Xác định biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:
Vì lợi ích trăm năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Quốc ca Việt Nam - một bài hát từ lâu đã trở thành một phần linh thiêng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Bài hát đã được sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt.
Theo lời kể của nhạc sĩ Văn Cao, khi còn trẻ, ông là một thanh niên khá nổi. Bạn bè thường khen ngợi ông là tài hoa, am hiểu cả thơ ca và hội họa. Nhưng ít ai biết răng, ông cũng đã có một khoảng thời gian khá dài chìm trong tuyệt vọng, không tìm thấy lẽ sống cho cuộc đời mình. Cho đến khi đã gặp được anh Ph.D. Qua anh Ph.D., ông lại biết được anh Vũ Quý. Sau khi trò chuyện với Vũ Quý ông như được giác ngộ, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình. Không còn sa vào những buồn chán, thất vọng, ông khao khát được tham gia cách mạng, mong muốn vào chiến khu cùng những người anh em đứng lên cầm súng giết quân thù. Nhưng nhiệm vụ ông nhận được là sáng tác nghệ thuật.
Lúc mới bắt đầu sáng tác “Tiến quân ca”, nhạc sĩ Văn Cao chưa một lần cầm súng cũng chưa từng được gia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài. Ông chưa từng biết chiến khu, chỉ biết đến những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Ông chưa gặp các chiến sĩ trong khóa quân chính đầu tiên để biết họ hát như thế nào. Nhưng bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, trên căn gác nhỏ phố Nguyễn Thượng Hiền, ông đã hoàn thành bài hát “Tiến quân ca” trước sự chứng kiến của Ph.D. - người chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca,anh Vũ Quý - người đầu tiên biết đến bài hát và ông Nguyễn Đình Thi - người xướng âm ca khúc đã rất xúc động.
Bài hát ra đời và nhận được sự ủng hộ của mọi người. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, bài hát lần đầu tiên được công bố rộng rãi trong một cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Trước Quảng trường Nhà hát lớn, hàng ngàn người cất cao tiếng hát, hòa vang đầy khí thế hào hùng. Những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát đến tay mọi người trong hàng ngũ các công chức tham dự buổi mít tinh. Lần thứ hai Tiến quân ca được xuất hiện là trong một cuộc mít tinh diễn ra vào ngày 19 tháng 8. Hôm đó, hàng ngàn người cùng những em thiếu nhi cất cao lời ca, tiếng hát; thét lên tiếng căm hờn bè vào mặt lũ đế quốc tàn bạo với niềm tự hào về chiến thắng của cách mạng.
Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam đã ra đời như vậy, trong thời đại lịch sử đánh dấu buổi bình minh mới của đất nước. Tác phẩm mang một giá trị lịch sử to lớn đối với dân tộc Việt Nam.
HT
a.
Các từ láy: phong phanh, dẻo dai.
b. BPTT: nhân hóa.
c.
Chỉ: trắng lòng, xanh cật, săn gân, ngay thẳng.
Tác dụng: giúp miêu tả rõ dáng hình cây tre, tăng giá trị gợi hình cho câu thơ.
d. Phẩm chất: ngay thẳng, đoàn kết, yêu thương.
Gợi ý cho bạn những suy nghĩ:
- Phẩm chất ngay thẳng cao đẹp được gìn giữ bao đời nay.
- Không một con người Việt nào mà không cần có phẩm chất đó.
- Bản thân em cũng thừa hưởng phẩm chất đẹp đẽ ấy, sự yêu thương đoàn kết.
- ....
Ý nghĩa:
+ Đất được rửa phèn, mặn, chua.
+ Mọi thứ được sạch sẽ hơn.
+ Có ích cho công nghiệp thủy điện.
Mọi thứ được sạch sẽ hơn
Đất được rửa phèn, mặn, chua.
Có ích cho công nghiệp thủy điện.
Người thân trong gia đình là một điểm tựa tinh thần của mỗi người. Bởi vậy mà chúng ta cần trân trọng những trải nghiệm đáng nhớ về họ.
Năm nay, bố mẹ của em đã quyết định sẽ gói bánh chưng để ăn Tết và biếu ông bà. Trước đó, mẹ đã chuẩn bị mọi thứ đầy đủ như lá dong, đỗ xanh, thịt mỡ, gạo trắng, lạt mềm… Mẹ nói rằng đây là những nguyên liệu quan trọng để gói một chiếc bánh. Đến tối hai mươi bảy Tết, cả nhà em cùng ngồi gói bánh chưng.
Trước đây, bố mẹ hay mua bánh ở bên ngoài nên em không có dịp trải nghiệm. Đây là lần đầu tiên em được xem gói bánh chưng. Công đoạn gói quả thật khó khăn. Bố vừa gói bánh, vừa giải thích cho em nghe. Trước đó, mẹ đã phải ngâm đỗ và gạo từ hôm trước để hôm sau kịp có nguyên liệu gói bánh. Em xin bố được gói thử một cái bánh. Bố đã hướng dẫn em từ bước xếp lá, đến cho các lớp nguyên liệu rồi gói lại. Dù còn hơn méo mó và buộc lạt chưa chặt nhưng em vẫn thấy rất vui. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, công việc gói bánh đã xong xuôi.
Tối hôm đó, em còn thức để canh nồi bánh chưng. Tiếng nước sôi kêu lục bục trong nồi nghe thật vui tai. Trải nghiệm bên người thân thật thú vị, ấm áp biết bao.
Một trải nghiệm thú vị vào dịp Tết khiến em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Em mong rằng sẽ có thêm những kỉ niệm đẹp như vậy bên người thân của mình.
Mỗi dịp Tết luôn mang theo không khí hân hoan với những nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu. Tết năm nay, em đã có một trải nghiệm thú vị đó là được gói bánh chưng cùng ông bà- một món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc
Chiều hai mươi tám Tết, mẹ em đã đi chợ để mua các nguyên liệu để gói bánh: gạo nếp, đỗ xanh, thịt, hàng, lá dong, lạt buộc. Sau khi mua về, lá dong, gạo nếp, đỗ xanh được vo rửa sạch sẽ, để vào rổ cho ráo nước. Thịt mỡ được mẹ đem đi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, rồi mẹ còn ướp thêm một chút muối, tiêu và hành.
Tới chiều, cả nhà em cùng nhau gói bánh chưng trước hiên nhà, không khí thật đầm ấm. Ông nội làm từng bước rất chậm để em quan sát và làm theo. Những chiếc lá dong được ông căn gấp rồi cắt gọn gàng. Trước tiên em em đặt lạt dưới khuôn, lấy hai chiếc lá xếp vào khuôn theo sự hướng dẫn của ông, sau lót thêm một vài chiếc lá bên dưới. Sau đó, lần lượt cho các nguyên liệu là một lớp gạo nếp, một lớp đỗ và vài miếng thịt rồi lại tiếp tục phủ một lớp đỗ, gạo nếp lên, đặt thêm mấy lá dong rồi gói lại, vừa gói vừa nắn sao cho chiếc bánh thật vuông vức. Bước cuối cùng là lấy lạt tre buộc lại sao cho thật chắc, tránh khi luộc lá bị bung ra.
Sau một khoảng thời gian khá lâu, em mới gói xong chiếc bánh của mình. Bà ngồi bên cạnh hỗ trợ em buộc lạt, bà còn kể lại câu chuyện bánh chưng bánh giầy xa xưa. Chiếc bánh đầu tiên em gói không được cân đối cho lắm nhưng em vẫn thấy rất vui vì được tham gia cùng ông bà, bố mẹ chuẩn bị Tết. Ông bà vẫn dành cho em lời khen ngợi, chiếc bánh sau chắc chắn em sẽ gói được đẹp hơn.
Trải nghiệm gói bánh chưng giúp em hiểu hơn về Tết cổ truyền của dân tộc. Cũng nhờ có trải nghiệm này, em đã có những giây phút vui vẻ, ấm áp bên gia đình mình.
Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một văn bản độc đáo và để lại trong lòng người đọc một ấn tượng sâu sắc. Trước hết văn bản độc đáo ở nhan đề. Nhan đề là sự kết hợp giữa hai vế có nội dung mang tính chất đối lập. Vừa nhắm mắt mà vẫn mở cửa sổ. Thường thì con người ta mở cửa sổ để ngắm nhìn không gian ngoài kia, nhưng theo nhan đề thì các nhân vật trong tác phẩm dường như đang cảm nhận cuộc sống theo một cách thức mới lạ. Bên cạnh đó, ý nghĩa mà văn bản đem lại chính là những khoảnh khắc chậm rãi rất đỗi đời thường. Văn bản viết về những bài học nhỏ mà người bố dạy cho con về tình yêu thiên nhiên và sự biết ơn đối với những món quà. Người bố trong câu chuyện đã tự tay trồng những bông hoa trong vườn, sau đó dạy cho đứa con của mình nhắm mắt để cảm nhận, ngửi rồi gọi tên của những bông hoa. Người bố đã thành công gây dựng tình yêu thiên nhiên trong đứa con của mình. Không chỉ vậy, cách mà người bố trân trọng đón nhận những món quà đơn sơ của cậu bé Tí đã dạy người con nhận ra ý nghĩa của việc nhận hay cho một món quà. Như vậy, văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” đã đưa ra một cách cảm nhận thiên nhiên xung quanh ta: cảm nhận bằng mọi giác quan. Đồng thời gửi đến thông điệp về món quà và cách gửi quà, nhận quà. Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, tình cha con và tình cảm với những "món quà" của các nhân vật.
Nếu đúng mong bạn vote cho mình 5* nhé !
Tham khảo
Nhà văn Nga nổi tiếng Xantưkốp Sêđrin đã từng khẳng định: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết!” Bao năm tháng có qua đi, những cuộc chiến được dựng lên và san bằng, lịch sử đã sang trang mới nhưng văn học vẫn chưa bao giờ thôi hết sức hấp dẫn. Phải chăng là chức năng kì diệu của nói, mà như Hoài Thanh nói trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.
Khi những con chữ được viết ra trên trang giấy bởi những xúc cảm của nhà thơ với cuộc đời, để hướng tới sự đồng cảm và gửi gắm những thông điệp nào đó, ta có văn chương. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”- văn chương khơi lên trong lòng chúng ta những tình cảm, những trạng thái mà ta chưa từng biết đến, với những tình cảm sẵn có, văn chương giúp chúng ta “luyện” để sống thật với những cảm xúc, và cũng để sống đẹp hơn. Đó là những nỗi yêu, ghét, giận hờn thường ngày, là thái độ trân trọng và yêu quý cái đẹp cũng như biết đấu tranh để loại bỏ cái xấu xa, tàn ác. Đó chính là thiên chức, là sức mạnh kì diệu của văn chương.
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, hay chưa có cơ hội được trải nghiệm. Mỗi chúng ta, là con của đất nước Việt Nam đều mang trong mình lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Nhưng trong thời hòa bình, ấm no, tình cảm ấy dường như đã bị ngủ quên. Khi ấy, những áng văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh chính là minh chứng rõ nhất. Bác đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, tính cảm ấy luôn sôi nổi, mãnh liệt và chân thành. Từ thuở Bà Trưng, Bà Triệu; từ người già đến người trẻ, từ chiến sĩ đến nhân dân, từ nam nữ công nhân cho đến chính phủ, … Tình yêu nước được thể hiện rất đa dạng và phong phú. Khi ấy, ta chợt thấy hình như, một làn sóng mới, hình như tình yêu nước cũng đang dâng trào trong ta. Từ đó, có ý thức trách nhiệm với tổ quốc.
Đến với văn chương, ta còn được sống trong những trang thơ đẫm lệ, được chứng kiến cảnh chia li sầu thảm và tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ sau giây phút tiễn chồng ra trận:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
Cả không gian nhuốm màu xanh buồn thảm, từ xanh xanh nhẹ nhàng đẩy lên xanh ngắt cực điểm như nỗi sầu buồn của người chinh phụ cứ ngày thêm chồng chất không thể hóa giải. Câu hỏi cuối đầy day dứt: Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn? Thiếp đâu thể biết lòng chàng, ngay cả sự sống của chàng cũng không biết. Nhưng rõ ràng nỗi sầu của thiếp đã đong đầy cả đất trời, ngấm vào cảnh vật. Những câu thơ ngắn gọn, dẫu không ở trong xã hội phong kiến bấy giờ, ta cũng có thể thấu hiểu nỗi lòng của con người thuở trước.
Không chỉ vậy, văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Nỗi yêu ghét, buồn vui ngày thương ai chẳng có, nhưng đến với văn chương, ta được sống trọn vẹn với từng cung bậc cảm xúc. Khi tình yêu quê hương hòa cùng với tình yêu đôi lứa, ta có những câu thơ như những câu hát phất lên đầy sức sống:
“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,
mênh mông bát ngát
Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng
bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”
Khung cảnh đất nước quê hương mới bát ngát, rộng lớn làm sao! Câu hò của ta cứ ngang dọc, thênh thang trong biển rộng sông dài. Hình ảnh cô gái hiện lên như “chèn lúa đòng đòng” đầy sức sống và xinh tươi dưới ngọn “nắng hồng ban mai” trong mùa gặt hái. Câu thơ căng tràn sức sống, niềm tin yêu đối với quê hương cũng như con người. Nhưng có lúc, ca dao cho ta sống với những số phận bi thảm, những tiếng kêu đau thương của con người:
“Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”
Số phận người nông dân trong xã hội cũ chỉ là con sâu, cái kiến, kêu trời trời không thấy, kêu đất mà đất chẳng nghe. Cuộc đời của họ chỉ như những con vật: tằm, kiến, hạc, cuốc để cho bè lũ phong kiến áp bức, bóc lột. “Thương thay” hay là thương cho chính mình, cho số kiếp của mình để rồi cất thành tiếng kêu bi phẫn:
“Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”
Như vậy, đến với văn chương, chúng ta đã được sống trong thế giới của tình cảm, cảm xúc một cách trọn vẹn: được cảm nhận những nỗi đau của con người cách ta hàng trăm năm, yêu và giận hết mình với con người. Như thế, ta biết sống đẹp hơn, biết trân quý cuộc sống của mình và hướng mình tới cái đẹp, cái thiện. Đó chính là giá trị của văn học, cũng là bí quyết để nó nằm ngoài quy luật băng hoại của cuộc sống.
Dàn bài cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh
Mẫu: Nhà văn Pháp Ana- tôn Prăng - xơ từng nói: "Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người". Và những câu thơ trong "Quê hương" của nhà văn Tế Hanh đã làm cho em gặp được một tâm hồn người.
Thân bài:
- Nội dung bài thơ ?
- Phân tích:
+ Khổ 1:
-> Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu ngay quê hương của mình:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
--> Làm người đọc biết được quê hương của tác giả, đó là ở cạnh biển và người dân ở đây làm nghề đánh bắt thủy sản.
---> BPTT nhân hóa (nước bao vây): thể hiện lên sự sinh động của những thứ gắn liền với tuổi thơ tác giả, làm cho câu thơ trở nên gợi hình và tất nhiên qua đó ta thấy được một tâm hồn yêu thương của tác giả.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
---> Đề cập đến thời gian, miêu tả lên một khung cảnh đẹp rực rỡ từ tâm hồn nghệ thuật yêu cái đẹp của chính tác giả.
---> Sau đó dẫn đến một hoạt cảnh đẹp đẽ: dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
=> Ta thấy được cái tài dùng từ của một nhà thơ, Người dùng từ "bơi" vừa gần gũi với biển, vừa gần gũi với hoạt động của chiếc thuyền.
