay ngụ ngôn ?                                                                                      2 nhân vật chú rùa trong truyện có những đặc điểm gì ?

3 em hãy tóm tắt ngắn gọn truyện "bài học tốt"

4 chú rùa trong truyện nhận được những bài học bổ ích gì ?

5 nhân vật chú rùa trong truyện có giống với nhân vật Rùa trong truyện  " Rùa và Thỏ " không ?

 

 

 

0
Đề bài 02:   Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:        “Giặc đã đến chân núi Trâu[ Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ  mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội....
Đọc tiếp

Đề bài 02:   Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

        Giặc đã đến chân núi Trâu[ Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ  mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi  thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy, Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

                                               (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1, trang 17)

Câu 1: Tóm tắt sự việc nêu trong đoạn văn bằng một câu văn.

Câu 2: Giải thích nghĩa của từ “tráng sĩ”. Từ “chú bé” được thay bằng “tráng sĩ” có ý nghĩa gì?

Câu 3: Chi tiết: “ Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” có ý nghĩa gì?

Câu 4:a.Theo em, việc lập đền thờ  Thánh Gióng ở làng Phù Đổng và hàng năm mở hội Gióng có ý nghĩa gì? 

b. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

 

c. Truyện muốn ca ngợi điều gì? Từ điều đó, em hãy rút ra bài học cho  bản thân em.   

0
24 tháng 9 2021

bạn hỏi hay là bạn làm j vậy 

24 tháng 9 2021

um học với con mình ghét nha ấn nhầm nha

24 tháng 9 2021

Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé,vì ai cũng mong chú giết giặc cứu nước: tinh thần yêu nước, căm thù giặc lúc bấy giờ là của cả dân tộc, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái đoàn kết của dân ta thời xưa

12 tháng 3 2022

Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé,vì ai cũng mong chú giết giặc cứu nước: tinh thần yêu nước, căm thù giặc lúc bấy giờ là của cả dân tộc, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái đoàn kết của dân ta thời xưa

24 tháng 9 2021

Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông nội. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.

Nhà tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng… Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.

Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.

Qua những câu chuyện của ông, tôi dần lớn lên. Tôi thầm cảm ơn những ngày tháng được sống cùng ông nội. Vì ông đã dạy cho tôi những bài học thật giá trị. Từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy yêu thương và kính trọng ông rất nhiều.

Tham khảo nhé

Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông nội. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.

Nhà tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng… Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.

Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.

Qua những câu chuyện của ông, tôi dần lớn lên. Tôi thầm cảm ơn những ngày tháng được sống cùng ông nội. Vì ông đã dạy cho tôi những bài học thật giá trị. Từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy yêu thương và kính trọng ông rất nhiều.

︵✰ŦO꙰rᎬv̤̈єŕ๑A͙ʟ0ɲéȸ

Forever Alone

24 tháng 9 2021

Tôi có một kinh nghiệm đáng sợ. Đó là lần đầu tiên tôi bị tai nạn xe máy. Đó là lý do tại sao tôi vẫn không dám điều khiển xe máy. Hôm đó trời mưa to, chị tôi chở tôi đi học. Do trời mưa nên đường rất trơn, có một chiếc ô tô lao về phía chúng tôi. Cả tôi và chị tôi lúc đó đều hoảng loạn. Xe của chúng tôi bị sập và nằm trên chân tôi. Chỉ nghĩ về điều đó, tôi đã có thể cảm nhận được nỗi đau của giây phút đó. Cảm thấy xấu. May mắn thay, chiếc xe kia phanh kịp thời. Sau đó tôi nhập viện. Lúc đó chân trái của tôi bị gãy và tôi phải ngồi xe lăn. Từ trước đến nay, mỗi khi đi xe máy, tôi đều cảm thấy lo lắng. Đây không phải là một trải nghiệm thú vị cho lắm nhưng nó đã giúp tôi và chị tôi gần gũi nhau hơn.

24 tháng 9 2021

Mình biet nà

24 tháng 9 2021

Kb vs mk mk Hướng Dẫn rieng nhá

24 tháng 9 2021

Đáp án là B nha bạn!

24 tháng 9 2021

1 Cô bé quàng khăn đỏ

2Cô bé bán diêm

3 Aladdin và cây đèn thần

4Alibaba và bốn mươi tên cướp

5Đôi giày đỏ

Cô bé Lọ Lem

7 Nàng công chúa ngủ công rừng

8 Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn

9Ông lão đánh cá và con cá vàng

10Hoàng tử ếch

Tóm tắt:

Truyện kể về một cô bé nghèo khổ mồ côi mẹ, sống với một người cha hà khắc hay uống rượu và hay đánh đập con. Cô bé phải đi bán diêm đem tiền về cho cha nếu không sẽ bị đánh. Đêm cuối năm, ngoài trời lạnh cóng, cô bé đi chân đất vì một chiếc giày đã bị xe ngựa cán qua và chiếc còn lại bị một thằng bé xấu tính ném mất nhưng lại không dám về nhà vì chưa bán được que diêm nào. Cô bé ngồi nép vào một góc tường giữa hai căn nhà để mong giữ chút hơi ấm rồi đánh liều quẹt diêm để sưởi ấm. Que thứ nhất quẹt lên, lò sưởi hiện ra. Que thứ hai quẹt lên, bàn ăn và con ngỗng quay trước mắt. Que thứ ba quẹt lên, cây thông noel hiện ra. Và que diêm thứ tư mang hình ảnh của người bà hiền từ hiện về. Nhưng mọi thứ tan biến khi que diêm tắt và cô bé đã chết cóng. Ngày đầu năm đường phố hiện lên hình ảnh một thiên thần với nụ cười trên môi nằm trên tuyết trắng. Cô bé đã lên thiên đàng cùng với bà của mình.

Tác giả: Hans Christian Andersen

#Phương

24 tháng 9 2021

Tham khảo ạ !!

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mở ra trang sử mới cho dân tộc ta, đã giải thích và suy tôn nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo mẹ lên rừng, nửa xuống biển cùng cha. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau . Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước.

24 tháng 9 2021

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mở ra trang sử mới cho dân tộc ta, đã giải thích và suy tôn nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo mẹ lên rừng, nửa xuống biển cùng cha. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau . Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước.