Bằng trí tưởng tượng của mình hãy tả lại một nhân vật trong chuyên cổ tích mà em thích
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời : Bởi vì những lần trước là do bà mẹ vớt xác lên nhưng lần này bà mẹ chét thì không có ai vớt xác bà lên.
tk cho mk nha mk tk lại cho nè
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
cậu vào thông tin tài khoản rồi vào đổi ảnh hiển thị là xong
Bạn vào thông tin tài khoản rồi nhấn vào đổi hình đại diện là được.
Học tốt
Quê hương em không trù phú, giàu có nhưng luôn yên ả, thanh bình với những khung cảnh quen thuộc mà rực rỡ, tươi đẹp. Cảnh nào cũng mang những vẻ đẹp riêng. Nếu mùa xuân gợi về một điệu xanh: xanh trúc, xanh tre, xanh bèo, xanh lá và cả xanh trời, thì mùa thu lại thơm nồng hương lúa chín, mùa đông kéo cả cái rét thấu da thấu thịt về trên quê hương. Nhưng cảnh quê hương vào buổi sáng mùa hè lại để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất.
Trời tờ mờ sáng. Màn sương giăng mắc nơi đầu thôn ngõ xóm. Sương đọng lại trên những vòm lá xanh, long lanh như hạt ngọc. Trên trời từng vệt sao li ti vẫn tỏa sáng lấp lánh. Thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua lay động cả hàng tre đầu làng. Tiếng xào xạc, vi vu như tấu lên bản hòa ca ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Xa xa, vẫn thấy thấp thoáng ánh đèn vàng mờ ảo chưa tắt trong chiếc chòi nhỏ ven sông. Đâu đây đã nghe thấy tiếng gà gáy “Ò...ó…o” gọi mọi người thức dậy, chào đón một ngày mới. Bà em hay bảo, gà có tính hiếu thắng. Trong xóm, chỉ cần có một con cất tiếng gáy là tất cả các con còn lại đồng loạt gáy theo. Chúng cứ gân cổ lên mà gáy, vỗ cánh phành phạch để khoe chất giọng nội lực của mình. Người dân trên quê hương em vốn hay lam hay làm, cần cù, chịu khó, nên trời chưa sáng hẳn mà các bác, các cô, các dì đã thức dậy. Người vác cuốc ra đồng, người quẩy gánh hàng rong ra chợ bán. Tiếng cười nói rôm rả, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe kéo lộc cộc, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng. Nhịp sống cứ thế chậm trôi, làm nên bản sắc quê hương Việt Nam.
Vừng Đông, những tia nắng đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Ông mặt trời như lòng đỏ từ từ nhô lên sau rặng tre đầu làng, nở nụ cười phúc hậu chào đón nhân gian. Sương tan dần, đất trời như thay áo mới. Chiếc áo được dệt nên bởi màu sắc rực rỡ và âm thanh tươi vui. Nắng lên, bầu trời xanh và cao hơn. Những đám mây trắng bồng bềnh hững hờ trôi. Những chú chim thoăn thoắt truyền từ cành nọ sang cành kia như những cô cậu nghịch ngợm. Tiếng chim ríu rít của chim sâu cùng với tiếng ngân vang của dàn đồng ca mùa hạ như gọi về một miền kí ức xa xôi. Nắng len lỏi vào khu vườn của bà, mơn man những trái chín ngọt lành. Nắng hòa điệu với những nụ cười trong sáng, rạng rỡ của các cô cậu học trò, đang rảo bước trên con đường làng đầy sỏi đá.
Phóng tầm mắt ra xa thấy con sông quê đã cựa quậy mình thức dậy. Đứng trên triền đê nhìn xuống dòng sông như dải lụa đào thướt tha, yêu kiều bao quanh lấy xóm làng thân thuộc. Bên bờ, hai hàng liễu rủ đang soi bóng mình trên mặt nước giống những cô gái tuổi đôi mươi vẫn còn đỏm dáng làm duyên. Mặt nước phẳng lặng như chiếc gương soi phản chiếu mây trời. Thỉnh thoảng, có chú rái cá nhảy lên đớp mồi rồi nhanh chóng lặn xuống, để lại những vòng tròn lan xa. Bác nông dân đã dẫn đàn vịt xuống sông. Con nào, con nấy đều béo trùng béo trục với bộ lông trắng ngà. Chúng cứ kêu “Cạp…cạp” liên hồi nghe thật vui tai.
Cánh đồng lúa nằm hai bên bờ sông. Cánh đồng lúa mượt mà như tấm thảm nhung trải ra tít tắp đến tận chân trời. Hương lúa thơm nồng hòa quyện với mùi đất quê hương, làm nên một mùi thơm ngai ngái mà bất cứ người con xa quê nào cũng đều nhớ về. Xa xa từng đàn cò trắng đang chao liệng đôi cánh. Thấp thoáng bóng dáng lưng còng của người dân quê cần cù, chăm chỉ. Cô gió khẽ thổi một vài cơn gió nhẹ để hong khô những giọt mồ hôi nóng hổi đang lăn dài trên má ai.
Quê hương em vào buổi sáng mùa hè thật đẹp, nó khiến cho bất cứ ai xa quê đều mong muốn được trở về, đắm mình trong làn nước trong lành, được đất mẹ bao bọc, che chở, yêu thương. Ngắm nhìn quê hương mình, em tự nhủ sẽ phấn đấu học hành chăm chỉ để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp
Khi bị giam trong tù ngục tăm tối, Tố Hữu đã viết những câu thơ:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”. (“Khi con tu hú”)
Những mùa hè rực rỡ, đầy sức sống mới thật là đẹp làm sao! Đặc biệt là vào những buổi sáng, khởi đầu cho một ngày mới. Những buổi sáng mùa hè luôn để lại trong tôi những xúc cảm thật đặc biệt.
Buổi sáng mùa hè bắt đầu với một bình minh tươi sáng. Khi ấy, ông mặt trời còn ngái ngủ, dần dần vén bức màn mây để nhìn xuống mặt đất với đôi mắt sáng chói, bằng những tia nắng yếu ớt đầu tiên. Những vệt sáng mỏng manh nơi cuối trời ngày càng trở nên rõ rệt, xua đi màu đen u ám của màn đêm. Những chú gà trống chăm chỉ đứng nơi đống rạ mà dõng dạc cất lên tiếng gọi của mình: “ò ó o o” gọi mọi vật tỉnh giấc.
Thế là trời bắt đầu sáng rồi. Nghe tiếng gọi của người bạn, mặt trời nhanh chóng tỉnh giấc, vén những ngọn tre tìm chủ nhân giọng gáy ấy. Và những tia nắng tinh nghịch lại được xuống mặt đất chơi đùa thỏa thích. Những tia nắng vàng óng nhảy múa trên sân, tô vàng mọi vật. Nắng xuyên qua những giọt sương đêm còn đọng lại trên lá, tạo nên những sắc cầu vồng, một thế giới tí hon đang tồn tại trong mỗi giọt nước nhỏ bé như thế. Cho đến khi anh gió láu cá chạy qua, làm những giọt nước giật mình, vỡ tan vào đất mẹ. Những buổi sáng mùa hè thường rất tươi sáng, nhưng cũng rất mát mẻ, trong lành, không nóng nực, oi ả như buổi trưa.
Mới buổi sớm, vùng quê đã được khuấy động bởi những âm thanh quen thuộc. Ánh nắng vàng ươm đã cất tiếng gọi khiến những chú chim không thể nào chợp mắt thêm nữa. Chúng líu lo với nhau, kể chuyện nhau nghe, chúng hát nhau nghe những bài ca ca ngợi cuộc sống và mẹ thiên nhiên giàu có. Đàn gà dưới kia cũng không chịu yên. Đám gà con chiếp chiếp trong bộ lông vàng óng hòa trong màu nắng đang trật tự đi thành hàng theo mẹ ra vườn kiếm đồ ăn cho bữa sáng của mình. Những chú chó cất tiếng sủa đầu tiên để hứa hẹn một ngày làm việc năng suất hơn trong khi lũ mèo lại liên tục đòi ăn.
Khi những làn khói xám từ trong bếp bay lên, hòa vào rồi tan biến cùng với bầu trời đen cũng là lúc những người mẹ đã nấu xong bữa sáng. Những tiếng vợ gọi chồng, tiếng mẹ gọi con, tiếng những xoong nồi lách cách làm náo nhiệt những gian nhà nhỏ, Họ ăn cơm rất nhanh nhẹn, rồi mỗi người một việc, chuẩn bị cho việc mới của mình. Những người đàn ông chuẩn bị đồ đạc ra đồng trong khi những người phụ nữ đang cho trâu ăn. Tiếng ríu rít như chim non của những đứa trẻ chuẩn bị đến trường nghe sao vui vẻ quá. Và họ bắt đầu một ngày mới.
Khi những ông mặt trời đã lên qua bụi tre làng, làng quê lại chìm vào yên lặng và thanh bình. Những bà, những mẹ đã gánh hàng ra chợ trong sự nô nức. Ngoài kia, lấm tấm giữa những ruộng lúa xanh ngát là màu nâu của áo và màu trắng của những cánh cò “bay lả bay la”. Một ngày làm việc hiệu quả lại bắt đầu như thế đấy.
Tôi rất thích ngắm nhìn cảnh vật, làng quê mình vào những buổi sáng,vào những khoảnh khắc yên bình và quý giá nhất của làng quê, một làng quê đúng nghĩa. Sau này dẫu có đi bao nhiêu nơi, qua bao nhiêu tòa nhà lớn thì những khoảnh khắc như này, vẫn là vô giá.
-Đoàn Hương-
BÀI VĂN MẪU SỐ 3 MIÊU TẢ QUÊ HƯƠNG BUỔI SÁNG MÙA HÈ
Mỗi lần được nghe bài thơ Quê Hương của Đỗ Trung Quân, lòng tôi lại dâng lên 1 nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương của mình. Tôi nhớ những ngày hè dạo chơi cùng bè bạn trên cánh đồng xanh tít tắp, những buổi chiều cùng thả diều trên triền đê dài miên man , những lúc hoàng hôn buông xuống đỏ cả một vùng trời bao la và rộng lớn, … Và đặc biệt, tôi không thể nào quên được vẻ đẹp quê hương tôi vào những buổi sáng mùa hạ.
Một ngày mới bắt đầu trên quê tôi bằng tiếng gà trống gáy, những tiếng kêu dõng dạc, rộn ràng, là dấu hiệu của một sự khởi đầu mới. Mùa hè là mùa của hương lúa làng quê, là khi các bác nông dân luôn bận rộn với những vụ mùa để chờ lúa chín. Mỗi sớm, vừa vặn khi tiếng gà kêu, tốp năm tốp ba những người nông dân áo vải lại cười nói cùng nhau ra đồng trước khi nắng lên, tiếng cười đùa như hòa chung giai điệu nhịp nhàng, trong trẻo của tiếng chim hót líu lo trong vòm cây xanh lá. Ông mặt trời dường như vừa tỉnh giấc sau một đêm ngủ dài, nhô mình ra khỏi chiếc chăn bông màu mây trắng, thưởng thức bản giao hòa mỗi sớm ban mai của các cô cậu chim sơn ca. Cây xanh như cũng chợt tỉnh bởi các âm hưởng, vang động của buổi sáng sớm, rung rinh trên mình những hạt sương đêm còn đọng lại trên lá. Ánh nắng yếu ớt đầu ngày tràn trên những cành cây xanh tươi, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ, tràn đầy sắc màu tươi tắn, rạng rỡ, tôn vinh vẻ đẹp quê hương thanh bình, luôn ngập tràn niềm vui và những nụ cười.
Một ngày mới đến cũng là lúc chúng ta bắt đầu một phần công việc mới, người lớn đi làm, trẻ con đi học, lác đác bóng hình vài bà cụ đầu tóc bạc phơ chống gậy đi tập thể dục vào buổi sáng. Tiếng cười đùa ríu rít của con trẻ trên đường làng rợp bóng hai hàng phi lao, tiếng các bà các mẹ tính toán suy tư về buổi chợ sớm, tiếng xe cộ vang lên từ những ông bố toan đi làm từ sớm, .. Tất cả tạo nên một sự hài hòa, nhẹ nhàng và yên bình đến lạ kì.
Quê hương luôn là bến bờ bình an của đời người, đó là nơi ta có thể vô tư thưởng thức, ngắm nhìn những diễn biến đời sống nhịp nhàng, êm đềm. Hình ảnh quê hương tôi vào những buổi sáng ngày hè mãi là 1 phần kí ức không thể phai mờ, là một bức tranh đời sống đáng quý mà tôi luôn ghi nhớ, trân trọng, nâng niu.
Ông đi làm cả ngày, chỉ có thời gian rảnh rỗi vào buổi tối nên sáng nào trước khi đi làm ông cũng mua báo để ở nhà.
Tối tối,sau bữa cơm,ông ngồi đọc báo. Ông coi đọc báo cũng như một công việc, cần tập trung và nghiêm túc. Vì vậy, khi đọc ông rất cần yên tĩnh. Ông ngồi bên chiếc bàn cạnh cửa sổ, ở đó thoáng mát và tĩnh lặng. Mỗi tối,ông dành cả tiếng đồng hồ để xem tin tức. Những tờ báo hay được ông em quan tâm là tờ báo Lao động, An ninh, Tuổi trẻ….và không thể thiếu tờ báo Thể thao.
Trước lúc đọc báo,ông lấy từ trong ngăn bàn cái kính trắng, mắt không được tốt khiến ông cần có sự trợ giúp. Lần lượt,ông đọc từng tờ một. Tờ báo nào ông cũng mở nhanh tất cả các trang xem có tin tức gì nóng hổi, rồi lại lần lượt xem kĩ từ đầu. Ông rất quan tâm đến những sự kiện nổi bật diễn ra trong ngay nên mục đó được ông rất chú ý. Nhìn dáng ông ngòi ngay ngắn,gương mặt nghiêm túc y như khi làm việc vậy. Đôi mắt ông dõi chăm chú từng dòng,từng dòng một. Đôi lông mày rậm của ông thỉnh thoảng nhíu lại. Những nếp nhăn trên trán lúc co lại lúc giãn ra như suy tư, băn khoăn điều gì. Có lẽ mẩu tin nào đó khiến ông bứt rứt nên bố đưa tay lên vò vò mái tóc khiến nó rối tung. Những lúc đọc được tin gì tâm đắc, khuôn mặt ông giãn ra dễ chịu, một nụ cười nở khẽ trên môi. Những mẩu chuyện cười làm cho ông thư giãn hơn, thi thoảng tự nhiên bố nói to lên"hay", khiến cả nhà bụm miệng cười. Tờ báo không thể bỏ qua của ông là tờ Thể thao. Mặc dù đã theo dõi tin trên ti vi nhưng ông muốn xem họ bình luận, nhận xét thế nào về các trận đấu, về các cầu thủ…. Vì thế, đây là giờ phút ông say sưa nhất. Bàn tay ông đặt lên bàn, mấy ngón tay gõ gõ nhẹ, cái đầu gật gù vẻ tâm đắc lắm. Mẹ bảo em mang nước cho ông. Em bưng lên để bên cạnh nhưng ông vẫn không để ý, cứ mải miết đọc… Một giờ trôi qua với biết bao cảm xú. Sau khi "giải quyết" xong các tờ báo,ông thở một hơi nhẹ nhõm. Ông gấp lại các tờ báo một cách gọn gàng rồi đặt lên cái kệ gần đó, xếp theo vị trí đã định. Ông đứng dậy, bỏ đôi kính trên mắt xuống và vặn mình mấy cái…ông ra ngoài nói chuyện với mọi người. Nếu có tin tức gì hay ông kể lại cho cả nhà nghe, bàn tán sôi nổi. Nhiều khi không biết ông đang nói về vấn đề gì nhưng nhìn ông hào hứng thì ai nấy đều lắng nghe.
Em thích nhất là được nhìn ông ngồi đọc báo mỗi tối. Có lẽ bởi vì cách đọc báo đặc biệt nhưng như vậy mới là ông của riêng em.
Gia đình luôn là nơi mà ta nhận được tình yêu thương vô bờ bến. Em cũng vậy, trong gia đình, em luôn nhận biết bao tình yêu thương từ mọi người nhưng người em yêu quý nhất đó chính là ông ngoại của em.
Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người, hơi gầy do tuổi đã cao với một làn da hơi ngăm của một người con xuất thân từ miền biển đầy nắng, gió. Mái tóc ông giờ đã thưa, không còn dày như khi còn trẻ, điểm những khoảng tóc trắng như cước. Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu như ông tiên trong truyện cổ tích, khuôn mặt ấy hơi gầy gò, nhăn nheo những nếp nhăn xô lại vào nhau cùng những chấm đồi mồi do dấu hiệu của tuổi tác. Tuy vậy, đôi mắt ông vẫn sáng trong như vì sao trên bầu trời, nhìn rõ được mọi vật xung quanh. Hai gò má ông cao, cùng vầng trán nhẵn nhụi tựa như hình ảnh của Bác Hồ kính yêu cũng hiền hậu như vậy. Đôi bàn tay của ông tuy đã yếu, những đường gân tay nổi hẳn lên nhưng hằng ngày ông vẫn làm những việc nhỏ trong gia đình như chăm sóc cây cối, cho chim ăn.
Ông thường mặc trang phục rất giản dị. Ở nhà ông chỉ mặc áo sơ mi, áo phông cùng chiếc quần dài ống rộng, khi đi ra ngoài hay đến những dịp lễ quan trọng, ông lại khoác lên mình khi thì bộ quần áo ka-ki đậm màu, khi thì bộ com-lê trung tuổi khiến cho ông trở nên đầy uy thế. Ông em rất thích đọc sách, ngày ngày, ông đều đeo chiếc kính lão nhỏ, ngồi trước ban công đọc những cuốn sách về mọi lĩnh vực, vậy nên ông là một kho kiến thức sâu rộng. Ông thường kể cho em nghe những câu chuyện về ngày xưa, về chiến tranh, về cuộc sống con người, những tập tục truyền thống, những lúc như vậy, em lại đắm chìm trong giọng nói ấm áp mà cũng có phần dõng dạc của ông.
Ông rất yêu thương em, ông luôn dạy dỗ, chỉ bảo em từng li từng tí, ông dạy em những bài học làm người sâu sắc, dạy em cách trở thành một con người tự lập. Những lúc rảnh rỗi, ông lại đưa em đi chơi, mua những thứ đồ ăn em thích, kể chuyện cho em nghe và lúc nào trên môi ông cũng nở nụ cười đầy hiền từ, ấm áp như ánh nắng mặt trời vậy.
Em rất yêu quý ông ngoại của em. Cả cuộc đời ông đã luôn hy sinh hết mình để con cháu có được ngày hôm nay. Ông luôn là một người ông với những đức tính tốt đẹp để em noi theo. Em mong ông sẽ luôn khỏe mạnh để mãi ở bên cạnh em.
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.
Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm.
Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.
Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối bởi dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng.
Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị.
Cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.
Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.
hok tot
Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện Cô bé Lọ Lem. Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn.
Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài, cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng. Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xoã ngang vai. Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đổ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa. Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thỉu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ – những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ.
Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài.
Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem. Hai đứa con của mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đổ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp và đôi giày thô kệch. Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bậm, bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng từ mở tiệc tiếp khách có mời cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí. Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới bong cả tay mà không được đi dự tiệc. May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ – giờ bà tiên dặn phải về nếu không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi. Cuối cùng, hoàng tử đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình – Lọ Lem và cưới nàng về làm vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.
Lọ Lem là cô gái nết na, hiền dịu và rất xinh đẹp. Với tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp, cô đã tìm được đến với hạnh phúc đích thực. Qua câu chuyện, em hiểu rằng người chăm ngoan, hiền dịu, nết na sẽ được đền đáp xứng đáng.
Từ bé em đã được mẹ kể cho em nhiều câu chuyện cổ tích.. Nhưng đến bây giờ em vẫn thích truyện “Bông hoa cúc trắng” dù em đã đọc qua nhiều lần.
Em rất thích nhân vật người con. Bạn nhỏ có một thân hình thon gọn và dáng cao. Khuôn mặt của bạn nhỏ biểu lộ sự hiền lành. Bạn nhỏ có mái tóc dài và rất xuôn mượt, hàm răng của bạn nhỏ trắng như sứ. Bạn nhỏ có một đôi mắt trắng tinh. Bạn sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát và đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa khiến cô bé buồn lắm. Một lần cô bé đang ngồi khóc bên đường thì bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi đã rõ sự tình ông nói với cô bé:
Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất, hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó, phải khó khăn lắm cô bé mới trèo lên được để lấy bông hoa nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh bốn canh... "Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?", cô bé tự hỏi. Không đành lòng cô bé liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.
Qua câu chuyện, các bạn đã thấy được tình thương của người con đối với mẹ là bao la và rộng lớn thế nào? Chúng ta sẽ noi gương cao đẹp của bạn nhỏ.