+ Khổ 2:
-> Tác giả bắt đầu miêu tả chi tiết chiếc thuyền như sau:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
--> Hình ảnh chiếc thuyền được tả rõ ràng hơn cho thấy sự nhung nhớ cực độ của tác giả dành cho quê hương, bởi phải nhớ đến mức nào thì con người mới có thể tả lại như đang nhìn chứ.
---> BPTT: so sánh làm cho câu thơ càng thêm giàu tính gợi hình hơn. Thêm vào đó, sự nhân hóa xen kẽ "hăng" càng tô đậm hơn một tinh thần mạnh mẽ của vật "thuyền, của người dân.
---> BPTT: nhân hóa được thể hiện rõ hơn qua "phăng mái chèo mạnh mẽ" càng đưa ra nhiều những tính cách về chiếc thuyền, từ vật nói đến con người.
=> Cảm xúc mãnh liệt của tác giả được đặt vào hình ảnh chiếc thuyền, nó mạnh mẽ như ngư dân nơi đây.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
--> Dường như để làm chi tiết hơn sức mạnh của chiếc thuyền, tác giả còn miêu tả thêm: cánh buồm trương ra.
---> BPTT: so sánh (cánh buồm to như mảnh hồn làng) làm cho ta hình dung đến một hoạt cảnh đẹp đẽ, hơn thế còn ẩn dụ đến linh hồn/ nền kinh tế chính của làng đem về những miếng ăn, hơi sống cho làng.
---> Để thể hiện tài thơ của mình, tác giả cho vào thêm bptt nhân hóa làm rõ sự căng phồng của cánh buồm (rướn thân trắng bao la thâu góp gió)
+ Khổ 3:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
--> Những cảnh sinh động trong tâm hồn tác giả lại trở về, người nhớ rõ: khi mọi người đánh cá trở về, bến đỗ ồn ào và khắp dân tấp nập đón mọi người.
--> Tác giả thay cảm xúc, thay nỗi nhớ của mình viết xuống lời cảm ơn dành cho thiên nhiên: trờ, biển cả.
---> Người tiếp tục tả thêm bởi hình ảnh đấy thân thuộc, người nhớ rõ: những chú cá bạc tươi ngon đẹp đẽ.
+ Khổ 4:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
--> Sau khi nhớ lại hoạt cảnh mọi người trở về, tác giả nối tiếp làn gió tâm hồn mình đưa vào cái đẹp của người dân lao động:
---> Người tả thân hình: làn da ngăm, thân hình nồng thở (tức vừa mạnh mẽ, vừa có mùi biển)
---> BPTT: nhân hóa được đưa ra (thuyền im bến mệt mỏi về nằm, nghe..) làm cho chiếc thuyền càng thêm gợi hình động, gợi cảm xúc cho người đọc một luồng cảm giác như thể chiếc thuyền là người bạn thân thuộc nhất.
+ Khổ 5:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
-> Sau khi nói ra hết những tâm hồn tương nhớ vấn vương về quê hương, tác giả trở về cảm xúc của bản thân và nói ra những lời chân thực hơn bao giờ.
--> Tác giả nhớ rõ, và để thể hiện thì bptt liệt kê được sử dụng: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi. Phải nhung nhớ, phải có một tâm hồn yêu thương quê hương đến chừng nào thì người mới tả được như thế.
--> Sau cùng, một lời chân thành tận đáy lòng được Người phát ra: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
---> Tình cảm của một người con nhớ quê được thể hiện qua từng câu thơ tưởng chừng như biết nói.
Kết bài:
- Tổng kết.
Mẫu: Khép lại, bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã cho em nhìn nhận được một tâm hồn da diết với nỗi nhớ quê rất chân thực.
Hoán dụ: Trăm năm, mười năm
Lấy cái cụ thể là con số để thay cho cái trừu tượng chsinh là thời gian trông người....
-Ẩn dụ: trồng
Từ trồng vốn để chỉ hoạt động trồng cây, trồng hoa; nhưng ở câu nói trên lại để chỉ hoạt đọng chăm sóc, giáo dục con người
-Điệp ngữ: Vì lợi ích, trồng