K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bởi tôi ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ ngã rạp y như có nhát dao vừa lia qua....
Đọc tiếp
Bởi tôi ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ ngã rạp y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín tận đuôi. Mỗi khi tôi vù lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mờ soi gương được và rất ưa nhìn. Ðầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm má làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi rất lấy làm hãnh diện với và con về cặp râu ấylắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai tay lên vuốt râu” Câu 1: Dế Mèn lấy làm “hãnh diện với bà con” Theo em , Dế Mèn có quyền hãnh diện như thế không?
1
13 tháng 9 2021

Dế Mèn có quyền hãnh diện như thế bởi những đặc điểm đó là những đặc điểm đẹp về ngọa hình của Dế Mèn nên Dế Mèn có quyền hãnh diện với mọi loài khác.

12 tháng 9 2021

con ai thuc ko

huhu 

tui bun qua

12 tháng 9 2021

Câu văn: 

- Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”

Học tốt;-;

@Ngien

 

Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cảm xúc của em khi nghĩ về một người bạn thân: yêu mến, gần gũi, thân thiết, ….

- Điều khiến em và bạn trở thành đôi bạn thân là: cùng có chung sở thích, hay giúp đỡ nhau trong học tập, …

Câu 2 (trang 21 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Em và bạn quen nhau khi mới vào lớp 1, ngồi cùng bàn với nhau. 

- Hoặc em và bạn gặp nhau trong thư viện của trường, cùng đọc chung một cuốn sách yêu thích. 

- Hoặc trên đường về xe em bị hỏng, bạn giúp em đưa xe đến tiệm sửa chữa….

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Theo dõi: Những lời đối thoại giữa hoàng tử bé và cáo.  

+ Xin chào - Xin chào. 

+ Mình ở đây,.. dưới cây táo. 

+ Bạn là ai? … Bạn dễ thương quá - Mình là cáo. 

+ Lại đây chơi với mình đi … Mình buồn quá… - Mình không thể chơi với bạn được… Mình chưa được cảm hóa. 

2. Theo dõi: Chú ý từ “cảm hóa” mỗi khi nó xuất hiện. 

- Cảm hóa: dùng tình cảm tốt đẹp làm cho một đối tượng nào đó cảm phục mà nghe theo, làm theo, chuyển biến theo hướng tích cực. 

3. Theo dõi: Cảm nhận khác nhau của cáo về tiếng những bước chân và về cánh đồng lúa mì. 

- Cảm nhận của cáo: 

+ Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc. 

+ Lúa mì chả có ích gì cho mình. Những đồng lúa mì chẳng gợi nhớ gì cho mình cả… Nhưng bạn có mái tóc vàng óng…. Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn. Và mình sẽ thấy thích tiếng gió trên đồng lúa mì… 

4. Theo dõi: Cáo đã chỉ cho hoàng tử bé cách “cảm hóa” mình như thế nào? 

- Cách “cảm hóa”: 

+ Cần phải rất kiên nhẫn. 

+ Trước tiên bạn ngồi xa mình một chút, như thế, trên cỏ. Mình sẽ liếc nhìn bạn còn bạn thì không nói gì cả. Lời nói là nguồn gốc của mọi sự hiểu lầm. Nhưng mỗi ngày, bạn có thể ngồi xích lại gần hơn. 

5. Theo dõi: Điều gì khiến những bông hồng trên Trái Đất và bông hồng của hoàng tử bé khác hẳn nhau? 

- Vì những bông hồng trên Trái Đất chẳng ai cảm hóa và cũng chẳng cảm hóa ai. 

6. Theo dõi: Hoàng tử bé đã nhắc lại lời nói nào của cáo. 

- Hoàng tử bé nhắc lại những lời của cáo: 

+ Đấy là bí mật của mình. Rất đơn giản: người ta chỉ thấy rõ với trái tim. Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần. 

Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần – hoàng tử bé lặp lại để cho nhớ. 

+ Chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn đã khiến bông hồng của bạn trở nên quan trọng đến thế. 

Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình … - Hoàng tử bé lặp lại, để cho nhớ. 

+ Bạn có trách nhiệm mãi mãi với những gì bạn đã cảm hóa. Bạn có trách nhiệm với bông hồng của bạn… 

Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình… - Hoàng tử bé lặp lại, để cho nhớ. 

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Đoạn trích thuộc chương XXI kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên Trái Đất. Cuộc gặp gỡ này đã mang đến cho cả hai những món quà quý giá. Qua đó giúp ta cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn, có ý thức về trách nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương. 

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Lai lịch của hoàng tử bé và bối cảnh cuộc gặp gỡ giữa cậu với con cáo: Hai nhân vật đều đang cô đơn, buồn bã. 

+ Hoàng tử bé từ một hành tinh khác vừa đặt chân tới Trái Đất đã phải đối diện với nỗi thất vọng, đau khổ khi ngỡ rằng bông hồng của cậu không phải là duy nhất; 

+ Cáo thì đang bị săn đuổi, sợ hãi, chạy trốn con người, … 

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Trong đoạn trích, từ “cảm hóa” xuất hiện 15 lần.

- Qua lời giải thích của cáo: 

+ “cảm hóa” là “làm cho gần gũi hơn” : có nghĩa là kết nối tình cảm, là dành thời gian tìm hiểu về nhau, kiên nhẫn làm thân với nhau. (Cần phải rất kiên nhân – con cáo trả lời. – Trước tiên bạn ngồi xa mình một chút, như thế, trên cỏ. Mình sẽ liếc nhìn bạn còn bạn thì không nói gì cả… Nhưng mỗi ngày, bạn có thể ngồi xích lại gần hơn…) 

+ Khi chưa cảm hóa nhau, hoàng tử bé và cáo chỉ là những kẻ xa lạ, chẳng cần gì đến nhau (Bạn đối với mình mới chỉ là một cậu bé giống như cả trăm nghìn cậu bé. Và mình không cần đến bạn. Còn bạn cũng chẳng cần gì đến mình.); nhưng khi hoàng tử bé cảm hóa cáo thì “tụi mình sẽ cần đến nhau”, và mỗi người sẽ trở thành “duy nhất trên đời”, ….

→ Ý nghĩa từ “cảm hóa” trong văn cảnh: 

+ “cảm hóa” chính là kết bạn, là tạo dựng những mối liên hệ gần gũi, gắn kết tình cảm để biết quan tâm, gắn bó và cần đến nhau. 

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cáo thiết tha mong được kết bạn với hoàng tử bé vì: 

+ Hoàng tử bé cư xử với cáo rất lịch sự, thân thiện – khác với nhiều người trên Trái Đất vẫn coi cáo là con vật xấu tính, tinh ranh, gian xảo. 

+ Cái nhìn của hoàng tử bé thơ ngây, trong sáng, luôn tin cậy và hướng tới phần đẹp đẽ, tốt lành; không bị giới hạn bởi định kiến, hoài nghi… Cậu nhìn cáo bằng đôi mắt hồn nhiên, đầy thiện cảm: “Bạn là ai? Bạn dễ thương quá”. 

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Khi chưa có bạn, cáo sống trong tâm trạng buồn tẻ, quẩn quanh, sợ hãi: “Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau, mọi con người đều giống nhau”. Nhìn cánh đồng lúa mì, cáo chỉ thấy “buồn chán”, tiếng bước chân người chỉ khiến cáo “trốn vào lòng đất”… Nhưng nếu được kết bạn với hoàng tử bé, mọi thứ sẽ thay đổi: “tiếng bước chân bạn sẽ vang lên như tiếng nhạc gọi cáo ra khỏi hang”; “cánh đồng lúa mì sẽ hóa thân thương, ấm áp với cái màu vàng óng như màu tóc bạn…”. 

→ Tình bạn sẽ khiến cho cuộc đời cáo trở nên tươi sáng, đẹp đẽ, tràn đầy hạnh phúc như thể được chiếu sáng. 

- Ý nghĩa của tình bạn: Không có sự gắn bó, niềm yêu thương thì mọi người, mọi vật trong thế giới này sẽ hóa thành nhạt nhẽo, vô nghĩa, “ai cũng giống ai”… 

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cảm xúc của cáo khi chia tay hoàng tử bé: 

+ Mình sẽ khóc mất→ buồn bã.

+ Nhưng cáo sẽ không hối tiếc vì nhờ có tình bạn với hoàng tử bé, cáo sẽ không còn cô đơn, không còn thấy đời mình chỉ có buồn tẻ, sợ hãi. Thế giới xung quanh cáo không còn “buồn quá” mà trở nên rực rỡ, tỏa sáng, ấm áp và rộng mở đáng yêu: Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn. Và mình sẽ thấy thích tiếng gió trên đồng lúa mì…. 

Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Hoàng tử bé nhắc lại những lời của cáo: 

+ Đấy là bí mật của mình. Rất đơn giản: người ta chỉ thấy rõ với trái tim. Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần. 

Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần – hoàng tử bé lặp lại để cho nhớ. 

+ Chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn đã khiến bông hồng của bạn trở nên quan trọng đến thế. 

Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình … - Hoàng tử bé lặp lại, để cho nhớ. 

+ Bạn có trách nhiệm mãi mãi với những gì bạn đã cảm hóa. Bạn có trách nhiệm với bông hồng của bạn… 

Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình… - Hoàng tử bé lặp lại, để cho nhớ. 

- Câu nói chứa đựng “bí mật” mà cáo dành tặng cho hoàng tử bé sử dụng hình ảnh ẩn dụ và mang ý nghĩa triết lí: Con người cần phải biết nhìn nhận, đánh giá mọi thứ bằng tình yêu và sự tin tưởng, thấu hiểu. Chỉ khi “nhìn bằng trái tim”, con người mới nhận ra và biết trân trọng, gìn giữ những điều đẹp đẽ, quý giá…. Đó cũng là bí mật của tình yêu làm nên sự kết nối giữa con người với con người, con người với vạn vật. 

Câu 7 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cáo chia sẻ nhiều bài học về tình bạn như: 

+ Bài học về cách kết bạn: Cần thân thiện, kiên nhẫn, dành thời gian để “cảm hóa” nhau; về ý nghĩa của tình bạn: mang đến cho con người niềm vui, hạnh phúc; khiến cho cuộc sống trở nên phong phú, đẹp đẽ hơn. 

+ Bài học về cách nhìn nhận, đánh giá và trách nhiệm đối với bạn bè: biết “thấy rõ với trái tim”, biết quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, bảo vệ…. 

Câu 8 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cáo cũng là một nhân vật của truyện đồng thoại vì: nó cũng có cử chỉ, hành động, ngôn ngữ nói năng, cảm xúc, suy nghĩ… giống như con người. Nó vừa mang những đặc tính vốn có của loài cáo lại vừa mang những đặc điểm của con người. 

12 tháng 9 2021
I. Tìm hiểu chung 

1. Tác giả

Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri (1900 - 1944)

- Là nhà văn lớn người Pháp.

- Là phi công và từng tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Các đề tài của ông lấy đề tài, cảm hứng từ những chuyến bay và cuộc sống của người phi công.

- Ngòi bút đậm chất trữ tình, trong trẻo, giàu cảm hứng lãng mạn. 

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích Hoàng tử bé, tác phẩm nổi tiếng nhất của Ê-xu-pe-ri.

- Thể loại: Truyện đồng thoại.

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

II. Đọc hiểu văn bản 

1. Cuộc gặp gỡ của hoàng tử bé và con cáo.

a) Hoàng tử bé

- Xuất thân: Đến từ một hành tinh khác. Một hành tinh không có thợ săn, không có gà... → "Chẳng có gì là hoàn hảo".

- Mục đích xuất hiện tại Trái Đất: Đi tìm con người, tìm bạn bè. → Tìm những bản thể giống mình, tìm tình bạn đích thực.

- Tâm trạng hiện tại: Mình buồn quá. → Buồn vì bông hồng của hoàng tử không phải duy nhất.

- Tâm trạng sau khi "cảm hóa":

+ Nhận ra ý nghĩa của "bông hồng", của những vật đã được mình "cảm hóa" và những vật đã "cảm hóa" mình.

+ Tự căn dặn bản thân, lặp lại để cho nhớ những lời dặn dò của con cáo với hoàng tử bé: chú trong lời nói của trái tim, có tinh thần trách nhiệm. 

b) Con cáo

- Xuất thân: Ở Trái Đất.

- Mục đích: Muốn được hoàng tử bé "cảm hóa".

- Tâm trạng hiện tại: 

+ Suy nghĩ về con người: phiền toái (có súng và đi săn), việc được nhất là nuôi gà. → Con người vừa đem lại lợi ích vừa là mối đe dọa với cáo.

+ Thấy trên thế giới có đủ thứ chuyện.

+ Buồn, "thở dài" khi "chẳng có gì là hoàn hảo".

+ Chán nản vì cuộc sống đơn điệu: Cáo săn gà, người săn cáo. Mọi con gà giống nhau, mọi con người giống nhau, không ai "cảm hóa" cáo.

→ Mong cầu được "cảm hóa": "Bạn làm ơn... cảm hóa mình đi!".

- Sau khi đã được "cảm hóa":

+ Buồn bã, khóc khi phải rời xa một người bạn "Mình sẽ khóc mất", "Mình được chứ bởi vì còn có màu lúa mì.". → Từ một vật không có ý nghĩa gì nay lại có ý nghĩa.

+ Nhắc nhở hoàng tử bé phải chú trọng vào tình cảm để cảm nhận, phải có trách nhiệm.

➩ Con cáo được nhân cách hóa như một con người, người bạn. 

➩ Hình ảnh con người đi kiếm tìm ý nghĩa tình bạn.

2. Những ý nghĩa gợi ra từ cuộc gặp gỡ

- "Trên Trái Đất người ta thấy đủ thứ chuyện.".

- "Chẳng có gì là hoàn hảo.".

- Mối quan hệ giữa "Cảm hóa" và tình bạn:

+ "Cảm hóa" xuất hiện 13 lần trong bài, lặp đi lặp lại. → Vấn đề chính mà tác giả muốn đề cập trong đoạn trích.

+ Đó là thứ đã "bị lãng quên lâu lắm rồi". → Xã hội ngày càng trở nên thiếu vắng những tình bạn đích thực.

+ "Cảm hóa" là "làm cho gần gũi hơn...".

→ Tình bạn được xây dựng trên "cảm hóa". 

  • Cáo chưa chơi được với hoàng tử bé vì chưa được cảm hóa.
  • Nếu được cảm hóa thì sẽ đến với nhau. Hoàng tử bé đối với cáo sẽ là duy nhất trên đời và ngược lại.

+ Cách thức cảm hóa: Cần phải kiên nhẫn, mỗi ngày lặng lẽ xích lại gần vì lời nói là nguồn gốc mọi sự hiểu lầm.

+ Ý nghĩa của "cảm hóa":

* Đối với cáo:

  • Khi được cảm hóa thì cáo sẽ được "chiếu sáng", biết thêm một tiếng chân khác khiến cáo chui ra khỏi hang chứ không còn trốn vào lòng đất.
  • Sau khi được cảm hóa thì lúa mì vốn chẳng có ích gì cho cáo sẽ là thứ gợi đến hoàng tử bé mỗi khi thấy nó.
  • Mặc dù khi chia tay rất buồn nhưng vẫn có được nhiều thứ.

* Đối với hoàng tử bé:

  • Bắt đầu nhận ra vấn đề: Một bông hồng đã cảm hóa mình.
  • Khi thăm lại vườn hồng, cảm thấy bông hoa của mình là duy nhất bởi vì "Chẳng ai cảm hóa các bạn và các bạn chẳng cảm hóa ai".
  • "Người ta chỉ thấy rõ với trái tim. Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần.". → Đôi khi con người sẽ lạc lối, sa vào những gì đẹp đẽ mình nhìn thấy trước mắt. Tuy nhiên thứ cốt lõi phải được cảm nhận bằng trái tim chứ không phải đôi mắt.
  • Thời gian mà bạn bỏ ra cho một thứ sẽ khiến thứ đó trở nên quan trọng với bạn.
  • Phải có trách nhiệm mãi mãi với những gì đã cảm hóa (tức là có trách nhiệm với tình bạn).

➩ Ý nghĩa của cuộc đời, tình bạn đích thực.

* Nghệ thuật:

+ Điệp từ, điệp ngữ.

+ Nhân hóa con cáo.

+ Ẩn dụ: hoa hồng.

III. Tổng kết 

1. Nội dung

Nếu cậu muốn có một người bạn là đoạn trích nói lên ý nghĩa và cách thức chân chính để nhìn nhận một tình bạn. Câu chuyện xoanh quanh hoàng tử bé và con cáo cùng định nghĩa về "cảm hóa". Từ đó nêu ra những bài học cuộc đời cho độc giả.

2. Nghệ thuật

Tác giả đã nhân cách hóa thành công nhân vật con cáo phù hợp với thể loại truyện đồng thoại. Bên cạnh đó sử dụng ngôi kể thứ nhất chân thực, những ẩn dụ tinh tế và lối kể gần gũi, hấp dẫn.

12 tháng 9 2021

Thạch Sanh vốn là Thái tử, được Ngọc Hoàng sai xuống trần đầu thai làm con của đôi vợ chồng người nông dân lương thiện nhưng mãi chưa có con. Người mẹ mang thai suốt mấy năm trời mới sinh ra được Thạch Sanh, sau khi sinh chàng, cha mẹ đều mất để lại chàng một mình sống dưới gốc đa, tài sản chỉ có một chiếc rìu của người cha để lại.

Khi lớn lên, Thạch Sanh được các thiên thần trên trời xuống dạy cho võ công và đủ các phép thần thông. Chàng vốn hiền lành, chăm chỉ làm lụng nên bị tên Lý Thông trong làng lừa gạt kết nghĩa anh em nhưng thực chất hắn muốn lợi dụng sức vóc của chàng để làm giàu cho mình. Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa đi nộp mạng cho chằn tinh nhưng nhờ trí thông minh cùng sức mạnh, chàng đã giết chết chằn tinh, bị Lý Thông lừa, cướp công lần 1. Công chúa bị đại bàng cắp đi, Thạch Sanh giương cung bắn rơi đại bàng, cứu công chúa song lại bị Lý Thông lừa lần 2, nhốt dưới hang sâu. Thạch Sanh tự cứu mình và cứu con vua Thủy Tề cũng bị giam dưới đó, được vua trả ơn, chàng chỉ nhận 1 niêu cơm và 1 cây đàn. Bị hồn của chăn tinh và đại bàng vu oan tội trộm vàng, Thạch Sanh bị nhốt vào ngục.

Tiếng đàn của Thạch Sanh đã chữa bệnh câm cho công chúa, chàng được minh oan và được vua gả công chúa cho. Mẹ con Lý Thông bị Trời trừng phạt, biến thành kiếp con bọ hung. Nhờ niêu cơm ăn mãi không hết và tiếng đàn thần kì, Thạch Sanh đã chiến thắng và thu phục 18 nước chư hầu.

12 tháng 9 2021

Ngày xưa ở quận Cao Bình, có hai vợ chồng tuổi giả mà vẫn chưa có con. Thấy học tốt bụng, Ngọc Hoàng sai thai tử xuống đầu thai làm con. Mãi về sau, khi người chồng chết, người vợ mới sinh được câu con trai. Khi cậu vừa khôn lớn thì mẹ chết, cậu sống một mình trong túp lều cũ, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha cậu để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, Lí Thông thấy Thạch Sanh tốt bụng liền kết nghĩa anh em. Bấy giờ trong vùng có con trằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình, mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Với tài nghệ của mình, Thạch Sanh đã giết được Chằn Tinh. Lí Thông đem đầu chằn tinh nộp cho vua dể lĩnh thưởng và được vua phong làm Quận công.

Vua có cô công chúa đến tuổi lấy chồng, nhưng không may trong lễ hội, công chúa bị đại bàng quắp đi. Thạch Sanh thấy liền dùng cung tên bắn gãy cánh đại bàng. Thạch Sanh lần theo vết máu và tìm ra được chỗ ở của nó.

Từ ngày công chúa mất tích nhà vua vô cùng đau đớn. Vua sai Lí Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lấp cửa hang. Trong hang, Thạch Sanh cứu thoát thái tử và được vua Thủy Tề ban thưởng một cây đàn thần.

Hồn của chằn tin và đại bằng hiện lên báo thù Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục.

Từ khi công chúa trở về, nàng không nói, không cười. Không ai chữa được bệnh đó. Chỉ khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa bỗng cười nói vui vẻ.Vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đến, chàng kể hết mọi sự tình. Hiểu ra sự việc vua không giết mẹ con Lí Thông nhưng trên đường về nhà, chúng bị sét đánh và hóa kiếp thành bọ hung. Thạch Sanh lấy công chúa. Thấy vậy các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lấy đàn gẩy, giặc xin hàng. Không thể ăn hết được niêu cơm, quân sĩ kéo nhau về nước. Về sau, Thạch Sanh lên ngôi vua.

xin tiick em nhé

12 tháng 9 2021
  • Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác), những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được sung sướng, hạnh phúc; những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
  • Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Cây khế... Phần thưởng của các nhân vật có thể là lấy công chúc, lên ngôi vua hoặc được hưởng một cuộc sống giàu sang, sung túc.

-Kết thúc thoả mãn nguyện vọng nhân dân

-Ý nghĩa:Ở hiền ặp lành và ngc lại

12 tháng 9 2021

không bt . k cho tui đi

12 tháng 9 2021

Văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn :

Tác giả: Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri

Vị trí đoạn trích: Chương XXI (21)

Phương thức biểu đạt: Tự sự

Ngôi kể: thứ nhất và thứ hai

* P/s: Mình không chắc ở phần ngôi kể, sai xin lỗi ạ *

@Ngien

13 tháng 9 2021

Thể loại: Truyện đồng thoại

Nhân vật: Hoàng tử bé và Con Cáo

* P/s: Thiếu gì bạn nhắc để mình bổ sung nhé, học tốt;-; *

@Ngien

12 tháng 9 2021

mãi mãi là bn tốt

12 tháng 9 2021
Những chi tiết hoang đường, kì ảoÝ nghĩa

- Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già tốt bụng.

- Người vợ có mang nhưng mấy năm sau mới đẻ.

- Vua sai thiên thần xuống dạy Thạch Sanh đủ loại võ nghệ và phép thần thông.

Khẳng định nguồn gốc cao quý, sự lớn lên phi thường của Thạch Sanh.

- Thạch Sanh giết chằn tinh, có được bộ cung bằng vàng.

- Giết đại bàng cứu được công chúa và con trai vua Thủy Tề.

Khẳng định sức mạnh chính nghĩa, trừ hại cho dân của Thạch Sanh.
- Hồn ma chằn tinh và đại bàng hãm hại Thạch Sanh.Sức sống dai dẳng của cái ác.
- Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục giúp công chúa nói được trở lại, chàng được minh oan. Và tiếng đàn khiến binh sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa.Tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa luôn chiến thắng. Nó cũng là quan niệm và ước mơ về công lí, đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình.
- Niêu cơm của Thạch Sanh bé xíu nhưng quân sĩ 18 nước ăn mãi, ăn mãi không hết.Thể hiện tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta qua đó thể hiện ước mơ về cuộc ống no đủ của nhân dân lao động.Người vợ có mang nhưng mấy năm sau mới đẻ.
12 tháng 9 2021

 Xuất thân khác người: Là thái tử của Ngọc Hoàng, xuống trần đầu thai làm người.

- Sự ra đời kì lạ:

  • Người vợ mang thai nhiều năm mà không thấy sinh nở.
  • Người chồng lâm bệnh chết, mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
  • Vừa khôn lớn thì mẹ mất, sống một mình nghèo khổ ở gốc đa.

- Khi trưởng thành, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ phép thần thông, các loại võ nghệ.

=> Thạch Sanh có xuất thân vừa phi thường vừa bình thường. Bình thường vì chàng là con của một vợ chồng nông dân nghèo khổ tốt bụng, lại sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống một mình khổ cực. Phi thường vì chàng lại chính là thái tử của Ngọc Hoàng đầu thai xuống làm người thường, được thần dạy nhiều phép thần thông và các loại võ nghệ.

Tính cách của Thạch Sanh được tập trung thể hiện: thật thà, tốt bụng.

- Một từ được lặp lại hai lần: thật thà (Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay/Thạch Sanh lại thật thà tin ngay)

  • Thạch Sanh dùng cung tên bắn đại bàng.
  • Thạch Sanh xuống hang cứu công chúa.

(2) Em thử dự đoán khi xuống hang, Lý Thông sẽ làm gì?

Lí Thông giết Thạch Sanh, nhận công về mình.

(3) Khi xin cây đàn, Thạch Sanh có biết đó là cây đàn thần không?

Khi xin cây đàn, Thạch Sanh không biết đó là cây đàn thần.

học tốt , xin tiick