Câu 1. Từ "chuyền" trong câu nào sau đây bị dùng sai? *5 điểm Nhận được đường chuyền thuận lợi của đồng đội, Quang Hải đã ghi bàn thắng cho đội tuyển Việt Nam. Ở đây có mạng in-tơ-nét với đường chuyền tốc độ cao Thảo được mẹ tặng một chiếc dây chuyền nhân dịp sinh nhật.Câu 2. Câu thơ nào dưới đây có chứa cặp từ đồng nghĩa? *5 điểm Thị thơm thì giấu...
Đọc tiếp
Câu 1. Từ "chuyền" trong câu nào sau đây bị dùng sai? *5 điểm Nhận được đường chuyền thuận lợi của đồng đội, Quang Hải đã ghi bàn thắng cho đội tuyển Việt Nam. Ở đây có mạng in-tơ-nét với đường chuyền tốc độ cao Thảo được mẹ tặng một chiếc dây chuyền nhân dịp sinh nhật.Câu 2. Câu thơ nào dưới đây có chứa cặp từ đồng nghĩa? *5 điểm Thị thơm thì giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà. Con đi đánh giặc mười năm/Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Bầy ong giữ hộ cho người/Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày. Rễ siêng không ngại đất nghèo/Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cùCâu 3. Có bao nhiêu đại từ trong đoạn văn sau đây? "Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”Quý và Nam cho là có lý. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng.”" *5 điểm Ba Năm Sáu BốnCâu 4. Câu tục ngữ nào sau đây không có cùng nội dung với câu: “Góp gió thành bão.”? *5 điểm Năng nhặt chặt bị. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí. Gieo gió gặt bão.Câu 5. Trong câu văn: “ Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.” chủ ngữ của câu là: *5 điểm Lá khộp Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp Mấy con mang Mấy con mang vàngCâu 6. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại? *5 điểm Đô thành Kinh thành Thủ đô Kinh đôCâu 7. Có mấy từ ghép tổng hợp trong câu văn sau? “Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một phần của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi giữ gìn.” *5 điểm Tám Sáu Bảy NămCâu 8. Cho đoạn văn: “Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê rực lên màu vàng của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.”Từ “chúng” trong đoạn văn trên thay thế cho... *5 điểm Trẻ con Những cánh đồng lúa Con đê vàng đang uốn lượn Đàn bòCâu 9. Dòng nào dưới đây chứa các từ ngữ đồng nghĩa hoàn toàn? *5 điểm Cầm, nắm, giữ Tử vong, qua đời, hy sinh Nhìn, xem, ngắm Tàu hỏa, xe lửa, hỏa xaCâu 10. Cho câu văn:“Mỗi lần Tết đến, đứng trước cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.” Câu văn trên thuộc kiểu câu gì xét theo cấu tạo? *5 điểm Câu ghép Câu khiến Câu đơn Câu kểCâu 11. Từ nào bị dùng sai trong câu văn? “Các bạn có nhu cầu nguyện vọng gì thì cứ mạnh dạn đề cử, ban giám hiệu nhà trường sẽ xem xét, sẽ giải quyết.” *5 điểm “mạnh dạn” “đề cử” “xem xét” “nguyện vọng”Câu 12. Dòng nào dưới đây chỉ có các từ đồng âm? *5 điểm nguyên thủy, nguyên sinh, nguyên bản, nguyên tác địa lý, địa ốc, địa phương, địa chất học liệu, học viên, học thức, học viện bảo vệ, bảo vật, bảo hiểm, bảo banCâu 13. Dòng nào sau đấy chưa viết đúng chính tả. *5 điểm Ủy ban Nhân dân Thành phố Vĩnh Yên Liên đoàn Bóng đá Thế giới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đài Truyền hình Việt NamCâu 14. Từ trong dấu ngoặc kép ở câu thơ nào sau đây không được dùng với nghĩa chuyển? *5 điểm Tuổi "thơ" chở đầy cổ tích. Dòng sông lời mẹ "ngọt ngào". Thời gian "chạy" qua tóc mẹ. Lưng mẹ cứ "còng" dần xuống.Câu 15. Quan hệ giữa hai vế trong câu ghép sau là quan hệ gì? “Mặt trời chưa xuất hiện, nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét.” *5 điểm Quan hệ tương phản Quan hệ nguyên nhân – kết quả Quan hệ tăng tiến Quan hệ điều kiện – kết quảCâu 16. Dòng nào nêu đúng tác dụng của dấu hai chấm trong câu sau:“-Hai người nói đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.” *5 điểm Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Đánh dấu chuỗi liệt kê. Đánh dấu nội dung giải thích cho phần đứng trước. Ngăn cách các vế trong câu ghép.Câu 17. Cho câu văn: “Bên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ.”Chủ ngữ trong câu văn trên là: *5 điểm cánh đồng những ngọn khói xanh lơ những tốp trẻ con bên bờ nông giangCâu 18. Cho câu văn:“Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương bằng vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son.” Câu văn trên thuộc kiểu câu gì xét theo cấu tạo? *5 điểm Câu đơn Câu ghép Câu khiến Câu kểCâu 19. Câu nào dưới đây không có thành phần trạng ngữ? *5 điểm Là thầy thuốc nổi tiếng , Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, xong ông đã khéo chối từ. Và tới lúc anh trở tay ném nó đánh xèo một tiếng vào cái chậu nước đục ngầu làm cho chậu nước bùng sôi lên sùng sục thì nó đã biến thành một chiếc rựa vạm vỡ và duyên dáng. Đến tháng năm thì những cây phượng đón lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến. Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San.Câu 20. Đoạn văn sau đây sử dụng những phép liên kết câu nào? “Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch.” *5 điểm Phép lặp Phép lặp, phép thế Phép nối, phép lặp, phép thế. Phép nối, phép lặp. Gửi
Văn mik chép trên mạng nên chỉ dùng để tham khảo Ông nội bạn An là người gần nhà em luôn được mọi người yêu quý. Vào lúc rỗi rãi, bố em thường mời ông nội bạn An sang nhà uống trà và trò chuyện.
