K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.  -Chiếc xe này của bạn đấy à?. Cậu bé nói -Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không dấu vẻ tự hào và mãn nguyện. -Ồ, ước gì tôi... Cậu bé ngập ngừng. Dĩ nhiên...
Đọc tiếp

Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

 -Chiếc xe này của bạn đấy à?. Cậu bé nói

-Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không dấu vẻ tự hào và mãn nguyện.

-Ồ, ước gì tôi... Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có một người anh như thế. Nhưng câu tiếp theo của cậu bé nằm ngoài dự đoán của tôi.

-Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế!. Cậu ấy chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai tật nguyền đang ngồi và nói:

-Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Câu 1. Nêu thể loại, ngôi kể và phương thức biểu đạt

Câu 2 Tìm từ mượn, nêu nguồn gốc mượn từ và giải thích nghĩa của từ mượn đó

Câu 3 Tìm từ đa nghĩa với

a) Từ "lưng" trong câu: Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi.

b) Từ "mặt" trong câu: Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm.

Câu 4 Tìm từ láy có trong bài

Câu 5 Tìm câu có cấu trúc nhiều thành phần vị ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu đó.

Câu 6 Nêu nội dung chính của văn bản

Câu 7 Cậu bé trong văn bản trên đã ước mơ điều gì? Em có đồng ý với ước mơ đó không? Vì sao?

Câu 8 Nêu thông điệp của văn bản.

Mọi người giải giúp mình để mình so đáp án đi ạaa :<

0
23 tháng 4 2023

Trong bài thơ 'con nợ mẹ', tác giả Đặng Hải Yến đã thể hiện được tình mẫu tử của mẹ đối với người con yêu dấu và lòng cảm động, sự yêu thương nồng nàn sự chăm sóc nhọc nhằn, đau khổ của con đối với người mẹ vất vả. Nhờ việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã thành công khắc lại những sự siêng năng, những đặc điểm nổi bật mà mẹ có đã nuôi nấng con suốt thời gian bên mẹ. Công lao mẹ già còn lớn hơn cả nền trời bao la, vì con như báu vật, sự hạnh phúc của đời mẹ. Trong bài thơ, tác giả đã dùng những từ ngữ phong phú, miêu tả sát sao những công lao người mẹ trong bài thơ, giúp cho người đọc gợi lại những suy nghĩ chân thành về tình mẫu tử của mẹ đối với cả cuộc đời con. Thông điệp tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta là hãy biết trân trọng tình cảm ngọt ngào của mẹ. Mẹ đã hi sinh, vất vả để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người.

chucbanhoctot

#tranhuyentuanh

4 tháng 5 2023

File: undefined 

23 tháng 4 2023

Giúp tui vớiiiiiiiiiii

*tui can gấp

 

23 tháng 4 2023

Câu có nhiều thành phần vị ngữ là câu có nhiều vị ngữ được dùng để tăng sức hút cho câu nói và làm cho câu chi tiết hơn nha.

23 tháng 4 2023

a. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước (Khổ 1)

- Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:

   + Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh”

   + Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”

   + Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa

⇒ Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này

- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:

   + Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật

   + Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”

⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người.

2. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước và con người (khổ 2 + 3)

- Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh người cầm súng (những người làm nhiệm vụ chiến đấu) và hình ảnh “người ra đồng”, “lộc”- niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.

- Nhịp độ khẩn trương : “Tất cả như…xôn xao” - Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động.

⇒ Nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy…=> Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước.

- Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao…phía trước”.

c. Ước nguyện của tác giả

- Sự chuyển đổi ngôi thứ "tôi" -> "ta"

=> Nói lên quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng

- Điệp ngữ "ta làm", nói lên sự quyết tâm, lối liệt kê :con chim, cành hoa, nốt nhạc -> Yếu tố tạo nên mùa xuân

- Nốt nhạc trầm là biểu tượng cho sự cống hiến thầm lặng

=> Liên tưởng anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sapa", chị quét rác trong "Tiếng chổi tre"

- Giải thích tựa bài thơ

- Điệp ngữ "dù là"

=> Như lời nhắn nhủ giữa người đi trước và người đi sau

- Lối hoán dụ người tóc bạc, tuổi 20 -> tuổi trẻ -> tuổi già -> Sự cống hiến không phân biệt tuổi tác, thứ bậc, giới tính, giai cấp.

d. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

- Giai điệu được cất lên chính là điệu hát truyền thống của xứ Huế mộng mơ

- “Mùa xuân ta xin hát”: không chỉ mở ra không gian nó còn mở ra niềm tự hào về lối sống nghĩa tình của cha ông.

=> Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.

 

23 tháng 4 2023

a. Ý nghĩa nhan đề:

  • Mùa đầu tiên trong một năm, với sự tươi đẹp, tràn trề sức sống của đất trời
  • Nghĩa bóng chỉ phần tuổi trẻ đẹp đẽ nhất của mỗi con người, hoặc cũng là để chỉ phần đẹp đẽ nhất trong tâm hồn con người. Hai từ “mùa xuân” đứng bên cạnh từ “nho nhỏ” thể hiện thái độ khiêm nhường, và vô cùng chân thành của nhà thơ.

