K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 6 2018

bạn cũng để ý tới việc đó à . cậu khá giống mình đó . cậu đọc báo ngày 9 . 6 .2018 chưa đọc rồi là cậu khỏi phài viết 

9 tháng 6 2018

ừm,nhưng thực ra vc này cx khá khó ns a,hzzzz,có phần đ cx có phần thấy sao ấy...có vẻ cho thuê dài quá a...

8 tháng 6 2018

Rất sẵn lòng

8 tháng 6 2018

mk kb ròi ớ

8 tháng 6 2018

Trang phục văn hóa đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Nó có thể nhận biết được nghề nghiệp, thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể hiện nhân cách con người, giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.

Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người. Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.

Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn trang phục.

Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người. Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.

Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng việc lựa chọn trang phục lại hết sức quan trọng. Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp. Trang phục còn thể hiện tính cách. Người có một bộ trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kì. Người có một bộ trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.

Ngoài ra, trang phục có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó có thể nhận biết được nghề nghiệp, thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể hiện nhân cách con người, giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.

Đồng phục học sinh có quan điểm là tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học, giúp xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Không chỉ vậy đồng phục học sinh còn giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường. Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng, các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng, quần tây xanh, áo váy đủ kiểu… nhưng chiếc áo dài vẫn là đẹp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà một nhạc sĩ có những ca từ đẹp: “Dù ở đâu, Pa ri, Luân Đôn hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”. Trong những trang phục truyền thống của phụ nữ thế giới, có lẽ trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam là một trang phục đẹp nhất vì nó vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng lại không thiếu vẻ gợi cảm cần có của một cô gái. Phụ nữ thế giới khi sang Việt Nam đều thích trang phục này, có những vị khách nước ngoài đã ngẩn ngơ đến sững sờ không cất nổi bước chân trước vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài. Điều này cho thấy học sinh nữ mặc chiếc áo dài trắng đến trường là sẽ thấy mình kín đáo, hồn nhiên, duyên dáng và đẹp hẳn lên.

Không gì đẹp mắt hơn bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường. Vậy mà hiện nay nhiều bạn học sinh nam bắt chước các ca sĩ, nghệ sĩ chạy theo những trang phục kiểu cách. Các bạn hãy luôn nhớ rằng đừng chạy theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái mới nhưng có chọn lọc. Còn về các học sinh nữ, đi ngoài đường, trời nắng nóng, các bạn có thể mặc áo khoác nhưng vào lớp không nên mặc vì nó tạo một cảm giác nóng nực cho không gian chung quanh, cho lớp, cho thầy cô. Mọi người như phát sốt khi thấy các bạn nữ khoác mấy lớp áo, hơn nữa lại không đẹp tí nào bởi vì nó lộn xộn, đủ kiểu áo, đủ màu. Những chiếc áo đó đã che mất bộ đồng phục chiếc áo dài trắng xinh xắn, hồn nhiên, thanh khiết của tuổi học trò, chỉ trừ những ngày se lạnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì các bạn mới nên mặc áo khoác trong lớp để bảo vệ sức khỏe. Chắc chắn rằng các bạn nữ sẽ đẹp hơn, thánh thiện hơn. Đặc biệt các bạn học sinh nữ ngày nay rất chuộng những chiếc áo trắng đồng phục được cách điệu quá mức. Còn quần thì ôi thôi đủ kiểu, hết ống loe lại đến ống bó, ống đứng, hết lưng cao lại đến lưng xệ, đáy ngắn. Các bạn hãy hòa nhập, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”.

Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp. Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người. Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống, đẹp là điều mà mỗi chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp văn hóa.

8 tháng 6 2018

I/Mở bài
-Dẫn dắt vào đề: cái răng cái tóc là gốc con người (trích dẫn ca dao tục ngữ)
-Nêu VĐ: trang phục thể hiện văn hóa (VH) của mỗi cá nhân là 1 điều cần lưu tâm
II/Thân bài
1.Trang phục là gì? VH là gì?
-Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Là vẻ bề ngoài của con người
VD: có người ăn mặc gọn gàng, có người lôi thôi, có người cầu kì, có người đon giản
-VH ko đồng nghĩa với trình độ học vấn mà là khả năng ứng xử với cộng đồng hợp với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội
VD: người có VH luôn cư xử đúng mực, tôn rtrọng mình và tôn trọng mọi người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người vô VH là người sẵn sàng chà đạp lên những chuẩn mực đạo đức ko phù hợp với quy định của xã hội
2.Mối quan hệ giữa trang phục và VH
-Trang phục sẽ thể hiện trinh độ VH hoặc cho thấy người đó có VH ko.
-Vì trang phục là tiếng nói thầm lặng thể hiện người đó là ai, có tính cách gì, trình độ thẩm mĩ như thế nào
3.Chúng ta phải làm gì?
-Ăn mặc phù hợp với môi trg, hoàn cảnh, lứa tuổi. 

Bài hoàn chỉnh:

Trang phục là quần áo mặc của con người, trang phục văn hóa là những ý nghĩa văn hóa văn hóa biểu hiện trong giá trị quần áo. Như vậy, ngoài tính công năng mục đích là che kín và giữ ấm cơ thể thì trang phục còn mang ý nghĩa văn hóa là biểu hiện cái đẹp, những giá trị sáng tạo trong cách tạo ra những bộ quần áo của con người. Không chỉ mục đích che kín - giữ ấm là đủ, trang phục còn biểu hiện nhiều sắc thái khác nhau giúp con người thuận tiện hơn trong lao động và các hoạt động khác của con người trong cuộc sống: trang phục bảo hộ LĐ, trang phục trong sinh hoạt gia đình, trang phục khi hiện diện với cộng đồng xã hội, trang phục mùa đông, trang phục mùa hè... Thời trang là môn nghệ thuật lớn về trang phục ra đời. Thời trang là đỉnh cao của nghệ thuạt trang phục, thể hiện những khuynh hướng biểu cảm, phô bày những tư tưởng văn hóa và đặt những nguyên tắc mục đích chức năng công dụng lên cao nhất. Chẳng hạn, thời trang dành cho lứa tuổi, thời trang dành cho đặc điểm thời tiết, thời gian dành cho những không gian sinh hoạt: thời trang lễ hội, thời trang công sở, thời trang chuyên dành cho nghệ thuật của trang phục vv... Tính thời thời luôn thay đổi, hướng về những tìm tòi sáng tạo mới mẻ nhàm thỏa mãn nhu càu tinh thần con người. Tuy nhiên cần thấy rõ trang phục đồng phục là một hình thức thời trang đặt ra cho cả một quá trình thời gian có tính lâu dài, mang tính đồng bộ cao, thích hợp với nhiều con người cùng sử dụng trong một khối tổ chức.
Những điều vừa nêu ra cho thấy tính văn hóa của quần áo, nó không chỉ biểu hiện một phần nội dung của người mặc, còn là ý thức tôn trọng cộng đồng và qua những bộ trang phục có thể nói lên những giá trị van hóa của cả cộng đồng, cao hơn nữa là phản ánh ý thức và giá trị sáng tạo van hóa của dân tộc qua những bộ trang phục mỗi thời kỳ.

11 tháng 6 2018

Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!
hok tốt

8 tháng 6 2018

- Trăng là nguồn cảm hứng vô tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng không chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế, có những lúc ánh trăng còn trở thành người bạn tri kỉ. Để các thi nhân chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suối mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng.
- Bác của chúng ta cũng thế, cũng tìm đến trăng nhưng sự xuất hiện trăng trong thơ Bác rất khác lạ so với bao thi nhân khác.Các thi nhân xưa thưởng thức trăng ở những nơi thanh tịnh có rượu có hoa còn Bác thì ánh trăng xuất hiện trong hoàn cảnh nghiệt ngã: trong nhà tù và trong hoàn cảnh chiến đấu rất bộn bề. Trong những giờ phút vất vả với biết bao nhiêu công việc của đất nước hay những lúc trong nhà tù tăm tối Bác cũng không hờ hững với trăng. Trăng như người bạn chia sẻ những nhọc nhằn, giải tỏa bao nhiêu áp lực trong cuộc sống. 
- Chính vì thế mà nhà văn Hoài Thanh mới khẳng định " Thơ Bác đầy trăng


1. Hình tượng ánh trăng biểu tượng cho bức tranh thiên nhiên 
Từ cổ chí kim, thiên nhiên luôn là niềm cảm hứng vô tận cho các thi nhân say sưa thưởng thức, vẫy bút đề thơ. Dường như ở bất cứ nhà thơ nào cũng có viết về thiên nhiên trong những tác phẩm của mình. Thơ thường hay “yêu cảnh thiên nhiên đẹp” với “mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông,…”. Và trong thơ Bác cũng vậy, ngoài tình yêu nước sâu nặng, tình thương người tha thiết, người chiến sĩ yêu nước Hồ Chí Minh đã hướng tâm hồn mình vào thiên nhiên tạo hóa với bao tình yêu thương nồng hậu. Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bác cao rộng, đẹp một cách hùng vĩ và rất thơ mộng. Thiên nhiên mang kích thước của tâm hồn lớn “Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn” sự bao la thăm thẳm của vũ trụ. Thiên nhiên trong thơ Bác chủ yếu được nói đến ở hai hoàn cảnh đặc biệt. Một là khi người bị giam hãm trong tù ngục , cuộc sống có lúc như hoàn toàn tách rời thiên nhiên. Lúc này, một vầng trăng bầu bạn, tiếng oanh hót nhà bên, những tia nắng ban mai,..đều xiết bao ấm cúng và thân thiết với sinh hoạt và tình cảm của người tù. Hai là những bài thơ thiên nhiên được viết ra trong cảnh rừng Việt Bắc. Tình yêu thiên nhiên trong thơ Người thật phong phú, trong sáng và nhiều màu sắc. Tuy phải dồn sức tập trung vào đấu tranh chính trị nhưng Người không hờ hững với cảnh thiên nhiên đẹp, hết sức hữu tình. 

Có lẽ không có thi sĩ nào trên đời này ngắm trăng như Bác, mặc dù thiếu thốn đủ mọi điều kiện, thân thể lại bị gông cùm vậy mà người vẫn đến được với trăng. Làm sao có thể lãnh đạm, hờ hững được với vẻ đẹp của đêm trăng khi trong tù đầy bóng tối, con người bị mất tự do:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Một khung cảnh thiên nhiên giản dị mà chân thực. Trong cái bát ngát lung linh của vầng trăng – khoảng trời, phải chăng con người lắng nghe và phát hiện ra được cái chất vĩnh cửu trong chính bản thân mình, trong sự im lặng mênh mang và dịu hiền của vầng trăng? Bác hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp. Yêu trăng là thế, Bác luôn hướng tới trăng với một tâm hồn thanh cao, với phong thái ung dung và tinh thần lạc quan yêu đời. Với Bác, yêu thiên nhiên cũng là yêu nước vì vầng trăng sáng, cây cỏ ấy, núi sông này là một phần yêu quý của thiên nhiên đất nước. Tình yêu nước bao lao, ý chí chiến đấu vì nhân dân, Tổ quốc khiến người nhìn thiên nhiên đất nước thêm giàu thêm đẹp và ngược lại, lòng yêu mến cảnh vật thiên nhiên đất nước là động cơ thúc đẩy người thêm “nỗi lo nước nhà”. Từ đó, dẫn đến sự thống nhất một cách tất yếu giữa tình cảm đối với thiên nhiên và trách nhiệm lịch sử - xã hội, một vẻ đẹp độc đáo của con người cách mạng với thời đại mới:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Cảnh đẹp ấy không cuốn hút Người trong cuộc thuần túy đi về phía thưởng ngoạn mà phần thưởng ngoạn nằm trong tình yêu đất nước, vẻ đẹp của thiên nhiên luôn khơi dậy tình cảm yêu nước một cách tự nhiên và tha thiết. Thiên nhiên thật đẹp, thật nên thơ, man mác mà trang nghiêm cổ kính của khung cảnh và ánh trăng sáng: suối trong vừa họa sắc lại họa đàn, ngân lên như khúc nhạc trong không gian huyền ảo của ánh trăng. Thiên nhiên trong thơ Bác luôn sống động, có nhiều màu sắc tươi đẹp, bao quát hơn, vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Bác nổi bật lên tính hùng vĩ, trong sáng và nên thơ. Ánh sáng dát vàng lung linh của ánh trăng lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Trăng, cổ thụ và hoa hòa quyện với nhau hư hư thực thực, đã khẳng định thêm đặc điểm thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh. Thiên nhiên ấy là biểu hiện đặc biệt của một tầm nhìn, một quan niệm triết lí, nhân sinh tiến bộ và những cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp. Thiên nhiên luôn là nơi Bác nương tựa tâm hồn, đồng hành cùng Bác, giúp Bác vượt lên tất cả hoàn cảnh. Phải chăng chính tình yêu thiên nhiên đã giúp người thêm sức mạnh giải phóng tinh thần, có ý chí vững bền. Dù trong kháng chiến vất vả nhưng Bác vẫn dành một khung trời riêng cho ánh trăng. Điều đó có thể thấy tình cảm của Bác dành cho thiên nhiên rất tha thiết. Cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự ngiệp đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ. Bác càng yêu thiên nhiên bao nhiêu thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bấy nhiêu. Trong lòng Bác có thể có những lo toan ưu phiền, canh cánh một lòng nghĩ về đất nước, nhưng cảnh thiên nhiên trong thơ Bác thì lại không gợn một án mây đen. Nó luôn là một ánh sáng tuyệt vời, luôn hướng vào ánh sáng tương lai, luôn là một vầng trăng tuyệt đẹp. 

2.Ánh trăng là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của Bác

Bác làm thơ không phải để trở thành thi sĩ:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm gì đây…”

Bác không thừa nhận mình là thi sĩ nhưng trước ánh trăng, Bác lại nhận là thi nhân:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Thật sự Bác và trăng đã đến với nhau, hòa quyện vào nhau thành đôi bạn tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người tỏa sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và Người như hai người bạn cùng nhau vượt qua cái song sắt tàn bạo, hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Người ngắm trăng và trăng cũng ngắm người, ngắm là bởi hiểu nhau, tìm thấy ở nhau nhiều đồng cảm, những chuyện đồng điệu. Giường như hai luồn ánh sáng, hai luồn mắt của Bác và Trăng chiếu vào nhau, lan tỏa vào nhau, quyện lẫn vào nhau. Tưởng như có hai con người, hai vầng trăng tìm đến nhau, hiểu nhau nói với nhau, an ủi, động viên nhau, nhắc nhở nhau. Trăng là người bạn tri âm, tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ Bác. Ngay trong lúc công việc chiến đấu bề bộn, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Quả thật ánh trăng là chổ dựa tinh thần của Bác, dù ở trong ngục tối bị xiềng xích hay cuộc chiến bận rộn, vất vả, lo lắng cho đất nước, Bác vẫn dành thời gian để đến với trăng, để tâm tình, để chia sẻ, để giải tỏa bao tâm sự nhọc nhằn mà có thêm niềm tin, ung dung, sự lạc quan trong cuộc chiến:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

3.Ánh trăng biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn của người cộng sản
a. Ánh trăng biểu tượng khát vọng tự do

Khát vọng tự do là một biểu hiện xuyên suốt trong sự nghiệp và trong thơ Hồ Chí Minh. Nhưng, trong hoàn cảnh còn có tự do nhất định để chiến đấu, Hồ Chí Minh hướng khát vọng tự do của mình vào việc đấu tranh cho tự do của đồng bào mình, của những người cùng khổ ở khắp các châu lục. Và ngay khi mất tự do, Bác luôn nhu cầu cháy bỏng về tự do. Mất tự do về thân thể, Hồ chí minh lại tìm đến thiên nhiên để được tự do trong tâm hồn. Những bài thơ của Hồ Chí Minh phản ảnh trung thực và sâu sắc ý chí khát vọng tự do của một chiến sĩ cộng sản, không chỉ đòi tự do cho bản thân, tự do cho dân tộc mà còn là sự hiện diện của tự do, tự do trong nội tâm, trong tâm thức, trong mọi phương diện con người có thể có được. Yêu thích thiên nhiên, nhưng trong thơ, Người không say mê theo cách ngâm vịnh và thưởng ngoạn thuần túy. Thiên nhiên trong thơ Bác bộc lộ một tầm nhìn, một quan niệm triết lí và nhân sinh tiến bộ và những cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp. Không chỉ thể hiện tâm hồn bao la của Bác mà thiên nhiên đẹp trong thơ còn tượng trưng cho mơ ước, niềm vui, tương lai tươi sáng, khát vọng tự do. Một trong những hình ảnh thể hiện một cách đậm nét và kì lạ. Đó là hình ảnh vầng trăng tiêu biểu cho vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của thiên nhiên cũng là biểu tượng của tự do. Cho nên Bác tha thiết với trăng hơn hình ảnh nào khác của thiên nhiên. Trong bóng tối Bác lại càng khao khát ánh sáng, mà được chiêm ngưỡng ánh trăng trong tù đâu có dễ dàng gì:

“Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu”

Có lẽ như khát vọng tự do bị dồn nén làm cho người tù bật dậy khát vọng tự do từ nội tâm. Trong cảnh tù đày, vầng trăng bầu bạn vốn gần gũi cũng trở thành ngăn cách . Đôi lúc lòng như quyến luyến theo ánh trăng mà bay đến nơi xa, nỗi khát khao tự do dâng cao:

“Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mãnh trăng thu”

Trong hoàn cảnh tối tăm của nhà tù, vầng trăng biểu hiện nỗi lòng, khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng. Chính hoàn cảnh thử thách khiến cho người tù Hồ Chí Minh sáng tạo ra những vần thơ thể hiện mạnh mẽ nhất ý chí tự do của con người “Những bài thơ Người viết trong tù chứa đầy ánh sáng dịu hiền và khát vọng tự do”(Blaga Đimitrôva). Bác luôn hướng về tự do cho tổ quốc, “mơ tưởng sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”, phản ảnh tấm gương tiêu biểu của một chiến sĩ cộng sản luôn hướng vè quê hương, hướng về ánh sáng của tương lai dân tộc “chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn”. Mặc dù mất tự do nhưng vẫn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, không chỉ khát vọng tự do cho bản thân mà Bác còn khát vọng muốn giải phóng cho nhân dân mình thoát khỏi cảnh địa ngục trần gian.

b. Ánh trăng biểu tượng tinh thần lạc quan cách mạng

Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cộng sản vĩ đại, một nhà thơ lớn. Những bài thơ Bác kết tinh từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống và chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc ta, những câu thơ được kết tinh từ tinh thần lạc quan vô bờ bến của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Dù rằng ở đâu, hoàn cảnh khắc nghiệt như thế nào, vất vả như thế nào, Hồ Chí Minh vẫn mang trạng thái ung dung, tự tại như khách tiên, vì chỉ cần thấp thoáng một chút ánh trăng soi đến Bác cũng đủ để tâm hồn Hồ Chí Minh dạt dào thi hứng. Sống trong nhà tù tăm tối, chật hẹp, tâm hồn người tù không quẩn quanh trong bốn bức tường giam mà hướng ra bên ngoài để tìm ánh sáng, tìm niềm tin, tìm nghị lực. Ánh trăng trong tù như một biểu tượng ánh sáng trong đêm tăm tối, ánh sáng của niềm tin vào tương lai.

“Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn”

Thái độ của người chiến sĩ luôn trực tiếp đón nhận những nỗi gian khổ trên con đường cách mạng. Với Hồ Chí Minh, sống trong cảnh khắc nghiệt, Người lại hướng về tương lại. Sống trong cảnh con người với con người không còn tính đồng loại, Hồ Chí Minh lại nghĩ đến thế giới người với người là bạn. Sống trong cảnh phải chứng kiến những hành động dã man, bỉ ổi, Người lại luôn nghĩ đến mặt tốt của con người…và có thể nói, chính nhờ thấy mặt thiện, mặt tốt, mặt tích cực, mặt lạc quan…của cuộc sống và con người, Hồ Chí Minh mới đủ can đảm để sống và chiến đấu trong cảnh hầu như đơn độc, trong cảnh xa quê hương, xa đất nước, xa đồng bào của mình…Với Hồ Chí Minh, lạc quan là định hướng chủ đạo của cuộc sống, nếu không có lạc quan, không vì lạc quan thì có lẽ không mấy ai muốn sống hoặc sống cũng không có lí tưởng gì, sống cũng như chết. Vì thế, Người luôn luôn nhìn đời và nhìn theo hướng lạc quan, tích cực, nghĩa là luôn tìm thấy mặt tích cực của mỗi con người và hướng theo cách nghĩ và cách viết một cách tích cực. Có lẽ vì thế, ở trong tù, Hồ Chí Minh có thái độ ung dung khi nghĩ đến trăng, vẫn có thể thấy vẻ đẹp tuyệt vời của trăng. Hình như trăng và người hiểu nhau rất nhiều, trăng và người giao hòa với nhau, người ngắm trăng rồi trăng lại ngắm người. Giữa trăng và người như có sự cộng hưởng, tâm sự với nhau. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người đem đến sự biến đổi kì diệu: Tù nhân trở thành thi nhân. Tư thế của người thưởng trăng rất đẹp và hiếm có xưa nay. Tư thế ấy là phong thái ung dung tự tại, tinh thần lạc quan yêu đời, là tình yêu tự do, yêu thiên nhiên của người chiến sĩ vĩ đại. Trong cảnh khổ ải, khó khăn, bận bịu, lo toan việc nước, Bác vẫn có phong thái ung dung, lạc quan:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Ánh trăng vừa tỏa rộng, lan xa, lại vừa như tụ lại trên con thuyền. Vẻ đẹp của vầng trăng được ghi lại đầy thơ mộng, hòa hợp với tấm lòng người ngắm trăng mang phong độ ung dung và nhàn tản khi đã nắm chắc trong tay phần thắng lợi.

