K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2022

Người cho bạn phải là người từ 10 SP trở lên, mới có điểm 

Còn nếu thấp hơn thì sẽ ko có điểm, ko có điểm thì sẽ ko có ở bảng sếp hạng đâu

HT

27 tháng 1 2022

ờm thêm nx là Pk trả lời trên 3 dòng

Người Trên 10 SP k sẽ tăng 1 SP

26 tháng 1 2022

Từ xưa đến nay lòng hiếu thảo luôn luôn là một truyền thống của dân tộc ta. Nếu theo nho giáo thì chữ Hiếu luôn đặt lên hàng đầu. Lòng hiếu thảo chính là sự kính trọng, biết ơn của mình đối với ông bà, cha mẹ. Hiếu thảo chính là sự thể hiện hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già. Những người đã có ơn với chúng ta. Cha mẹ là những người để mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta lên người. Hiếu thảo chính là một truyền thống tốt của dân tộc ta đã được gìn giữ từ xưa đến nay. Sống hiếu thảo là một lối sống đẹp, luôn ghi nhớ những công ơn của ông bà, cha mẹ. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Câu ca dao đã có câu

26 tháng 1 2022

Từ xưa đến nay, người dân ta luôn lấy lòng hiếu thảo làm gốc. Và con cháu đời sau cứ thế học tập, noi theo. Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình. Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có, là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm. Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của con người. Mỗi chúng ta được sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục nên người đều là nhà công lao vất vả, to lớn của cha mẹ. Khi nhận về phải biết cho đi, đề đáp những công ơn, tình cảm cao đẹp đó một cách trọn vẹn nhất. Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng. Phải biết chăm sóc cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Khi chúng ta sống với lòng hiếu thảo, không chỉ khiến gia đình ta hạnh phúc mà nó còn là tiền đề quan trọng để tạo dựng tinh thần đoàn kết, lan tỏa thông điệp đạo đức tốt đẹp, tích cực ra xã hội. Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội hiện nay vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên người, những con người và những hành động này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà ai ai cũng nên có. Chúng ta cần yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật… cha mẹ chỉ có một, những gì họ hi sinh cho ta xứng đáng nhận được sự đền đáp trọn vẹn.

26 tháng 1 2022

Tham khảo:

Từ xưa đến nay, người dân ta luôn lấy lòng hiếu thảo làm gốc. Và con cháu đời sau cứ thế học tập, noi theo. Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình. Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có, là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm. Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của con người. Mỗi chúng ta được sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục nên người đều là nhà công lao vất vả, to lớn của cha mẹ. Khi nhận về phải biết cho đi, đề đáp những công ơn, tình cảm cao đẹp đó một cách trọn vẹn nhất. Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng. Phải biết chăm sóc cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Khi chúng ta sống với lòng hiếu thảo, không chỉ khiến gia đình ta hạnh phúc mà nó còn là tiền đề quan trọng để tạo dựng tinh thần đoàn kết, lan tỏa thông điệp đạo đức tốt đẹp, tích cực ra xã hội. Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội hiện nay vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên người, những con người và những hành động này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà ai ai cũng nên có. Chúng ta cần yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật… cha mẹ chỉ có một, những gì họ hi sinh cho ta xứng đáng nhận được sự đền đáp trọn vẹn.

Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:- Thì má cứ kêu đi.Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng :- Vô ăn cơm !Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra :- Cơm chín rồi !Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo :- Con kêu rồi mà người ta không nghe.1. Đoạn...
Đọc tiếp

Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

- Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng :

- Vô ăn cơm !

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra :

- Cơm chín rồi !

Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo :

- Con kêu rồi mà người ta không nghe.

1. Đoạn văn trên sử dụng chủ yếu hình thức ngôn ngữ gì? Đoạn văn đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?

2. Lời của nhân vật con bé vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Qua sự vi phạm đó, em hiểu gì về nhân vật?

3. Ghi lại 1 lời dẫn trực tiếp được dùng trong đoạn văn trên.

4. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, các câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì?

5. Viết đoạn văn TPH cảm nhận về tình cảm sâu nặng của bé Thu dành cho cha.

3

con bé đó vô văn học quá nêu là bố nó chắc phải xuống tẩn cho trận luôn

19 tháng 1 2022

1234567890

Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to :- Thu! Con.Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết...
Đọc tiếp

Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to :

- Thu! Con.

Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.

1. Nhân vật anh trong đoạn văn trên là ai? Hoàn cảnh của cha con nhân vật có gì đặc biệt?

2. Nguyên nhân của vết thẹo dài trên má nhân vật anh là gì? Chi tiết vết thẹo có ý nghĩa như thế nào đối với tác phẩm?

3. Chỉ rõ thành phần biệt lập và khởi ngữ trong đoạn văn trên.

1
18 tháng 1 2022

1. nhân vật anh trg đoạn trích là ông sáu nv trg tác phảm chiếc lược ngà / hoàn cảnh của cha con nhân vật có sự đặc biệt là : nói lên tình cha con sâu nặng giữa bé thu và ông sáu

2.Nguyên nhân: vì tham gia chiến tranh bị giặc taay bắn chúng lên có vết thẹo trên mặt/ chị tiết có vết thẹo trên mặt có ý nghĩa : làm cho khi ông sáu về thì con đã ko nhận ra ông sáu 

3. mình chưa được học đến bạn nha

26 tháng 10 2021

Hoàn cảnh sáng tác. - Bài thơ được sáng tác năm 1948 khi Chính Hữu cùng với đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp. - Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

17 tháng 1 2022

Hai khổ thơ đầu bộc lộ tâm trạng nhà thơ khi nhìn thấy hàng tre bên lăng Bác và hình ảnh dòng người nối dài bất tận ngày ngày vào viếng Bác (Trích dẫn thơ).

- Bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót xa, nuối tiếc. Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng điệu thành kính, trang nghiêm, phù hợp với không khí thanh tĩnh, thiêng liêng nơi Bác Hồ đời đời yên nghỉ. Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu cùa tác giả, như một lời kể mộc mạc, chân tình:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre hát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

- Câu thơ mở đầu đọc lên nghe thật gần gũi thân thương. Đó là tình cảm thắm thiết đượm niềm háo hức của người con từ miền Nam đã đi theo Bác suốt cả cuộc đời giờ mới được thăm Bác. Bởi tất cả mọi người đều là con trung hiếu của Bác, xem Bác như là cha. Cách xưng hô con - Bác mang sắc thái mộc mạc, thân thương khiến ta có cảm giác đây là tình cảm cùa những con người trong cùng một gia đình. Hai tiếng miền Nam vừa gợi địa danh của một nơi xa xôi, vừa khơi gợi một nỗi niềm. Nỗi niềm ba mươi năm chia cắt mà sinh thời Bác luôn mong nhớ miền Nam luôn trong trái tim tôi:

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.
(Trích Bác ơi !, Tố Hữu)

- Hòa trong niềm vui chung đó, người con Nam Bộ xa xôi mới có dịp vê thăm nhà, thăm người cha mà ông hằng yêu mến. Nhan đề bài thơ là Viếng lăng Bác, nhưng vì sao câu thơ mở đầu, tác giả lại sử dụng từ thăm ? Bởi lẽ, viếng là đi đến thắp nhang cho người đã khuất để tỏ lòng thành kính phân ưu. Còn thăm là gặp người thân để trò chuyện, hỏi han sức khỏe hoặc công việc làm ăn. Phải chăng với chãng với cách sử dụng từ thăm ấy, nhà thơ muốn tin rằng, Bác chưa hề mất mà vẫn như đang ở đâu đây xung quanh chúng ta.

- Ngay từ xa, hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc với nhà thơ là hàng tre thân thuộc như thấp thoáng ẩn hiện trong làn sưong sớm. Hàng tre như trải rộng mênh mông qua từ láy bát ngát. Hàng tre xanh xanh, hàng tre bát ngát, hàng tre quen thuộc của làng quê thôn xóm Việt Nam. Quanh lăng Bác có nhiều loại cây quý của mọi miền đất nước. Song, không phải tình cờ mở đầu bài thơ, tác giả lại chọn hình ảnh hàng tre. Từ bao đòi nay, tre luông song hành cùng người dân Việt Nam trong lao động và chiến đấu. Tre dùng để làm nhà cửa, tạo ra những vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Trong chiến tranh, tre là thứ vũ khí hữu hiệu để ngăn bước quân thù. Trong phong ba bão táp, tre luôn che chở cho sự yên bình của người dân. Tre dẻo dai, cứng cáp, kiên cường cũng như tính cách của nhân dân ta không bao giờ chịu khuất phục trước những bạo tàn. Cùng chung cảm nhận đó, nhà thơ Nguyễn Duy viết rất hay về tre:

Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chảng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
(Trích Tre Việt Nam, Nguyễn Duy)

Hay nhà văn Thép Mới thuyết minh về tre trong một tùy bút: Gậy tre, chông tre kiên cường chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại hác, tre còn làm hầm ngụy trang và giữ bí mật... Tre bao bọc, che chờ cho nguời con Việt trong những đêm dài hành quân ra trận. Rừng là nhà, nhà ngụv trang bằng tre nứa, đất làm giường, nứa tre làm gối, tre đã cùng người lập nên những chiến công vang dội, hiên hách.

- Cây tre trong bài thơ của Viễn Phương là hình ảnh vừa tả thực, vừa ẩn dụ tài tình của nhà thơ. Và càng độc đáo hơn với từ đímg, tre đã được nhân hóa như con người. Tre là biểu tượng khí phách con người của dân tộc Việt Nam, một dân tộc luôn cần cù, bình dị mà dũng cảm kiên cường. Để giờ đây, đất nước thanh bình tre vẫn ở đây, vây quanh Bác như hàng triệu con người vẫn mãi mãi bên Bác. Cảm xúc dâng trào theo bước chân Viếng Lăng Bác, nhà thơ viết tiếp:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lãng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bày mươi chín mùa xuân.

- Mặt trời đi qua trên lăng là mặt trời tự nhiên, mang ánh sáng, mang sức sống đến cho muôn loài, là nguồn sáng lớn nhất, rực rỡ nhất. Vậy mà trong chu kỉ chuyến động của mình, mặt trời ấy còn nhìn thấy một mặt trời khác đỏ rực hơn, vĩ đại hơn chính mình. Nghệ thuật nhân hóa mặt trời đi, thấy chứa chan niềm tôn kính ngưỡng mộ Bác, còn mặt trời trong lăng chính là Bác Hồ. Thử hỏi trên đời này còn có gì vĩ đại hơn, chói sáng hơn, rực rỡ hon mặt trời ? Ví ngầm Bác với vầng thái dương, tác giả muốn ca ngợi công đức vĩ đại của Bác. Nếu mặt trời của vũ trụ đem lại sức sống cho muôn loài thì Bác cũng mang ánh sáng độc lập tự do, mang ấm no hạnh phúc cho mọi người, xua tan đêm trường tăm tối, nô lệ áp bức cho dân tộc ta. Nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi sự vĩ đại ở Bác:

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.

- Thật vậy, cả đời Bác chỉ có một ước mơ ai cũng có cơm ăn áo mặc và trẻ em được học hành, chỉ có nhũng người có tấm lòng nhân ái cao cả mới có những suy nghĩ ấy. Công ơn đó làm sao ta có thể quên được. Hơn nữa, nghệ thuật ẩn dụ độc đáo đầy sáng tạo đó còn ngụ ý Bác vĩ đại hon cả mặt trời. Mặt trời của vũ trụ chói đỏ rực đến thế mà vẫn phải nghiêng mình chiêm ngưỡng Bác. Để ghi nhớ công lao to lớn ấy, ngày nào cũng có cả dòng người bất tận vào viếng Bác:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bày mươi chín mùa xuân.

- Điệp ngữ ngày ngày vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng nhân dân khôn nguôi nhớ Bác. Dòng người đi trong thương nhớ là một cách nói đặc biệt gợi lên không gian nghệ thuật: không gian tràn ngập nỗi nhớ thương. Mỗi người với nỗi nhớ thương là một đóa hoa kết nên tràng hoa dâng lên Người, dòng người ví như tràng hoa là một hỉnh ảnh ẩn dụ độc đáo: tràng hoa là hoa kết thành chuỗi dài hoặc thành vòng tròn. Dòng người vào viếng Bác đi từ cửa lăng vào trong lăng rồi trở ra thành một vòng tròn dễ gợi liên tưởng đến tràng hoa. Đó là tràng hoa người, hoa của lòng nhó' thương hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên. Là tràng hoa chứ không phải vòng hoa, bởi vòng hoa là đế viếng người đã khuất, còn tràng hoa gan với những vinh quang, thành quả tốt đẹp được kết thành từ lòng thành kính, ngưỡng mộ.

- Nhìn dòng người xếp hàng vào viếng Bác, nhà thơ có cảm tưởng mỗi người là những đóa hoa. Và tất cả đã kết thành một tràng hoa vô tận kính dâng lên Bác những bông hoa đẹp nhất của lòng tiếc thương vô hạn, của những tấm lòng thành kính, nhớ thương của triệu triệu con người hướng về vị cha già dân tộc. Nghệ thuật ẩn dụ quả là đặc sắc ! Và càng đặc sắc hơn ở phép hoán dụ háy mươi chín mùa xuân. Cái tinh tế của Viễn Phương là dùng ngay cách nói lạc quan hóm hỉnh của Bác. Bác không dùng từ tuổi mà dùng từ xuân. Trong di chúc Bác viết Nay tôi đã ngoài bày mươi xuân. Phép hoán dụ ấy nhằm khẳng định con người trong lòng mùa xuân đó đã sống cuộc sống tươi đẹp, đầy ý nghĩa như những mùa xuân và đã mang đến biết bao mùa xuân cho đất nước, cho mọi người. Bảy mươi chín mùa xuân Bác đã dành trọn cho dân tộc vì cuộc sống ấm no, vì hạnh phúc của nhân dân. Và cuộc đời của mỗi người đã trở nên tươi đẹp, ấm no nhờ mùa xuân Bác tạo ra.

- Hai khổ thơ mở đầu, nhà thơ Viễn Phương nói đến hoàn cảnh ra thăm lăng Bác. Quanh lăng là hình ảnh hàng tre gần gũi, thân thương. Bác yên nghỉ trong lăng như một giấc ngủ dài thanh thản. Đe tưởng nhớ còng lao vĩ đại của Người, ngày ngày dòng người khắp mọi miền Tổ quốc đến viếng và dâng lên Bác những tràng hoa tươi đẹp nhất.

- Qua hai khổ thơ đầu, Viền Phương đã bộc lộ cảm xúc trào dâng khi lần đầu tiên được viếng thăm lăng Bác. Những hình ảnh trong thơ được xây dựng bằng những rung cảm thiết tha cùa nhà thơ. Từ đó tác giả bộc tình cảm chân thành, bình dị mà tha thiết của mình đối với Bác.

- Tình cảm của nhà thơ dành riêng cho Bác hay cũng chính là tình cảm chung của nhân dân miền Nam dành cho vị lãnh tụ kính yêu. Tỏ lòng thành kính với Bác cũng là động lực giúp mọi người sống và làm việc tốt hơn.

16 tháng 1 2022

tui lớp 4 how to answer câu hỏi lớp 9

16 tháng 1 2022
Tui lớp 4 ko bít thông cảm