K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

hai yeu thu hahaha co dung ko cac ban

- Địa lí 

Khi đến đây, du khách cảm nhận được sự thanh bình, trong lành và tĩnh tâm. Môi trường cảnh quan tại đây rất xanh, sạch, đẹp, vị trí sơn thủy hữu tình, nhiều hàng cây tạo bóng mát, luôn có người quét dọn thường xuyên. Du khách đến đây đều tự giác thu gom rác vào nơi quy định. Đây là một điểm sáng về công tác quản lý điểm di tích lịch sử văn hóa rất khoa học, không có việc chen lấn, xô đẩy, ồn ào. Trong khu di tích trồng rất nhiều cây xanh các loại. Trong số đó có các cây cổ thụ, tỏa bóng mát quanh năm, soi bóng xuống dòng sông Bạch Đằng thơ mộng, hùng vỹ.

Theo ông Lê Văn Đức, Trưởng BQL khu Di tích Bạch Đằng Giang: khu di tích rộng 20 ha, được xây dựng bởi các nhà hảo tâm. Nơi đây nằm trong quần thể danh thắng Tràng Kênh, được Nhà nước công nhận năm 1962

- Lịch sử 

Tại đây có ngôi miếu cổ thờ các vong linh tử sĩ chiến đấu, hy sinh trên sông Bạch Đằng. Sau đó, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm nâng cấp, tôn tạo. Từ cổng vào, một vườn đá cuội và một trụ đá cao chừng 5m, mặt trước có 7 chữ “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”. Ba mặt trái, phải, sau khắc công lao và thần tích của vua Ngô Quyền, vua Lê Đại Hành và đại vương Trần Hưng Đạo. Đi sâu vào trong là các dãy bonsai, cây cổ thụ. Ngôi đền đầu tiên trong di tích là Tràng Kênh Vọng Đế, thờ vua Lê Đại Hành. Tiếp đó là Linh từ Tràng Kênh thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, người chỉ huy chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, rồi đến đền Bạch Đằng Giang thời Ngô Quyền, đánh thắng quân Nam Hán năm 938.

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là địa điểm cuối cùng trong tứ linh từ của di tích. Ngoài ra, khu di tích Bạch Đằng Giang còn có: đền thờ Thánh Mẫu, khu nhà bảo tàng trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng trong bể thủy tinh. Từ ngôi chùa phỏng theo chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh) được xây trên núi Tràng Kênh, du khách sẽ bao quát được toàn cảnh vẻ đẹp của cả vùng Tràng Kênh. Mới đây, khu di tích xây thêm 3 pho tượng đồng tạc Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, mỗi pho tượng cao 11m, đặt trên quảng trường nổi, hướng ra sông Bạch Đằng, xung quanh là một bãi cọc mô phỏng bãi cọc Bạch Đằng xưa kia… Khung cảnh của khu di tích được tô điểm bởi những hàng cau xanh tốt, như những người lính canh gác nơi tiền tiêu.

3 tháng 1 2020

Tham khảo bài này nhé:

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Rằm tháng giêng

Ví dụ:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài thơ Rằm tháng giêng.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng
1. Hai câu thơ đầu (Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên)

  • Không gian của Rằm tháng giêng cao rộng, tràn đầy sức sống mùa xuân
  • Tâm hồn Bác hòa quyện với cảnh thiên nhiên nên thơ và hữu tình của đêm trăng rằm
  • Tình yêu thiên nhiên, đất nước nồng nàn

2. Hai câu thơ cuối(Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.)

  • Một hình ảnh rất thơ mộng, lãng mạn, tươi sáng
  • Phong thái rất lạc quan, ung dung của Bác và lòng tin vào tương lai tươi sáng của Bac
  • Nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Rằm tháng giêng
Ví dụ:
Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.

3 tháng 1 2020

Bạn tham khảo dàn ý dưới đây:

Dàn ý phân tích bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải

1. Mở Bài

Trần Quang Khải đã viết nên những vần thơ thép, hùng hồn, xúc động trong "Phò giá về kinh" gây ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.

2. Thân Bài

- Hai câu đầu: Những chiến công hào hùng của quân đội nhà Trần:
+ Địa danh: Chương Dương, Hàm Tử: Nơi diễn ra những cuộc chiến ác liệt và dân ta giành thắng lợi.
+ Hành động: Cướp giáo, bắt: sự chủ động đầy dũng mãnh, oai phong
+ Nghệ thuật: Đảo ngữ: nhấn mạnh ý
+ Không khí sục sôi, dũng mãnh, tạo khí thế hào hùng
- Hai câu cuối: Khát vọng đất nước thái bình
+ Nhiệm vụ: Xây dựng đất nước, luyện trí và lực
+ Mong ước: Giang sơn muôn đời yên ấm
=> Lời dặn dò gửi gắm con cháu đời sau

3. Kết Bài

Đọc bài thơ em thấy mình thật may mắn khi được sống trong hoà bình hôm nay, những mong ước, nhắn nhủ của người anh hùng Trần Quang Khải đang ngày được thế hệ sau tiếp thu, nêu cao tinh thần quyết tâm thực hiện.

3 tháng 1 2020

 - Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.

   - Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).

   - Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.

   - Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.

   - Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.



 

3 tháng 1 2020

sgk sinh học 7 đó anh hai ơi

3 tháng 1 2020

bạn hãy cố vặn đầu óc ra mà suy nghĩ nhé những câu hỏi có thể làm được thì hãy làm

3 tháng 1 2020

trả lòi nhiều thôi

3 tháng 1 2020

trả lời:

https://diendan.hocmai.vn/threads/van-7-cam-nhan-qua-deo-ngang-va-ban-den-choi-nha.176102/

bạn vào link và tham khảo nha

học tốt

3 tháng 1 2020

CẢM NGHĨ VỀ BÀI "QUA ĐÈO NGANG" 
mình chỉ làm dàn bài thui!
A) MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nội dung bài thơ.
B) THÂN BÀI:
- Thơ của bà hay nói về hoàng hôn, giọng điệu du hương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp & lưu luyến.
- Trên đường vào Phú Xuân, bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc đâng trào, tác giả đã sáng tác nên thơ " Qua Đèo Ngang".
- Đây là lần đầu tiên, tác giả bước tới Đèo Ngang đứng dưới chân con đèo.
*) 2 câu đề: "cỏ cây chen đá, lá chen hoa"( điểm nhìn gần)
- Nơi đây chỉ có hoa rừng and cỏ dại. Cảnh vật haong sơ đến não lòng.
*) 2 câu thực:
- BP nghệ thuật đối & đảo ngữ sử dụng rất điêu luyện & ấn tượng, âm điệu du hương khi đọc lên ta thấy thật thú vị.
- Điểm nhìn của tác giả đã thay đổi, đứng từ trên cao nhìn xuống & nhìn ra xa. Thế giới con người ở đây là "vài chú tiều". Hoạt động cảu các chú đang "lom khom" vác củi xuống núi. Cảnh vật nơi đây chỉ có mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác.
=> Như vậy cảnh & người đều ít ỏi, cảnh thì hoang vắng, heo hút, nơi con đèo hoang sơ lúc bóng xế tà.
*) 2 câu luận:
- 2 câu thơ tiếp theo tác giả tả âm thanh tiếng chim rừng gọi là bầy lúc hoàng hôn. Điểm âm "quốc quốc, gia gia" tạo âm hương du dương cảu khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người. Tác giả đã lấy cái đông của tiếng chim rừng để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm của Đèo Ngang.
- kà 1 nữ sĩ nên nỗi nhớ nước, nhớ khinh kì Thăng long, nhớ nhà, nhớ chồng con, nhớ làn Nghi Tàn thân thuộc ko thể nào kể xiết.
*) 2 câu kết:
- 4 chữ "dừng chân đứng lại" thể hiện niềm xúc động đến bồn chồn của tác giả. Tác giả nhìn xen ra nhìn gần nhìn 4 phía thấy vô cung buồn đau "ta với ta".
- Tác giả đã lấy cái bao la vô tận của vũ trụ tương phản với cái nhỏ bé để tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người khách trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà, tâm trạng nhớ quê, nhà của nữ sĩ Thanh Quan.
C) KẾT BÀI:
"Qua Đèo Ngang" & bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt cú. Cảnh sắc Đèo Ngang hữu tình thấm 1 nõi buồn man mác. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với tình yêu đất nước, quê hương đậm đà qua 1 hồn thơ trang nhã. E rất yêu thích bài thơ naykf. Ngày nay & mai sau bài thơ vẫn là lời tâm sự của biết bao người.

Cảm nhận bài thơ bạn đến chơi nhà của NK

Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá ... một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

3 tháng 1 2020

Đọc Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta bỗng nhớ đến Cảnh khuya của Hồ Chí Minh và đọc Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, ta liên tưởng đến Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi. Vì sao vậy? Phải chăng hai kiệt tác thi ca là nơi gặp gỡ của hai tâm hồn nghệ sĩ lớn?

Mở đầu hai tác phẩm nổi tiếng này là hai bức tranh thiên nhiên diễm lệ. Cả hai bức tranh ấy đều được phác hoạ bằng nét vẽ đầu tiên đầy ấn tượng: tiếng suối chảy rì rầm, êm đềm và thơ mộng, lãng mạn và quyến rũ:

"Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"

(Bài ca Côn Sơn )

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"

(Cảnh khuya)

Trong cảnh thanh tĩnh của núi rừng, âm thanh của tiêng suối gợi bao cảm xúc. Nó tha thiết như chính thiên nhiên đang vẫy gọi. Nhà thơ của chúng ta bỗng thấy dạt dào cảm hứng. Họ lắng nghe và cảm nhận tiếng suối chảy không chỉ bằng thính giác mà bằng cả tâm hồn mình- một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao và lãng mạn. Tiếng suối chảy róc rách hay chính Đất Trời đang dạo nhạc để cho lòng người ngất ngây?

Hai hình ảnh so sánh thật đẹp, thật độc đáo. Nó giống như hai anh em sinh đôi vậy. Chỉ khác là với Nguyễn Trãi thì tiếng suối là tiếng đàn cầm, còn với Hồ Chí Minh thì tiếng suối lại là tiếng hát. Dù là tiếng đàn hay tiếng hát thì nó cũng là âm nhạc. Nhạc trời hay nhạc rừng? Hay chính bản nhạc yêu đời, yêu cuộc sống đang ngân lên trong tâm hồn thi nhân? Chẳng biết vì sao mà hai nhà thơ ở hai thời đại cách xa nhau như thế lại có chung một cảm nhận. Chao ôi, sự cảm nhận của thi nhân mới tinh tế làm sao! Phải yêu thiên nhiên biết chừng nào, phải hoà hợp, gắn bó sâu sắc với thiên nhiên biết nhường nào mới có thể có những liên tưởng thú vị như thế, mới viết được những câu thơ hay như thế.

Ở bức tranh Côn Sơn của Nguyễn Trãi, ta chiêm ngưỡng một miền khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ. Cùng với tiếng suối chảy rì rầm là hình ảnh của những rừng thông mơ màng, những rừng trúc xanh mát che ánh nắng mặt trời, tạo khung cảnh cho thi nhân ngâm thơ nhàn một cách thú vị:

"Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có trúc bóng râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn."

(Bài ca Côn Sơn)

Ở bức tranh núi rừng Việt Bắc của Hồ Chí Minh, ta chứng kiến một cảnh nên thơ không kém: ánh trăng sáng lung linh, in bóng cây cổ thụ tạo thành một tấm thảm hoa:

"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Thật là hữu tình, nhất là cái tình của thi nhân. Đối với họ, thiên nhiên như là mảnh đất vẫy gọi, là khát khao trở về với chính mình. Chẳng thế mà Nguyễn Trãi viết:

"Dưới núi bao giờ lều sẽ dựng

Đá kê đầu ngủ, suối pha trà"

Và Hồ Chí Minh đã từng tâm sự: Phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa.

Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn như trở về nhà mình, tìm đến miền tự do khoáng đạt để cho lòng tĩnh lặng lại, thư thái lại sau bao nhiêu cay đắng của cuộc đời chông gai sóng gió mà ông nếm trải. Vì thế trong Bài ca Côn Sơn, ta bắt gặp một Nguyễn Trãi đang sống những giây phút thảnh thơi, đang thả hồn mình vào cảnh trí thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên; một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ.

Hồ Chí Minh lại khác, Bác đến Việt Bắc tuy vẫn là trở về nhà mình, nhưng không phải là về để thảnh thơi uống rượu đánh cờ, thưởng nguyệt vịnh thơ, mà về để bận rộn hơn, lo toan, gánh vác giang sơn xã tắc, dựa vào núi rừng để xây dựng chiến khu lãnh đạo kháng chiến:

"Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

Dù trở về thiên nhiên với tư cách nào đi chăng nữa nhưng ở họ vẫn chói ngời lên vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn; nhất là tâm hồn thi sĩ để ngàn đời sau vẫn còn được chiêm ngưỡng những toà tháp nghệ thuật mà họ xây nên.

#9277

3 tháng 1 2020

Giới thiệu với bạn giáo sư Internet...Chị Google hân hạnh tài trợ chương trình này

3 tháng 1 2020

1.Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi.

2.Bình Định có núi Vọng Phu Có Đầm Thị Nại có Cù Lao xanh.

3.Công đau công uổng công thừa Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan.

4.Mẹ ơi đừng đánh con đau Để con đánh trống hát tuồng mẹ nghe.

5.Ai về Bịnh Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.

6.Ai về Bình định thăm bà Ghé vô em gởi lạng trà Ô long. Trà Ô long nước trong vị ngọt Tình đôi mình như đọt mía lau 

7.Anh đi bờ lở một mình Phất phơ chéo áo giống hình trò

8.Chẳng tham ruộng cả ao liền Tham vì cái bút cá nghiên anh đồ.

13.Anh về Đập Đá , Gò găng Bỏ em kéo vải sáng trăng một mình Tiếng ai than khóc nỉ non Vợ chàng lính thú trèo hòn Cù Mông

14.Chiều chiều én liệng Truông Mây Cảm thương Chú Lía bị vây trong thành

15.Non Tây áo vải cờ đào Giúp dân dựng nước xiết bao công trình

16.Cây Me cũ, Bến Trầu xưa Dẫu không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm

17.Ngó vô Linh Đỗng mây mờ Nhớ Mai nguyên soái dựng cờ đánh Tây

18.Hầm Hô cữ nước còn đầy Còn gương phấn dũng , còn ngày vinh quang

19.Bình Định có đá Vọng Phu Có đầm Thị Nại có Cù lao Xanh Lụa Phú Phong nên duyên nên nợ Nón Gò găng khắp chợ mến thương

20.Bên kia sông, quê anh An Thái Bên này sông, em gái An Vinh Thương nhau chung dạ chung tình Cầu cha mẹ ưng thuận cho hai đứa mình lấy nhau

21.Cưới nàng đôi nón Gò Găng Xấp lãnh An Thái, một khăn trầu nguồn Ai về Tuy Phước ăn nem Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm

22.Rượu ngon Trường Thuế mê li Gặp nem Chợ Huyện bỏ đi sao đành

23.Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Gi Sông xanh, núi cũng xanh rì Vào Nam, ra Bắc ai cũng đi con đường này Nghìn năm gương cũ còn đây Lòng ơi! Phải lo nung son sắt kẻo nữa đầy bể dâu - Cầu Đôi nằm cạnh Tháp Đôi Dễ chi nhân ngãi mà rời được nhau

24.Tháp kia còn đứng đủ đôi Cầu còn đủ cặp huống cho tôi với nường ( nàng) Suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Thiếp ngồi dệt vải chỉ mong bóng chàng Dừa xanh trên bến Tam Quan Dừa bao nhiêu trái thương chàng bấy nhiêu Ôm đàn gảy khúc Cầu hoàng Thiếp xin gõ nhịp để chàng lựa dây Bao giờ rừng quế hết cây Dừa Tam Quan hết nước thì em đây mới hết tình Dừa xanh sừng sững giữa trời Đem thân mà hiến cho đời thuỷ chung

25.Muốn ăn bánh ít nhân mè Lấy chồng Hòa Đại đạp chè thâu đêm Muốn ăn bánh ít nhân tôm Lấy chồng Hòa Đại ăn cơm củ mì

26.Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di Sông xanh núi cũng xanh rì Vào Nam ra Bắc cũng đi đường này 27.Anh về Phù Mỹ nhắn nhe Nhắn chị bán chè sao vậy chẳng lên?

3 tháng 1 2020

Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.Mới 
    Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
          Đã thấy xuân về với gió đông,
          Với trên màu má gái chưa chồng.
          Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
          Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
    Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”. Cô gái ấy có thấy thi sĩ đang nhìn mình để thấy Xuân Về hay không? Sao cô lại: “ngước nhìn giời” với đôi mắt trong”. Phải chăng chính là “đôi mắt trong” của cô hàng xóm ấy cộng thêm “màu má” ửng hồng khi gió đông thổi về. Cho thi sĩ của chúng ta “Đã thấy xuân về”.
    Thi sĩ đưa ta vào chiêm ngưỡng kỹ hơn bức họa của mình. Bằng khung cảnh sống động trong khổ thơ sau:
          Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
          Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe.
          Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?
          Gió về từng trận, gió bay đi...
    Xuân về, tết đến ở các làng quê Bắc bộ, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh đám trẻ với khuôn mặt tươi rói theo mẹ theo chị đi chợ tết hoặc đi xem hội làng hội xuân. Để tô điểm thêm cảnh xuân tác giả miêu tả “mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe”. Nắng mới hoe là nắng sớm, nắng xuân ấm áp sau khi mưa bụi vừa tạnh trả lại bầu trời quang đãng.
    Lúc này mới  thấy điểm nhấn của mảnh ghép chính của bức tranh: Lá nõn, nhành non. Dấu hiệu của xuân thật sự chính là đây. Lá nõn là mầm lá mới nhú, nhành non là nhành cây vừa mới nảy lộc chưa kịp cứng cáp. Và một phát giác lý thú của thi sĩ khi nhìn thấy “lá nõn, nhành non” dưới nắng mới sau cơn mưa vừa tạnh, đã phải thốt lên câu hỏi: “ai tráng bạc”. Chẳng có ai tráng bạc lên chúng, có chăng là cái lấp lánh của mầm cây mới cựa mình thức dậy dưới ánh “nắng mới hoe” và còn sót lại chút mưa bụi bám vô những giọt li ti long lanh để thi sĩ thấy như “ai tráng bạc” đấy thôi. Mảnh ghép bức tranh thêm sống động ở câu cuối “gió về từng trận, gió bay đi…” gió xuân mà tác giả cảm nhận nó về “từng trận” rồi bay đi cũng “từng trận” phải chăng gió đã nô đùa quá trớn trên những “lá nõn nhành non” của thi sĩ!
    Còn đây là khổ thơ làm điểm nhấn cho bức họa Xuân Về của thi sĩ:
          Thong thả dân gian nghỉ việc đồng,
          Lúa thì con gái mượt như nhung.
          Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng,
          Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
    Xuân về cũng là lúc những công việc đồng áng của nhà nông tạm xong. Người dân gác lại mọi việc để đón xuân, vui tết. Xuân về  “lúa thì con gái mượt như nhung”. Đây chính là lúc cây lúa bước vào thời kỳ chuẩn bị “ngậm đòng” cây lúa có màu xanh mát dịu làm nao lòng những người con xa quê. Không chỉ có cây lúa, mà mảnh ghép này còn có “đầy vườn hoa bưởi, hoa cam” nhưng là chúng đã “rụng” xuống. chứ không hẳn là còn trên cây. Cho dù hoa bưởi hoa cam ấy đã rụng thì vẫn “ngào ngạt hương bay”  hương bay xa còn nhờ từng trận gió về và đi kia nâng cánh, để cho lũ bướm dập dìu về nô đùa trong vườn mà ở đây thi sĩ dùng hình ảnh chúng “vẽ vòng”.
    Phải chăng hình ảnh “đầy vườn” hoa rụng, còn có ẩn ý trái đã kết, cánh hoa rụng xuống bướm vẽ vòng, chính là biểu hiện vòng tuần hoàn của trời đất, của cây cối, hoa sau khi khoe hương sắc thì nhường chỗ cho trái ngon quả ngọt lớn lên.
    Một mảnh ghép của bức tranh cũng sống động không kém xuất hiện:
          Trên đường cát mịn, một đôi cô,
          Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
          Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
          Tay lần tràng hạt miệng nam mô
    Xuân Về tết đến, trên khắp các ngả đường làng luôn dập dìu các cô các chị ăn mặc thật đẹp để tham gia trảy hội. hoặc đi chùa cầu may. Yếm đỏ, khăn thâm là những trang phục truyền thống của các thôn nữ ở những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20.
    Đường làng không chỉ có các cô mà còn có các “Bà già tóc bạc” chống cây gậy trúc đi chùa. ở đây tác giả đã để cây “gậy trúc dắt” bà già đi, Bởi bà còn bận “tay lần tràng hạt,miệng nam mô”. Một hình ảnh rất thi vị. Cây gậy đi trước ắt hẳn nó là người dẫn đường. Nhưng không phải ai cũng quan sát kỹ để nhận ra điều ấy.
    Bốn mảnh ghép với bốn mảng màu sắc khác nhau, đã được thi sĩ Nguyễn Bính ghép vô bức tranh Xuân Về hoàn hảo. Xuân Về có đôi má ửng đỏ của cô gái chưa chồng, xuân về có đám trẻ xun xoe nô đùa trong xóm, Có “lá nõn nhành non ai dát bạc” Xuân Về có cánh đồng lúa đang thì con gái, có đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, hứa hẹn một mùa trái ngọt phía trước, “Xuân Về” có các cô Thôn nữ bên các bà già tóc bạc đi chùa cầu may.
    Bài thơ “Xuân Về” đã ra đời cách nay gần 80 năm. Nhưng những hình ảnh về phong cảnh làng quê thì vẫn như vừa mới viết đây thôi! Xuân về bây giờ ta vẫn gặp những đôi má ửng hồng, của các cô thôn nữ chưa chồng. Xuân về vẫn gặp bầy trẻ ríu rít, theo bà, theo mẹ đi chợ tết, hoặc đi xem hội. Đặc biệt những “lá nõn nhành non” thì càng không thể không gặp. Xuân về vẫn nhiều lắm những cây gậy trúc dắt các cụ đi chùa đầu năm. Duy chỉ có “Yếm đào mỏ quạ đã biệt tăm” thay vào đó là những tà áo dài tha thướt, hoặc những cánh áo hoa dịu dàng của các cô thiếu nữ hôm nay, trên khắp các ngả đường thôn quê hôm nay dù còn “cát mịn”, đường gạch hay đã “bê tông hóa”  

3 tháng 1 2020

Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước. 
    Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
          Đã thấy xuân về với gió đông,
          Với trên màu má gái chưa chồng.
          Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
          Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
    Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”.

3 tháng 1 2020

cây vàng, cây hoa hoàng yến,...

thường sử dụng phân hữu cơ (NPK)