Ông nội bạn An năm nay đã bảy mươi chín tuổi. Trông ông thật hiền từ. Nước da ông đỏ au, điểm đôi vết đồi mồi. Chòm râu trắng như cước rủ dài xuống ngực áo. Tóc và lông mày của ông đều bạc cả. Tuổi già, chân ông đã bắt đầu yếu đi. Tuy không phải chống gậy nhưng ông cũng không thể đi nhanh được. Thế nhưng lưng ông vẫn thẳng chứ không bị còng. Ông nói đó là do ông thường xuyên tập thể dục. Ông kể: Hồi trẻ, ông từng là đô vật của thôn đi thi đấu tranh giải cho cả tỉnh. Nhà bạn An còn giữ tờ báo chụp ảnh buổi lễ trao giải đấu vật mùa xuâ năm xưa của ông. Trong ảnh, trông ông phông độ lắm. Bình thường , ông không đeo kính. Chỉ khi nào đọc báo hay xem ti vi ông mới dùng đến kính.
Ông thường ngồi nói chuyện với bố em vào lúc buổi chiều. Giọng ông vẫn khỏe và sang sảng. Những lúc có chuyện gì vui, ông thường qua nhà kể với bố em. Ông ngồi tựa ghế, chuyện trò. Đến lúc cao hứng, ông lại đưa tay vuốt vuốt chòm râu. Có lúc mải nói chuyện, ông cứ cầm mãi chén trà trong tay, quên cả uống. Thỉnh thoảng, ông rủ bố em đánh cờ. Em không biết ai thắng ai thua, chỉ thấy hai người đánh mãi chẳng hết một ván cờ.
Công việc yêu thích của ông là nuôi chim và chăm sóc mấy chậu cây cảnh. Em và bạn An quấn ông lắm. Khi ông choc him ăn, hai đứa cứ sán lại để được ông sai vặt. Khi ông thông dong đi dạo trước ngõ, hai đứa lại quanh quẩn bên ông để được nghe ông kể chuyện, nào là chuyện mấy quả đồi xa xa mấy chục năm trước còn um tùm những cây, nào là chuyện gốc tích của ngôi chùa đầu phố, chuyện cây cầu bắc qua sông Hồng … em có cảm tưởng như nghe suốt cả mùa hè cũng chẳng hết chuyện ông kể.
Mấy hôm liền không thấy ông sang chơi, cả nhà em ai cũng nhắc. Hỏi An, mới biết ông có việc về quê đi giỗ. Vắng ông, ngày nào đi học về em cũng chạy qua hỏi An: “Ông nội cậu đã lên chưa?”. Bạn An cũng mong ông lên lắm. An còn nói nhỏ: “Bảo nhỏ với cậu, đừng nói với bố mẹ tớ. Lần này vê quê, ông sẽ tìm mua một con sáo lên cho nó tập nói”. Hồi hộp thật! Hai đứa bàn hôm nào ông lên sẽ ra tận đầu bến xe buýt để đón ông.
Những lúc học bài và làm một số công việc ba mẹ giao cho xong, em thường sang thăm bà Năm Hợi ở cạnh nhà em. Em thương bà, quý bà không chỉ ở chỗ bà như nội của em mà còn bởi tình cảm của bà đối với em, với lũ nhỏ trong xóm nữa.
Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế. Nghe nội kể lại, cuộc đời của bà Năm là một chuỗi dài những thương đau và vất vả. “Hơn hai năm nay, bà mới được ở ngôi nhà tường, mái ngói như bây giờ. Đó là nhờ Đảng và Cụ Hồ đấy cháu ạ!” Ngôi nhà tình nghĩa do úy ban Nhân dân xã xây cất là niềm an ủi bà những năm cuối đời. Cũng là nguồn động viên cho tuổi già và cũng làm mát lòng, mát dạ hương hồn nơi chín suối của ba người con đã hi sinh vì dân, vi nước. Hôm được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” một đợt với nội, bà nghẹn ngào không nói được nên lời. Đôi dòng lệ tuôn dài trên hai gò má đã nhăn nheo. Nội còn nói: “Giá như thằng Hoàng, thằng Hợi ra đi, để lại một vài đứa cháu thì cũng an ủi cho bà. Ai dè, đứa nào mất đi cũng chưa vợ con gì cả. Bây giờ để bà thui thủi một mình, tội nghiệp quá!”.
Những đêm trăng sáng, lũ trẻ chúng em thường tụ tập ở sân nhà bà, để được nghe bà kể chuyện: nào là chuyện thần thoại, cổ tích… nào là chuyện những năm đánh Mĩ, chuyện chú Hoàng, chú Hợi… Bao nhiêu là chuyện hay. Chuyện nào cũng hấp dẫn và đầy ý nghĩa không kém gì những mẩu chuyện trong sách. Giọng kể của bà êm như một làn gió nhẹ thổi qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu cặn kẽ hơn những năm đánh Mĩ, hiểu được những sự mất mát thương đau mà nhân dân ta phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh. Những năm ác liệt ấy, không chỉ có chồng, con tham gia đánh Mĩ mà bản thân bà cũng đã từng là một chiến sĩ của đội quân tóc dài trong những ngày Đồng Khởi oanh liệt năm xưa.
Bà là hiện thân của đức hi sinh và chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng