K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

A. Phân môn Địa lí I/ Trắc nghiệm : Chọn đáp án đúng Câu 1: Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là A. Địa hình, sinh vật, nguồn vốn, khí hậu. B. Khí hậu, địa hình, nguồn nước, đất đai. C. Nguồn nước, dân số, khí hậu, địa hình. D. Đất đai, nguồn vốn, dân số, chính sách. Câu 2: Mật độ dân số là: A. Số dân trung bình của các nước. B.Số người sống trên...
Đọc tiếp

A. Phân môn Địa lí

I/ Trắc nghiệm : Chọn đáp án đúng

Câu 1: Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là

A. Địa hình, sinh vật, nguồn vốn, khí hậu. B. Khí hậu, địa hình, nguồn nước, đất đai.

C. Nguồn nước, dân số, khí hậu, địa hình. D. Đất đai, nguồn vốn, dân số, chính sách.

Câu 2: Mật độ dân số là:

A. Số dân trung bình của các nước. B.Số người sống trên một khu vực rộng lớn.

C.Tổng số dân của thế giới. D.Số người trung bình tính trên đơn vị diện tích.

Câu 3: Các thành phần của tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng gọi là:

A. Điều kiện tự nhiên. B.Yếu tố tự nhiên.

C. Tài nguyên thiên nhiên. D.Nhân tố tự nhiên.

Câu 4: Việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào:

A. Trình độ phát triển của mỗi nước B.Số dân của mỗi nước.

C. Nhu cầu của mỗi nước. D.Thị trường xuất khẩu.

Câu 5 : Đâu không là yếu tố ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất?

A. Đưa các loại cây trồng như cam, chanh từ châu Á sang trồng ở Nam Mĩ.

B. Con người tiến hành trồng rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc.

C. Đưa khoai tây, thuốc lá, cao su… từ châu Mĩ sang trồng ở châu Phi, châu Á.

D. Đưa nhiều loài động vật như bò, cừu, thỏ sang nuôi ở Ô-xtrây-li-a và Niu Di –lân.

Câu 6: Ý nào nói về tác động tích cực của con người đối với sự phát triển và phân bố sinh vật trên Trái Đất?

A. Con người phá rừng, đồi xây dựng các công trình đô thị mới.

B. Con người tiến hành săn bắt động vật quí làm thuốc chữa bệnh.

C. Con người phá rừng bừa bãi làm tuyệt chủng nhiều loài động thực vật.

D. Con người lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật.

Câu 7: Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?

A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.

C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.

D. Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á; phần lớn châu Âu,phía đông của lục địa Bắc Mỹ.

Câu 8: Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực cụ thể nào sau đây?

A. Đồng bằng. B. Hoang mạc, miền núi, hải đảo.

C.Ven biển, các con sông lớn. D. Các trục giao thông lớn

Câu 9: Châu Á là nơi có nhiều thành phố với số dân từ 1 triệu người trở lên vì:

A. Đông dân, nền kinh tế đang phát triển. B.Nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới.

C. Có mức sống cao nhất thế giới. D. Sản xuất công nghiệp là chủ đạo.

Câu 10: Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của

A. Số lượng loài. B. Môi trường sống.

C. Thành phần loài. D. Nguồn cấp gen.

Câu 11: Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật là:

A. Địa hình. B. Con người. C. Khí hậu. D. Sinh vật.

Câu 12: Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?

A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.

B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.

C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

Câu 13: Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở:

A. Đới ôn hòa và đới lạnh. B. Xích đạo và nhiệt đới.

C. Đới nóng và đới ôn hòa. D. Đới lạnh và đới nóng.

Câu 14: Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?

A. Hồ Thác Bà. B. Hồ Ba Bể. C. Hồ Trị An. D. Hồ Tây.

Câu 15: Hồ móng ngựa được hình thành do:

A.Sụt đất B.Núi lửa C.Băng hà D. Khúc uốn của sông

Câu 16: Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của:

A. Số lượng loài. B. Thành phần loài.

C. Nguồn cấp gen. D. Môi trường sống.

Câu 17:Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực, động vật trên Trái Đất?

A. Lai tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi.

B. Mang cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.

C. Khai thác rừng bừa bãi, thu hẹp nơi sinh sống của sinh vật.

D. Trồng và bảo vệ rừng.

Câu 18: Sông, hồ không có giá trị nào sau đây?

A. Là nguồn nước cung cấp cho các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của con người

B. Là phương tiện giao thông đường thuỷ quan trọng.

C. Chiếm 70% lượng nước ngọt trên Trái Đất.

D. Là môi trường để phát triển nghề đánh bắt cá, nuôi thuỷ sản, du lịch nghỉ dưỡng.

II/ Tự luận :

Câu 1: Nguyên nhân nào khiến dân cư thế giới phân bố không đều?

Câu 2: Những tác động nào của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái, môi trường bị ô nhiễm. Biện pháp khắc phục ?

Câu 3: Hãy lấy ví dụ về tác động của con người trong việc khai thác thông minh các nguồn tài nguyên.

GỢI Ý PHẦN ĐỊA LÍ

I/ Trắc nghiệm:

1- B 2- D 3- C 4- A 5- B 6- D 7- D 8- B 9- A

10- C 11- B 12- A 13- C 14- D 15- D 16- B 17- C 18- C

II/ Tự luận

Câu 1: Nguyên nhân khiến dân cư thế giới phân bố không đều:

- Do vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên( Địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước…)

- Do sự phát triển kinh tế.

- Do trình độ của con người.

- Do lịch sử định cư.

Câu 2

- Những tác động của con người làm cho môi trường bị ô nhiễm:

+ Con người xả nước thải công nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lí ra sông, biển gây ô nhiễm nguồn nước.

+ Sự cố trong quá trình vận chuyển dầu, rửa tàu... làm ô nhiễm nước biển, đại dương.

+ Khí thải từ các nhà máy, khí thải do sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch và khí thải của các phương tiện giao thông làm cho bầu không khí bị ô nhiễm.

- Những tác động của con người làm cho nhiều nguồn tài nguyên bị cạn kiệt:

+ Việc sử dụng đất không gắn liền với cải tạo, bảo vệ đất làm nhiều diện tích đất bị thu hẹp.

+ Con người khai thác, phá rừng, đốt rừng làm cho diện tích rừng bị suy giảm

+ Các loại khoáng sản như than, dầu mỏ, sắt,... có nguy cơ cạn kiệt do con người khai thác quá mức.

* Biện pháp :

+ Tăng cường trồng rừng, phủ xanh đồi núi.

+ Cải tạo đất, biến những vùng khô cằn, bạc màu thành đồng ruộng phì nhiêu.

+ Xử lý nước thải, rác thải trước khi xả ra môi trường

+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Câu 2 :

Ví dụ về tác động của con người trong khai thác thông minh các nguồn tài nguyên:

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

- Khai thác nguồn năng lượng từ gió, mặt trời, thủy triều hay sự di chuyển của dòng biển để sản xuất điện, sử dụng trong sinh hoạt,...

 

B. Phân môn Lịch sử:

Giới hạn ôn: Bài 17; Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

I.Trắc nghiệm:

- Đọc kĩ nội dung bài học trong SGK, giải quyết triệt để bài tâp của bài 17- sách Bài tập Lịch sử và Địa lí 6

- Nắm được các mốc thời gian, sự kiện liên quan đến việc họ Khúc giành quyền tự chủ; Dương Đình Nghệ khôi phục nền tự chủ; Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng

II. Tự luận:

Câu 1: Khúc Thừa Dụ đã giành quyền tự chủ như thế nào?

Câu 2: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền( 938)

Câu 3: Đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc?

