K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2021

Trả lời

So sánh

8 tháng 8 2021
Có thế cũng không bik
8 tháng 8 2021
Chắc từ lớp 1-5 là HS trung bình
Bài 8. Điền các cặp từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để hoàn thành các câu thành ngữ, tục ngữ sau: a.      …………….. kính………………...nhườngb.     Ăn có………………. chơi có……………c.     Khoai đất…………. mạ đất………………d.     ………………… hô…….…..………….ủnge.      Càng cay nghiệt……… càng oan trái….f.       ....................bị thóc.......................bị...
Đọc tiếp

Bài 8. Điền các cặp từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để hoàn thành các câu thành ngữ, tục ngữ sau:

 

a.      …………….. kính………………...nhường

b.     Ăn có………………. chơi có……………

c.     Khoai đất…………. mạ đất………………

d.     ………………… hô…….…..………….ủng

e.      Càng cay nghiệt……… càng oan trái….

f.       ....................bị thóc.......................bị gạo

g.  Đầu.........................đuôi...........................

h.  Điều................................lẽ.......................

i.    Thức………….….. dậy………………..…….

j.    ……………….. nhà……………………. ngõ

k. Nói…………………… làm………………….

l.    ……………….. người…………...……… nết

m.  …………….…. thầy………………….. bạn

n. ………………. khơi………...…………... lộng

o. Bóc.............................. cắn..........................

p.  Mâm...........................cỗ............................

1
8 tháng 8 2021

a) Trên - dưới

b) nơi - chốn

c) lạ - quen

d) tiền - hậu

e) lắm - nhiều

f) đâm - chọc

g) voi - chuột

h) hay - phải

i) khuya - sớm

j) gần - xa

k) ít - nhiều

l) đẹp - đẹp

m) Học - không tày

n) ra - vào

o) ngắn - dài

p) cao - đầy

Bài 8. Điền các cặp từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để hoàn thành các câu thành ngữ, tục ngữ sau: a.     …………….. kính………………...nhườngb.     Ăn có………………. chơi có……………c.      Khoai đất…………. mạ đất………………d.     ………………… hô…….…..………….ủnge.      Càng cay nghiệt……… càng oan trái….f.       ....................bị thóc.......................bị...
Đọc tiếp

Bài 8. Điền các cặp từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để hoàn thành các câu thành ngữ, tục ngữ sau:

 

a.     …………….. kính………………...nhường

b.     Ăn có………………. chơi có……………

c.      Khoai đất…………. mạ đất………………

d.     ………………… hô…….…..………….ủng

e.      Càng cay nghiệt……… càng oan trái….

f.       ....................bị thóc.......................bị gạo

g.  Đầu.........................đuôi...........................

h.  Điều................................lẽ.......................

i.   Thức………….….. dậy………………..…….

j.   ……………….. nhà……………………. ngõ

k. Nói…………………… làm………………….

l.   ……………….. người…………...……… nết

m. …………….…. thầy………………….. bạn

n. ………………. khơi………...…………... lộng

o. Bóc.............................. cắn..........................

p. Mâm...........................cỗ............................

1
27 tháng 1

Dễ mà🤣

Ở câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” mang nghĩa đen là nói về không có người thầy thì không thể nên người được, qua đó ý nghĩa sâu rộng của câu nói này muốn nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình.

8 tháng 8 2021

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu “Không thầy đố mày làm nên” như một lời nhắc nhở gửi gắm đến con cháu.

“Thầy” dùng để chỉ những người có công dạy dỗ, giáo dục chúng ta nên người. Còn “làm nên” có nghĩa là thành công trong sự nghiệp hoặc trở thành những người có ích cho xã hội. Như vậy, “Không thầy đố mày làm nên” ý muốn nói nếu như không có người định hướng đúng đắn, dẫn dắt và chỉ bảo cho ta từng bước đi, từ những bước đơn sơ ban đầu đến những bước ngoặt quan trọng, dẫn dắt ta đi đúng đường, đúng hướng thì ta sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy tương lai tươi sáng chứ chưa nghĩ đến chuyện đạt được tới thành công.

Với truyền truyền thống hiếu học, dân tộc Việt Nam luôn coi trọng người thầy. Không chỉ riêng câu tục ngữ trên mà tục ngữ, ca dao Việt Nam ta có nhiều câu hay nói về thầy cô:

“Kính thầy mới được làm thầy”

Hay:

“Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”

Nếu cha mẹ đã có công ơn sinh thành dưỡng dục, còn người thầy sẽ là người khuất sau bước đi của ta, đồng hành và cung cấp cho ta những kho tri thức quý báu để chinh phục những ngọn núi của cuộc đời. Khi đến trường, chúng ta đâu chỉ được học những kiến thức về văn hóa, xã hội mà đó trong từng lời giảng thấm trong câu chữ là tấm lòng của người giáo viên nhân dân mong gửi gắm cho ta những bài học làm người sâu sắc để ta trưởng thành.

Chính vì vậy mà ngày 20 tháng 11 hàng năm đã được lựa chọn là ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc nhằm tri ân thầy cô giáo - những người lái đò cần mẫn đã đưa biết bao thế hệ học sinh đến với bến bờ của thành công. Có ai qua sông mà không bao giờ phải nhờ đò, có ai lớn lên mà không qua những lời giảng của thầy cô? Có ai trưởng thành mà không nhớ đến những người dạy dỗ chúng ta năm xưa. Ngay cả đến những vị nguyên thủ quốc gia đứng đầu đất nước, mỗi khi đến dịp lễ 20 tháng 11, họ cũng đều dành những lời tri ân sâu sắc đến những người thầy năm xưa…

Đúng thôi nhưng chưa đủ, bởi bên cạnh thầy cô, con người cũng có thể học được nhiều bài học bổ ích từ người thân, bạn bè hoặc ngay từ một người xa lạ. Bởi vậy mà câu tục ngữ trên có phần hơi tuyệt đối hóa vai trò của thầy cô. Cần hiểu được rằng vai trò của những thầy giáo, cô giáo là quan trọng. Nhưng họ không chiếm tuyệt đối.

Đối với bản thân, em luôn cố gắng học tập thật tốt, vâng lời dạy dỗ của thầy cô để gặt hái được thật nhiều điểm tốt. Bởi đó chính là món quà ý nghĩa nhất để gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo.

Tóm lại, câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” đã để lại bài học quý giá cho con người. Chúng ta hãy ghi nhớ công ơn của thầy cô - những người lái đò cần mẫn.

8 tháng 8 2021

3. tái sinh nhé

8 tháng 8 2021

2. Chú sơn ca bay vút đi 

Hok tốt nha

K cho mình

Trả lời:

2. Chú sơn ca bay vút đi

HT

8 tháng 8 2021

    BN tham khảo

 Mỗi người có một cách riêng để tận hưởng cuộc sống, đối với tôi, điều thú vị nhất là được đến những vùng đất mới và thử những món ăn truyền thống đặc sắc ở đó.

     Trong những chuyến đi của mình, tôi đã từng rất ấn tượng với nhiều món ăn, trong đó có Bánh Xèo. Nguyên liệu để làm vỏ bánh xèo bao gồm bột mì, bột nghệ, cốt dừa, hành và muối, trộn đều với nước. Bột bánh sau đó sẽ được đổ vào chảo rán đã quét dầu ăn, tạo thành một lớp bánh mỏng. Sau khoảng hai phút, đầu bếp sẽ rắc một ít thịt lợn, tôm và giá đỗ lên một nửa mặt bánh và gấp lại rồi rán thêm ba mươi giây nữa. Món ăn này thường được dùng kèm với một loại nước chấm truyền thống làm từ nước mắm pha với nước chanh, tỏi và ớt. Một điều thú vị về bánh xèo là cách mà thực khách thưởng thức nó. Bánh sẽ được cắt thành hai đến ba miếng, được cuộn bằng bánh đa và rau xà lách, sau đó chấm vào nước mắm đã chuẩn bị sẵn, tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo về hương vị. Chỉ cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn của nó, một chút vị ngọt, béo đan xen vị thanh mát của rau và lá thơm.

   Có thể nói, khi đến thăm Việt Nam, nếu bạn muốn khám phá văn hóa ẩm thực của nơi đây thì bánh xèo sẽ là một trải nghiệm thú vị không nên bỏ lỡ.

8 tháng 8 2021
Việt Nam quê hương em có muôn vàn thức ăn ngon và hấp dẫn, với những công thức, thành phần vô cùng đa dạng, phong phú. Một trong số đó là món bánh xèo. Món ăn em yêu thích nhất. Em được biết đến món bánh xèo lần đầu tiên, do tay mẹ nấu, từ khi em học mẫu giáo. Mẹ em ngoài việc nội trợ gia đình thì buổi sáng có bán bánh xèo ăn sáng. Quán đơn sơ chỉ có cái bàn gỗ dài. Mẹ vừa đúc vừa tự bán bánh trên cái bàn đó. Khách ăn ngồi xung quanh cái bàn. Trước ngày bán, chiều đến, mẹ phải ngâm gạo rồi mang đi xay thành bột nước. Mẹ còn thắng mỡ thành nước để chuẩn bị. Sáng sớm, khi em còn đang ngái ngủ, mẹ cặm cụi một mình sắp xếp bàn ghế và bắt đầu đúc bánh xèo. Chảo đúc bánh xèo ngồ ngộ. Khuôn tròn nhỏ bằng bàn tay xòe với cái tay cầm vểnh lên cao. Nguyên liệu đúc bánh bao gồm mực, tôm, thịt, hành, giá và bột đúc bánh. Mẹ cắt cành chuối lấy 1 khúc để bôi dầu lên chảo. Xào cho mực, tôm, thịt chín rồi, mẹ tráng một muỗng bột lên chảo. Sau đó, cho giá vào, đậy nắp lại. Trên lửa to khoảng ba phút, mẹ mở nắp gấp đôi bánh lại. Quê em miền Trung nên cách ăn khác với người miền Tây. Bánh xèo miền Trung chín mềm, bỏ bánh vào chén, sau đó cho nước mắm vào ăn kèm với rau sống. Miền Tây thì bánh xèo giòn cuộn rau cải bẹ xanh chấm mắm ăn. Khác nhau như vậy nhưng nước mắm chấm rất giống nhau. Nấu nước đường rồi pha với mắm thêm ớt và chanh vào. Ôi chao! Ngon kinh khủng! Món ăn đã gợi nhắc tình thân, em càng thêm yêu thích nó. Vì nó đã tạo thêm thu nhập cho gia đình em. Nguồn: https://vanmauvip.com/ke-gioi-thieu-ve-mot-mon-an-ma-em-yeu-thich.html#ixzz72w

Mặt trời đã bắt đầu lên cao, những tia nắng vàng tươi như rót mặt khẽ nhảy nhót trên từng hàng cây kẽ lá, trưa đã bắt đầu buông xuống trên những mái nhà, hàng cây của làng quê Việt Nam giản dị, đơn sơ.

Buổi trưa, nắng gắt hơn hồi sáng, ông mặt trời vươn vai, buông xuống trần gian những tia nắng chói chang. Những đám mây trắng xóa, lững lờ trôi như những tảng bông xốp mềm. Ngoài đồng, những cây lúa vàng rực rỡ chín đều tăm tắp thơm mùi nắng mới, lấp lánh, óng ánh dưới cái gay gắt của nắng hạ. Những cánh cò trắng bay lả bay la, chạy dài đến tận cuối chân trời. Tiếng ve bắt đầu kêu rả rích trên từng hàng cây, kẽ lá, tạo nên một bản giao hưởng đặc trưng của mùa hạ làm rộng rã cả long người. Cây đa đầu làng vẫn sùng sững mặc cho cái nắng hạ ban trưa như đỏ lửa vẫn một mình một góc, một mình một khoảng trời râm mát đến dịu lòng người. Không gian yên tĩnh đến lạ kì, ngoài trừ tiếng ve râm ran ỉnh ỏi. Con đường làng trải đầy thóc, đầy rơm, màu vàng của nắng như hòa lẫn với màu vàng của rơm, màu vàng của con đường đất ngày nào cũng đưa ta về nhà. Dòng sông quê cứ thế lững lờ trôi giữa cái trưa hè oi ả, nắng vàng chảy tràn lên mặt nước như một chiếc gương khổng lồ rọi bóng vạn vật. Hai bên bờ sông, những hàng cây rủ xuống như những nàng thiếu nữ ngẩn ngơ, vừa chải tóc mà lòng vừa đầy tơ vương.

Em yêu biết bao khung cảnh làng quê buổi ban trưa, vừa đẹp một cách dịu dàng, vừa đẹp một cách yên bình giản dị, vẻ đẹp ấy cứ thế in sâu vào lòng người mãi chẳng buông.

8 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé :

Mỗi buổi trưa hè, nó yêu lắm cái yên ả tuyệt đối của đất trời. Cũng như đêm, khi người người đều vùi say trong sự nghỉ ngơi, thì nó lại muốn thức, thức để mà ru lòng mình với khoảng trời bình yên và dịu ngọt. Bỗng thấy cuộc sống đẹp một cách lạ kỳ. Nắng lên tỏa sáng từng góc không gian, tỏa rạng qua từng ô cửa. Nắng tưới lên vạn vật sức sống kỳ ảo lung linh. Trời trong xanh hơn. Gió khẽ hát khúc du dương dịu dàng. Nắng và gió như đôi bạn thân song hành, hễ vắng nhau là thấy thiếu, thấy nhớ. Ngày nào gió lỡ làng đi vắng, bỏ quên nắng một mình trong nhân gian, nắng buồn và gắt gỏng khiến bao người khốn khổ, nhăn nhó bởi cái oi bức khó chịu.

Nhưng khi gió về quyện hòa cùng nắng, gió giúp nắng xua đi cái không khí nồng oi. Gió thổi mát những gương mặt người lấm tấm mồ hôi. Gió tưới tắm những con đường bỏng rát như rang. Và gió khẽ trêu đùa những làn tóc thiếu nữ mỏng bay. Gió và nắng nhí nhảnh dạo chơi, khi lại chờn vờn cùng làn mây trắng bay.

Và cứ mỗi trưa hè, nắng nhẹ nhàng ru cho gió ngủ. Để chiều về, gió sẽ khiến nắng dịu dàng và trong veo du đãng. Khi đó nắng sẽ chỉ còn là những tia nắng nhảy nhót chan hòa dạo chơi cùng gió, đi qua những khoảng trời rộng và xanh ngút ngàn màu xanh của mây, của cỏ cây hoa lá.

Rồi khi đêm về sẽ chỉ còn gió lang thang trên khắp mọi nẻo đường. Vì nắng phải đi ngủ do mặt trời bắt thế. Còn mình gió, và gió sẽ làm mát lại những gì bị làm khô héo đi bởi nắng. Thi thoảng gió gọi mưa về để vạn vật sinh sôi đâm chồi khoe sắc. Có mưa thì nắng phải trốn đi. Sau mưa rồi nắng lại về. Bởi thế, Nắng, gió và Mưa cứ lần lượt làm những nhiệm vụ của mình. Dẫu chẳng chẳng thể mãi gần bên những họ luôn cần thiết cho nhau. Như một mối tình tay ba ngọt ngào, như nắng cần gió, gió cần mưa, và mưa lại cần nắng.

Nó thì yêu cả Nắng, Gió và Mưa. Nhưng có lẽ yêu nhất lại là Nắng. Nhớ như in những buổi trưa hè oi ả của miền tuổi thơ, có cô nhóc nghịch ngợm chẳng bao giờ chịu ngủ. Đợi lúc giữa trưa nhóc lại trốn mẹ đầu trần đi chơi, mải la hét nhễ nhại mồ hôi với bao nhiêu trò con trẻ, từ ‘’bắn bang, trốn tìm, chơi đồ cứu, bịt mắt bắt dê…’’. Rồi cả khi sau này lớn lên, nhóc cũng không xa nổi thói quen ra đường giữa buổi trưa, lê la khắp những con đường làng quê yêu dấu. Nhóc thích sang nhà bạn bè chơi những buổi trưa như thế, đến nỗi người ta bảo nhóc vô duyên khi chẳng cho ai ngủ. Có lần bị đuổi đánh chạy té trời khi làm náo loạn cả một góc xóm bởi mấy trò nghịch dại, rồi những lần rủ hội bạn đi bẻ trộm roi của nhà hàng xóm…

Ngày ấy nhóc nghịch nhất làng, bốn mặt làng chẳng ai không biết tên. Nổi tiếng cả những lần đuổi đánh nhau cùng chúng bạn. Hễ ai chọc giận là nhóc chẳng tha, người bé tí như cái kéo nhưng đành hanh phải biết. Bị bố mẹ đánh thì không bao giờ biết khóc, càng lầm lì thách thức. Hình như vậy mà giờ nhóc vẫn ngang bướng, chẳng chịu thua ai bao giờ. Học kém bạn một chút thôi cũng thấy khó chịu mất ăn mất ngủ.

Ngày bé nhóc thích mặc áo màu vàng, bởi đó là màu của nắng. Và tận cho đến bây giờ, nhóc vẫn yêu màu vàng như thế. Chợt nhớ những câu thơ của Trịnh Công Sơn:

Nắng vàng em đi đâu mà vội

Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi

Hẳn là Trịnh cũng yêu nắng lắm, nên mới gọi nắng thiết tha và trìu mến đến thế.

Chợt nhận ra, chỉ mới là đầu hè thôi nhỉ. Đầu hè mà nắng vàng rực rỡ quá. Nó nghe người ta kêu than về sự oi bức của đất trời. Những gương mặt nhăn nhó mệt mỏi. Nó lại chỉ thấy yêu thêm mùa hè chói chang rực nắng. Chẳng bao giờ là cần dùng đến điều hòa, thậm chí sợ điều hòa, nó vẫn là cô nhóc của ngày xưa, có thể đi bộ hàng giờ dưới nắng giữa trưa hè mà không bao giờ cần phải đội mũ hay mặc áo che nắng.

Và nó thích cảm giác này, một trưa hè oi ả, ngồi trong phòng ngắm nắng cùng mây ngừng bay. Thi thoảng làn gió nhẹ khẽ làm đung đưa những chậu cảnh ngoài hiên. Những bông nhài trắng tỏa hương thơm len lỏi vào phòng. Trên chiếc giường trải nệm vàng ấm áp của nó nằm ngổn ngang những gấu bố, gấu mẹ, gấu con thật đáng yêu. Đó là thế giới riêng rất đỗi bình yên của nó. Nơi giúp nó cân bằng sau biết bao những bộn bề lo toan cuộc sống.

Nó sẽ mong chờ một sắc gạo đỏ và những cơn mưa hè tháng sáu. Trong sắc đỏ sẽ bập bùng cháy lên cả một trời yêu. Và những cơn mưa mùa hạ sẽ làm trời trong hơn, xanh hơn, và nắng sẽ mềm hơn cùng gió thênh thang…