4.Nói một chút đến nghệ thuật xây dựng hình tượng ánh trăng

-Bao giờ cũng thế, một tác phẩm đặc sắc phải bao gồm được cái đặc sắc và thành công về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm ấy như một giếng nước trong, khơi mãi vẫn không hết cái ngọt ngào lắng sâu của tình yêu con người, vẫn không vơi cạn nguồn sức mạnh truyền vào trong cuộc sống. Đọc những vần thơ của Bác là đón nhận vào tâm hồn ánh sáng tư tưởng, tình cảm, khí phách của Bác, đồng thời cũng thấm sâu, thưởng thức vẻ đẹp nghệ thuật đặc sắc trong thơ, một vẻ đẹp trong suốt và lấp lánh tỏa ra từ chính cuộc đời Người, trí tuệ và trái tim: “Thơ Hồ Chí Minh, có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian. Cũng có bài trang trọng, bát ngát như thơ Đường, thơ Tống. Giữ cốt cách Á Đông mà thơ vẫn rất hiện đại…Giản dị, phong phú mà vẫn có phong cách riêng.” Đó là những nét độc đáo trong bút pháp, trong cách viết của Bác là sự kết hợp nhuần nhị, thâm thúy cái đẹp của con người truyền thống và cái đẹp của con người thời hiện đại mới. Đó là đặc trưng cơ bản của phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh, là sự hòa hợp rất tự nhiên giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Nét phong cách này thường thể hiện rõ nhất trong các bài thơ viết về thiên nhiên – một đề tài chủ yếu của cổ thi và Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ”. Ánh trăng cũng như nhiều nhân tố khác của thiên nhiên trong thơ Bác, thường có một vẻ đẹp cổ điển rất gần gũi với thơ Đường, thơ Tống. Những nét chấm phá, toát ra cái hồn của cảnh và tâm tình của tác giả. Nhưng nếu trong thơ xưa, cảnh thường tĩnh, thì trong thơ Hồ Chí Minh cảnh thường vận động, chuyển biến theo một hướng thống nhất: Hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Nhân vật trữ tình trong thơ xưa ẩn đi, chìm đi giữa thiên nhiên, nhưng trong thơ Hồ Chí Minh thì khác, nhân vật trữ tình là trung tâm, chiếm vị trí chủ thể trên nền bức tranh. Và cái tôi của tác giả thường ẩn nhẹ nhàng, tinh tế, mang phong thái ung dung, thanh thản tương tự các hiền triết, tao nhân ngày xưa. 
- Nghệ thuật trong thơ giống như bao nhà thơ cổ. Song chất hiện đại vẫn hài hòa với chất truyền thống trong thơ Bác. Những vần thơ của Bác vẫn thể hiện tinh thần thời đại ở chỗ hình ảnh thơ không tĩnh mà vận động từ thiên nhiên hướng vào con người, từ bóng tối hướng tới ánh sáng, tương lai. Cảm xúc trong thơ không ảo não, mệt mỏi, mà luôn tĩnh, lắng sâu, dần dần chuyển sang niềm vui, niềm lạc quan, tin tưởng và khát vọng.

Chất hiện đại trong thơ Bác thể hiện ở giọng điệu nhẹ nhàng, hồn nhiên. Hình ảnh thường quen thuộc, cảm hứng về ánh sáng, ánh hồng, niềm vui, niềm tin, tinh thần dân chủ, cách chọn đề tài cách nói, cách thể hiện bình dị, hướng về đời sống người dân cực khổ, khi trữ tình khi thì châm biếm. Chính vì vậy mà những vần thơ Hồ Chí Minh có màu sắc cổ điển nhưng không phải cổ thi mà là hiện đại

* Một điều nữa cần nhớ là thơ Bác hướng tới ánh trăng, tới thiên nhiên để tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên , thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước của Bác. Còn trong thơ văn xưa, chủ yếu thi nhân hướng tới ánh trăng, tới thiên nhiên nhằm sống theo hướng " lánh đục tìm trong".Bạn có thể tự tìm dẫn chứng để so sánh , nâng cao nhé!

Có thể nói xuyên suốt trong thơ văn Bác là hình ảnh ánh trăng vận động, ánh trăng vận động cùng chiều dài lịch sử, cùng bao biến cố và cùng với tâm hồn Người. Nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh thật đúng bởi sự hiện diện của ánh trăng làm thay đổi ngay cảnh - tình vũ trụ. Không gian, thời gian như có hồn hơn, nó ướp đầy thứ ánh sáng thơ mộng của tình người. Nó không chỉ là chứng nhân, nó còn là người bạn tri âm tri kỷ, để những nỗi lòng u uẩn tự bộc bạch. Nó khiến con người sống sâu hơn với nỗi cô đơn và thấm thía cảnh nhớ nhung, ly biệt. Không riêng nhà thơ nào Hồ Chí Minh cũng vậy, yêu trăng, hòa mình vào trăng để thư giản thông qua đó thể hiện lên tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước, khát khao tự do trong con người Bác. Yêu trăng ở Bác mặc dù có những nét cổ điển nhưng hết sức hiện đại. Sự kết hợp hài hòa cổ điển và hiện đại trong thơ. Đó là sự khác biệt lớn phong cách thơ của Bác với các nhà thi sĩ khác.Cảm ơn Bác đã đem đến cho những bạn đọc những vần thơ hay đến thế và bồi thêm tình yêu thiên nhiên và yêu ánh trăng ngày ngày chiếu sáng vốn đang dần bị ánh điện làm lu mờ.

 

7 tháng 6 2018

Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lại láng. Trong dòng cảm xúc ấy Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết;

Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"

Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đấy, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Ca thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nam
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khác tạc bức tượng dài người dân chài giữa đất trơi lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm - vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục, Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?

Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá " câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh"

Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài lung ôm ấp, ru về tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết

7 tháng 6 2018

Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lại láng. Trong dòng cảm xúc ấy Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết;

Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đấy, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Ca thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nam
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khác tạc bức tượng dài người dân chài giữa đất trơi lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm – vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục, Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?

Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá ” câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh”

Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài lung ôm ấp, ru về tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết

6 tháng 6 2018
 

                                                                                      Bài làm:

1. Mở bài:
(Đây chỉ là một cách)
– Nửa đầu thế kỉ XX, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp => nhiều bài thơ hay về tự do, về tinh thần đấu tranh ra đời, trong đó có Nhớ rừng của Thế Lữ và Khi con tu hú của Tố Hữu.
– Nhận xét về hai bài thơ này, có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài thơ lại hoàn toàn khác nhau”.

2. Thân bài:

2.1. Hai bài thơ này đều thể hiện lòng yêu nước và khao khát tự do của tầng lớp thanh niên trí thức.

a. Bài thơ “Nhớ rừng”
– Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thú để gián tiếp thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước và khao khát tự do của thanh niên trí thức nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thời kì đó.
+ Con hổ buồn bã, uất hận vì hiện tại tù túng, tầm thường, mất tự do.
Đối lập với tư thế là chúa sơn lâm, đầy oai hùng, kiêu hãnh, được vạn vật nể sợ.
+ Con hổ “nhớ rừng” – nhớ “cảnh nước non hùng vĩ” – ngôi nhà thân yêu, bao la và tự do mà nó được làm chủ; nhớ thời oanh liệt, huy hoàng của nó ở nơi ấy.
Vì thế, con hổ khát khao trở về, khát khao được tự do => nó gửi mình theo “giấc mộng ngàn to lớn// Để hồn ta được phảng phất gần ngươi// Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Liên hệ, bài thơ ra đời năm 1936, hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ, chịu đô hộ, mất tự do => nỗi lòng của người dân mất nước: yêu nước, uất hận, khao khát tự do.
KL: Qua việc thể hiện tâm sự, nỗi lòng của con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu nước thiết tha của một thanh niên trí thức. Đồng thời, ta cũng thấy được sự uất hận, khao khát vươn tới cuộc sống tự do của toàn dân tộc.

b. Bài thơ “Khi con tu hú”
– Bài thơ sáng tác năm 1939, khi nhà thơ đang bị giam ở nhà lao Thừa Thiên. Khi con tu hú là lời bộc lộ tâm trạng mãnh liệt, sôi nổi của người chiến sĩ bị tù đày. Hoàn cảnh này cũng giống như con hổ trong vườn bách thú, bị tước mất tự do.
– Tình yêu nước và khao khát tự do của người chiến sĩ thể hiện qua:
+ Cảnh thiên nhiên: người chiến sĩ tinh tế và thiết tha với cuộc sống tự do bên ngoài mới có thể vẽ nên bức tranh đẹp và có sống động như vậy. Cuộc sống ấy tươi đẹp và bình dị vô cùng, nó gắn bó với tất cả con người Việt Nam.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”
+ Khát khao tự do: nhân vật trữ tình muốn bung phá, phản kháng lại sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt vô cùng (hành động “đạp tan phòng”).
“Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
+ Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ _ thơ ông là thứ thơ trữ tình – chính trị độc đáo. Do đó, nổi lên trong bài thơ này, ta thấy tình yêu đất nước tha thiết và khát khao tự do cháy bỏng của một chiến sĩ cách mạng.

2.2. Sự khác nhau trong thái độ đấu tranh cho tự do ở hai bài thơ
Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và nhất là khát vọng tự do cháy bỏng, nhưng thái độ đấu tranh cho tự do lại hoàn toàn khác nhau.

* Nhớ rừng: con hổ bi quan, buồn bã trước hoàn cảnh tù đày, giải thoát bằng hoài niệm và mơ ước.
– “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua …”
= > Thái độ chán nản, tuy đầy uất hận nhưng lại bế tắc, buông xuôi trước hoàn cảnh đó. Nó “nằm dài” trong cũi sắt để gặm nhấm “khối căm hờn” đã hóa đá trong lòng.
– Đối mặt với hoàn cảnh ấy, con hổ gửi hồn tìm về quá khứ oai hùng để nhớ tiếc, và nương theo giấc mộng để hồn được phảng phất gần cảnh nước non hùng vĩ xa xôi đó = > cách giải quyết theo tinh thần lãng mạn.
+ “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa”

+ “Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
* Khi con tu hú: Thái độ quyết liệt, mạnh mẽ, không chịu buông xuôi trước hoàn cảnh. Tình yêu nước và khát khao tự do đã thôi thúc nhân vật trữ tình hành động, đấu tranh để giành lấy tự do.
+ Khổ cuối dồn nén tâm trạng của nhân vật trư tình:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
= > Tiếng chim tu hú trở thành tiếng kèn xung trận, hồi trống giục giã tâm hồn con người. Người chiến sĩ khát khao hành động, muốn “đạp tan phòng”, phá vỡ sự giam hãm kia, ra ngoài để bảo vệ sự yên bình, tự do của dân tộc.
+ Cảnh thiên nhiên: bắp ngô, trái cây ngọt chín, tiếng chim tu hú, chim chóc, …
= > hiện thân của cuộc sống tự do mà yên bình, hạnh phúc. Đó là cuộc sống mà nguời chiến sĩ muốn bảo vệ. Dù hoàn cảnh hiện tại là đau khổ, tù đày nhưng không hề khiến anh buồn bã, chán nản, mà nó chỉ càng hun đúc thêm tinh thần chiến đấu sắt thép của anh.

• Lí giải nguyên nhân khác nhau:

+ Thế Lữ là một nhà thơ lãng mạn của trong phong trào Thơ mới 32- 45. Các nhà thơ mới với cái tôi cá nhân còn non trẻ, trước hiện thực nô lệ của nước nhà, họ đi sâu mãi vào cái bản thể, vào thế giới nội tâm để trốn tránh thực tại. Người thoát lên tiên cảnh, người tìm về quá vãng, hay say đắm trong tình yêu, …
Thế Lữ cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Với Nhớ rừng, ông không giống nói trực tiếp tâm tư, tình cảm của mình như Tố Hữu mà phải gián tiếp qua lời con hổ trong vườn bách thú. Trước hiện thực phũ phàng, cách giải quyết của ông theo khuynh hướng lãng mạn: là tìm quá khứ và mơ mộng.
+ Tố Hữu: là nhà thơ cách mạng. Vì thế, thơ ông là tiếng nói lạc quan, đậm tính sử thi. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nhà thơ đang trong cảnh tù đầy, nhưng nó không làm bài thơ mang vẻ u sầu, tuyệt vọng. Ngời sáng lên vẫn là tinh thần lạc quan cách mạng, là khát khao tự do cháy bỏng và gắn liền với nó là khát khao hành động để giành lấy tự do:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi”

 

3. Kết bài:
– Khẳng định đây là hai bài thơ hay, thể hiện tinh thần yêu nước của một thế hệ thanh niên trí thức hồi bấy giờ.
– Sự khác nhau trong thái độ tranh đấu cho tự do của tác phẩm góp phần làm nên nét riêng của thơ lãng mạn và thơ cách mạng; đồng thời cho chúng ta thấy phần nào phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ.

6 tháng 6 2018

 bài thơ Nhớ rừng mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú  để thể hiện qua nỗi chán ghét thực tại tầm thường tù túng đòng thời gợi nên khát vọng tự do của dân mất nước thuở ấy

bài thơ  Khi con tu hú diễn tả sự khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng . Tiếng tu hú cuối bài là tiếng gọi tự do 

5 tháng 6 2018

chính 

5 tháng 6 2018

Là từ chính .

Con người từ khi sinh ra đã có một sự thông minh vượt bậc so với các loài động vật khác. Bởi thế mà họ đã sáng tạo ra nhiều thứ để nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình. Một trong những phát minh có tính ứng dụng cao của con người chính là những vật dụng thiết yếu hàng ngày. Trong đó có chiếc kính đeo mắt.

Chiếc kính đầu tiên được ra đời ở Ý vào năm 1920. Chiếc kính thô sơ nhất ban đầu chỉ gồm hai mắt kính nối với nhau bằng hai sợi dây rồi đè lên sống mũi. Vào năm 1930, để việc mang kính được dễ dàng hơn, một chuyên gia quang học ở Luân Đôn đã sáng tạo ra hai gọng kính. Có nhiều loại kính khác nhau tuy nhiên về cấu tạo chung của chúng là giống nhau. Kính mắt bao gồm hai bộ phận chính là tròng kính (mắt kính) và gọng kính. Tròng kính được làm từ nhựa tổng hợp hoặc thủy tinh khúc xạ ánh sáng. Tròng kính có thể chống được các tia UV, tia cực tím của ánh sáng Mặt Trời. Tròng kính có hình tròn hoặc vuông, có kích thước sao cho phù hợp với gọng kính. Thường trước khi chọn tròng kính, người mua sẽ chọn gọng kính trước. Gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của chiếc kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và làm khung cho mỗi chiếc kính. Thông thường, gọng kính được làm từ nhựa bền, nhẹ, có nhiều màu sắc hoặc có thể làm bằng kim loại. Gọng kim loại cứng cáp và chắc chắn hơn gọng nhựa, tuy nhiên do nặng hơn cũng như giá thành cao hơn nên gọng kim loại ít được ưa chuộng. Ngày nay còn có loại gọng kính được làm bằng titan nhẹ bền đẹp nhưng giá thành khá cao nên cũng chưa phổ biến.  Ngoài ra, kính còn các bộ phận, chi tiết nhỏ như ốc, vít để kết nối các bộ phận với nhau.

Từ khi ra đời, chiếc kính đã có nhiều chủng loại khác nhau, Có kính râm, kính thuốc, kính thời trang... Tùy chức năng của người dùng mà lựa chọn các loại kính khác nhau. Chẳng hạn kinh thuốc dùng cho những người có tật về mắt: cận, viễn, loạn. Đa số người dùng kính để khắc phục những bệnh về mắt của mình. Kính râm là loại kính khá khác so với kính thuốc. Nếu tròng kính của kính thuốc thường nhỏ, dày thì tròng kính của kính râm to hơn, mỏng hơn. Tròng kính của kính thuốc thường làm bằng thủy tinh thì kính râm thường là nhựa tổng hợp, có màu sắc bắt mắt. Kính râm có khả năng chống tia UV cao hơn so với các loại kính khác. Vì thế mà nó được ưa chuộng khi đi ra ngoài đường đặc biệt là những ngày nắng nóng. Kính râm có kiểu dáng, màu sắc đa dạng hơn kính thuốc rất nhiều. Chúng có màu sắc khá bắt mắt, không đơn giản như kính thuốc. Còn loại kính thời trang thì được dùng để tạo dáng cho mắt và khuôn mặt đẹp hơn, hợp thời trang hơn. Loại kính này có thể bắt gặp nhiều trên các tạp chí thời trang hay shot hình mẫu ảnh...

Mỗi loại kính đều có cách bảo quản riêng để kính được bền, đẹp, lâu hơn. Khi lấy và đeo kính cần dùng hai tay. Sau khi dùng nên lau chùi cẩn thận và cất vào hộp đựng kính để tránh rơi vỡ. Mắt kính làm bằng các chất liệu này rất dễ vỡ và trầy xước. Khi tròng kính bị trầy xước không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người dùng. Lâu ngày, kính cần được vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng. Ngày nay, có rất nhiều kiểu dáng mẫu mã khác nhau của kính mắt để phù hợp với thẩm mỹ cũng như nhu cầu tính thẩm mỹ cao của người tiêu dùng. Chiếc kính mắt ngày càng đa dạng hơn. Có thể thấy được sự sáng tạo của con người ngày càng phát triển. Việc sử dụng kính ngày càng cần thiết đối với con người. Với sự phát triển của giáo dục cũng như các yếu tố khác như ngành điện tử phát triển như vũ bão tỉ lệ người mắc các tật về mắt ngày càng tăng đặc biệt là trẻ nhỏ, nhu cầu về sử dụng kính thuốc vì thế cũng tăng lên. Không thể phủ định lợi ích mà chiếc kính mắt đem lại cho con người. Đây được xem là phát minh có tính ứng dụng cao trong lịch sử nhân loại.

Chiếc kính mắt là vật dụng không thể thiếu của con người ngày nay. Với những công dụng, tiện ích mà nó đem lại, chiếc kính ngày càng trở nên quen thuộc với con người. Phải nói rằng, nó là một trong những vật dụng hữu ích cho con người thời đại ngày nay.

5 tháng 6 2018

Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.

Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mất bởi kính, có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần... Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,... Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mĩ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.

Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính - tròng kính - thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật... Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.

Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành.

Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước... Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ...

Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoáng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức - là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.

Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến “lăng kính” của “cửa sổ tâm hồn” trở nên phong phú và hoàn thiện hơn



 

đề bài:1. hãy cho biết bài thơ tiếng gà trưa của tác giả nào ? nội dung chính? hoàn cảnh? đặc sắc nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng?2.văn bản đánh nhau với cối xay gió gồm 2 nhân vật chính nào? hình ảnh đối lập của hai nhân vật?3. rút gọn câu văn sau: nhà em có bán cá lóc , cá rô ,cá kèo , rau má , rau muống, rau cải , hoa hồng , hoa lan , hoa huệ.4. đọc đoạn văn sau và trả lời câu...
Đọc tiếp

đề bài:

1. hãy cho biết bài thơ tiếng gà trưa của tác giả nào ? nội dung chính? hoàn cảnh? đặc sắc nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng?

2.văn bản đánh nhau với cối xay gió gồm 2 nhân vật chính nào? hình ảnh đối lập của hai nhân vật?

3. rút gọn câu văn sau: nhà em có bán cá lóc , cá rô ,cá kèo , rau má , rau muống, rau cải , hoa hồng , hoa lan , hoa huệ.

4. đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 

                                   khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

                                   dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

                                   chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

                                   phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

câu hỏi:hãy viết một đoạn văn ngắn phân tích biện pháp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
13 tháng 7 2018

1.

- Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh.

- Nội dung: Những kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ ùa về khi nghe tiếng gà trưa. Động lực của người cháu chiến đấu hôm nay là vì: tuổi thơ, vì bà, xóm làng, đất nước.

- Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ tự do, sử dụng thành công các biện pháp tu từ (điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh),...

2.

- Văn bản Đánh nhau với cối xay gió có 2 nhân vật chính: Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa

- Hình ảnh đối lập giữa hai nhân vật: Đôn-ki-hô-tê >< Xan-chô Pan-xa:

+ Ngoại hình: Cao lêu nghêu, gầy >< béo lùn

+ Trang phục: Áo giáp của hiệp sĩ nhưng đã cũ, con ngựa gầy cao lêu nghêu nhưng được gọi là chiến mã >< Con lừa béo lùn, chở đồ.

+ Tư tưởng: Mơ mộng, tư tưởng cao đẹp (trừ gian diệt ác) nhưng không gắn với thực tế (ảnh hưởng bởi đọc quá nhiều tiểu thuyết hiệp sĩ) >< Thực tế đến thực dụng (đi theo làm giám mã của Đôn-ki-hô-tê vì có cơm ăn mà không phải làm gì).

+ Hành động: Mù quáng, liều lĩnh, gàn dở (đánh nhau với cối xay gió vì cho rằng đó là những tên khổng lồ xấu xa) >< thực dụng, chỉ cần có rượu thịt no bụng và ngủ ngon.

3. Rút gọn câu:

Nhà em có bán nhiều loại thực phẩm và hoa quả.

4. Biện pháp tu từ được sử dụng: So sánh.

Tế Hanh trong khổ thơ đã sử dụng phép nhân hóa để miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. Khung cảnh ra khơi được miêu tả hết sức khoáng đạt, tươi đẹp. Thời tiết thuận lợi để ra khơi đánh cá. Cụm từ "dân trai tráng" gợi ra hình ảnh những chàng trai ngư dân miền biển rắn rỏi, làn da ngăm rám nắng, khỏe khoắn và đầy nhiệt huyết. Đặc biệt, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã". So sánh chiếc thuyền (vốn là sự vật tĩnh tại) với "con tuấn mã", vừa gợi ra sức sống và vẻ đẹp của con thuyền. Con thuyền khỏe khoắn lao ra khơi với tư thế nhẹ nhàng, tràn đầy năng lượng, hứa hẹn thu về những mẻ cá bội thu. Phép so sánh đã khiến sự vật trở nên sinh động và tràn đầy sức sống. Cảnh ra khơi nhờ đó mà trở nên đẹp và hấp dẫn hơn.