(- Đã huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo - bố trí trận địa cọc ngầm.

- Đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.

- Đưa nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.) 2024 bn nào cần thì cứ xem nha

 

1
6 tháng 5

Em cần giúp phần nào thì đăng phần đó giúp anh nha

6 tháng 5

- Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển; nơi tiếp giáp với biển được gọi là cửa sông. Lưu vực là phần diện tích bề mặt đất trong tự nhiên mà mọi lượng nước mưa khi rơi xuống sẽ tập trung lại và thoát vào một lối thoát thông thường, chẳng hạn như vào sông, vịnh hoặc các phần nước khác. Các thành phần chính của lớp đất bao gồm không khí (25%), nước (25%), chất hữu cơ (5%) và vô cơ (45%). Rừng nhiệt đới trải từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam, với đặc trưng khí hậu: nhiệt độ trung bình năm trên 21 °c, lượng mưa trung bình năm trên 1 700 mm. Rừng gồm nhiều tầng; trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây. Tác động của con người với thiên nhiên có cả tích cực và tiêu cực: Tích cực: Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ rừng, canh tác theo hướng hữu cơ, bền vững, cải tạo các vùng đất xấu, hoang hoá. Tiêu cực: Khai thác khoáng sản bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân bón hoá học, làm thay đổi các dạng cảnh quan tự nhiên do khai thác khoáng sản, du lịch, sản xuất nông nghiệp. Các loài động vật ở đới ôn hoà, nóng, lạnh: Đới ôn hoà: hươu, cáo, sói, các loài gặm nhấm, sóc, chim. Đới nóng: sóc, chuột, linh dương. Đới lạnh: hải cẩu, chim cánh cụt, cá vo\

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
6 tháng 5

Em tham khảo nhé

1. https://olm.vn/chu-de/ly-thuyet-655126

2. https://olm.vn/chu-de/ly-thuyet-655101

3. https://olm.vn/chu-de/ly-thuyet-655159

4. https://olm.vn/chu-de/ly-thuyet-655132

5. https://olm.vn/chu-de/ly-thuyet-655180

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
6 tháng 5

1. Ghềnh đá đĩa thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

2. Vùng tứ giác Long Xuyên thuộc địa phận 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
6 tháng 5

Em tham khảo nhé

https://olm.vn/chu-de/ly-thuyet-655132

8 tháng 5

emcảm ơn cô

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
6 tháng 5

Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nhanh chóng chủ yếu do tác động của con người thông qua các hoạt động kinh tế (phát triển công nghiệp, dịch vụ) và ý thức không bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên làm lượng khí CO2 tăng lên nhanh chóng, ô nhiễm môi trường.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
6 tháng 5

Em tham khảo nhé

https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/bien-doi-khi-hau

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
6 tháng 5

Em tham khảo nhé

https://olm.vn/chu-de/ly-thuyet-655132

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
6 tháng 5

Em tham khảo nhé

https://www.yenbai.gov.vn/Pages/Vi-Tri-dia-Ly.aspx?ItemID=7&l=vitridialy

6 tháng 5

em cảm ơn ạ

5 tháng 5

~>`)~~~

đới lạnh :

+ khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nhiệt

+thực vật chủ yếu là rêu, địa y,...

+ động vật chủ yếu là các loài chịu lạnh, di cư

- đới ôn hòa:

+khí hậu ôn hòa, các mùa trong năm rõ  rệt

+ thực vật chủ yếu là rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng hỗn hợp, thảo nguyên,...

+ động vật đa dạng cả về số loài và số lượng mỗi loài

- đới nóng:

+ khí hậu cao và lượng mưa lớn

+ thực vật và động vật vô cùng phong phú, rừng nhiệt đới phát triển mạnh.

 

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
6 tháng 5

Tác động của con người làm tài nguyên suy thoái: khai thác quá mức, khai thác không đi đôi với bảo vệ, khai thác không có kế hoạch,....