b. Khổ thơ đầu: mùa xuân của thiên nhiên

  • Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, thanh mát với những gam màu sắc hài hòa cộng hưởng với âm thanh vang vọng rộn rã báo hiệu một mùa xuân rất sống động, trẻ trung.
  • “Dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc” => Bút pháp chấm phá cổ điển, gợi mà không tả, mở ra khung cảnh mùa xuân xinh đẹp, thanh bình, tươi sáng vô cùng.
  • Tiếng chim chiền chiện, thể hiện sự chuyển động linh hoạt, cùng sự náo nhiệt trong khung cảnh mùa xuân.

c. Khổ thơ thứ 2 và 3: Mùa xuân của đất nước

  • Mùa xuân của đất nước được tạo nên từ hai nhiệm vụ cơ bản ấy là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của “mùa xuân người cầm súng” và nhiệm vụ xây dựng đất nước của “mùa xuân người ra đồng”.
  • Hình ảnh “lộc”: tượng trưng cho những thành quả tốt đẹp, với người lính là sự tự do, độc lập, hạnh phúc của dân tộc, thì thành quả gắn với người lao động chính là sự ấm no, sung túc, giàu có, là sự đổi mới là sức xuân đang dâng trào mãnh liệt trên quê hương.
  • Mùa xuân của đất nước đã được dựng lên từ cuộc đời, từ mùa xuân của biết bao nhiêu thế hệ đi trước, có vất vả, có gian lao.
  • Phép so sánh “Đất nước như vì sao” còn thể hiện lòng tự hào, yêu thương của Thanh Hải với dải đất hình chữ S, nâng tầm Tổ quốc sánh ngang với tầm vóc vũ trụ, đẹp đẽ, rực rỡ và vĩ đại, khiến người người thiết tha ngưỡng mộ, tự hào.

d. Khổ thơ 4 và 5: Ước vọng của nhà thơ:

  • Mong ước được làm chim, làm hoa, làm một nốt trầm để góp thêm vào vẻ đẹp của mùa xuân cuộc đời.

=> Ước vọng của nhà thơ Thanh Hải thật giản đơn, thật khiêm nhường, sự chân thành tuyệt đối, thể hiện lòng yêu cuộc đời tha thiết, mãnh liệt, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của một thi nhân đã ở tuổi gần đất xa trời, nhưng tâm hồn vẫn trong trẻo và xuân sắc vô cùng.

Đề số 8: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:      Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160 000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn...
Đọc tiếp

Đề số 8: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

     Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160 000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển. Ngoài ra, Biển Đông còn cung cấp nhiều loài rong biển có giá trị kinh tế. Riêng biển Việt Nam đã có khoảng 638 loài rong biển. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú đặc trưng cho một vùng biển nhiệt đới.

(Theo Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), An ninh môi trường và hoà bình ở Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2019, tr. 34 - 35)

Câu 1. Thông tin chính mà đoạn trích đưa đến cho người đọc là gì?

Câu 2. Đặc trưng nào của văn bản thông tin đã được thể hiện đậm nét qua đoạn trích?

Câu 3. Hãy so sánh cách nói về “biển bạc” trong đoạn trích trên và trong đoạn thơ sau đây của Huy Cận để rút ra nhận xét về sự khác biệt giữa văn bản thông tin và văn bản văn học:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

       Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

         Cái đuôi em quấy trăng vàng choé

       Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

(Đoàn thuyền đánh cá)

Câu 4. Những thông tin về sự phong phú của sinh vật biển ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hành động của chúng ta hôm nay?

0
Đề số 8: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:      Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160 000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn...
Đọc tiếp

Đề số 8: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

     Biển Đông có đa dạng loài sinh vật biển rất cao và nguồn lợi sinh vật biển phong phú với hơn 160 000 loài, bao gồm 10 000 loài thực vật và 260 loài chim biển. Trữ lượng các loài động vật biển ước tính khoảng 32,5 tỉ tấn, trong đó các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng. Trong vùng biển này còn có nhiều loài động vật quý hiếm, như đồi mồi, rắn biển, chim biển và thú biển. Ngoài ra, Biển Đông còn cung cấp nhiều loài rong biển có giá trị kinh tế. Riêng biển Việt Nam đã có khoảng 638 loài rong biển. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú đặc trưng cho một vùng biển nhiệt đới.

(Theo Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), An ninh môi trường và hoà bình ở Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2019, tr. 34 - 35)

Câu 1. Thông tin chính mà đoạn trích đưa đến cho người đọc là gì?

Câu 2. Đặc trưng nào của văn bản thông tin đã được thể hiện đậm nét qua đoạn trích?

Câu 3. Hãy so sánh cách nói về “biển bạc” trong đoạn trích trên và trong đoạn thơ sau đây của Huy Cận để rút ra nhận xét về sự khác biệt giữa văn bản thông tin và văn bản văn học:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

       Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

         Cái đuôi em quấy trăng vàng choé

       Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

(Đoàn thuyền đánh cá)

Câu 4. Những thông tin về sự phong phú của sinh vật biển ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với nhận thức và hành động của chúng ta hôm nay?

0
23 tháng 4 2023

Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác. Giữa hai đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó (tính chất, trạng thái, màu sắc...), nhằm làm tăng khả năng gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt. Hoặc các bạn có thể hiểu khái quát rằng ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật hiện tượng có tên là A bằng sự vật hiện tượng có tên là B, trong đó A với B có nét tương đồng với nhau.

 

Hoán dụ là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng khác có mối quan hệ gắn bó, gần gũi để tăng sức gợi tả, gợi hình, trong diễn đạt.

Có 4 phép hoán dụ chính trong Tiếng Việt đó là:

  1. Lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể
  2. Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
  3. Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật
  4. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng