K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cơ hội là một cái gì đó vô hình, không sờ, nhìn được nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cảm nhận và đón nhận được nó. Cơ hội cần thiết cho tất cả mọi người, ta không thể phủ nhận điều này ở mọi độ tuổi,giới tính, tôn giáo,… Đặc biệt là đối với tuổi trẻ, nắm bắt cơ hội là điều rất quan trọng mà hầu như ai cũng cần phải hiểu rõ. Nắm bắt cơ hội sẽ giúp bạn đi đến nhanh với những dự định của mình hơn.

Đó cũng có thể là điều may mắn.! Nhưng bạn có biết, may mắn trên đời này không tự nhiên mà đến. May mắn xuất hiện dựa trên nền tảng của sự nỗ lực và phấn đấu. Dù ở trong bất cứ lĩnh vực nào, tình yêu, hôn nhân, gia đình, sự nghiệp,… bạn cũng cần phải góp nhặt, trau dồi, không ngừng mở rộng hiểu biết, học hỏi mỗi ngày để đi đến gần hơn với mục tiêu mình đề ra.

Sẽ có những lúc khó khăn xuất hiện, áp lực, mệt mỏi, tuyệt vọng, đau khổ, cô đơn, nhưng đừng né tránh, hãy cố gắng đứng dậy và đương đầu với thử thách. Rồi một lúc nào đó, khi sóng gió qua đi, tự nhiên bạn sẽ nhận thấy cơ hội đến với mình. Nó như một mầm sống, một tia hi vọng để bạn đứng dậy, bước đi những bước tự tin và rồi thành công như cái cách chúng ta vẫn từng mơ đến. Thế mới nói, cơ hội không chỉ là ngồi đó mơ tưởng, cơ hội là sự phấn đấu không mệt nghĩ của từng giây phút. Cơ hội đến cho ta thành công, bạn sẽ thấy được ý nghĩa không chỉ là sự phấn đấu, mà là sự ngưỡng mộ chính bản thân mình.

Niềm tin đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống vì nó giúp chúng ta có thể vượt qua bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Không ai ngay khi vừa bắt đầu một công việc nào đó đã có thể thành công ngay tức khắc, chẳng con đường nào là trải đầy hoa hồng, sẽ có lúc,ta gặp phải những thất bại, những vấp ngã đau đớn khiến ta nản chí. Thế nhưng, khi có niềm tin, nó sẽ như một ánh sáng, soi rọi vào con đường tăm tối của ta, chỉ lối để ta bước tiếp. Khi ta biết tin tưởng vào chính bản thân mình, vào khả năng và tự an ủi rằng mình có thể làm được thì mọi khó khăn thử thách sẽ chẳng thể quật ngã ta tiếp tục bước về phía trước để đạt được ước mơ, mục đích của mình. Thomas Edison, Walt Disney cũng nhờ có niềm tin vào chính mình mới có thể thành công khi nghiên cứu, khi sáng lập ra hãng phim hoạt hình hàng đầu thế giới. Vậy nên, cần thiết phải có niềm tin trong cuộc sống này vì nó có thể biến cái không thể thành có thể, biến nỗi buồn thành niềm vui , biến sự bế tắc thành sự nhận biết chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Niềm tin, đôi khi sẽ làm nên điều kỳ diệu là vì vậy

Phép liên kết: Thế nhưng, Vậy nên.

Giúp mình nội dung chính của đoạn trích này ạ Trong khi người dân “văn minh” xứ Hàn biểu tình lớn, dùng máy kéo để phản đối, chặn đường, không cho phép Chính phủ Hàn Quốc đưa 720 người dân Hàn Quốc từ Vũ Hán trở về, trong khi chính quyền “dân chủ” Nhật Bản, Mỹ bận bịu thu tiền người bệnh muốn trở về nước thì chính phủ Việt Nam chỉ tuyên bố một câu đơn giản “sẵn...
Đọc tiếp

Giúp mình nội dung chính của đoạn trích này ạ

 

Trong khi người dân “văn minh” xứ Hàn biểu tình lớn, dùng máy kéo để phản đối, chặn đường, không cho phép Chính phủ Hàn Quốc đưa 720 người dân Hàn Quốc từ Vũ Hán trở về, trong khi chính quyền “dân chủ” Nhật Bản, Mỹ bận bịu thu tiền người bệnh muốn trở về nước thì chính phủ Việt Nam chỉ tuyên bố một câu đơn giản “sẵn sàng đón bà con về nước”. Chúng ta, cũng sẵn sàng chào đón bà con, đồng bào về nước, không gì hơn khi những lúc khó khăn, vòng tay của người Việt lại khiến cho những người con xa xứ cảm thấy được bảo vệ và chở che.
Hôm qua, Bộ Tư lệnh Thủ đô cho biết sẽ cách ly 950 người từ vùng dịch trở về trong 14 ngày tại các địa điểm quân đội tại Sơn Tây và Xuân Mai. Không có người biểu tình, cũng chẳng có máy kéo, chẳng có biểu ngữ… nào ngăn những người Việt hồi hương về cội nguồn lúc khó khăn cả. Trong khi đó, bảo hiểm y tế cũng tuyên bố sẽ chi trả toàn bộ tiền điều trị cho các bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona… Một cuộc chiến gian khổ đã và đang bắt đầu,nhưng không có nguời dân VIỆT NAM nào bị bỏ lại…

1
7 tháng 3 2022

77-s4+4s=6H20=?

 

7 tháng 3 2022

Tham khảo

"Nếu là con chim, chiếc lá,
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình."
(“Một khúc ca xuân” - Tố Hữu)

Viết về đề tài lẽ sống đẹp hiến dâng cho cuộc đời, Tố Hữu đã nêu lên một quan điểm sống rất thiêng liêng, cao ca qua những vầng thơ trong bài “Một khúc ca xuân”. Một nhà thơ cũng sinh ra trên mảnh đất Huế mộng mơ giống Tố Hữu cũng đã đặt bút viết những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị trước lúc ra đi, đó chính là nhà thơ Thanh Hải. Ông đã viết nên bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, một tác phẩm không những giải bày những suy ngẫm mà còn là những mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam. Thanh Hải đã thể hiện tâm nguyện thiết tha, cảm động với đất nước, với cuộc đời rõ nhất trong hai khổ thơ:

"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"

Nếu như những khổ thơ trước, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào tin yêu đối với đất nước, dân tộc thì ở những câu thơ sau, Thanh Hải dành để thể hiện những khát vọng cống hiến cho cuộc đời của mình. Đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết:

"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hòa ca,
Một nốt trầm xao xuyến"

Mới nhìn vào khổ thơ, ta đã chú ý ngay tới điệp từ “ta làm” xuất hiện dồn dập song hành cùng những ước muốn cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giàu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Thanh Hải không mong được làm cánh chim đại bàng vĩ đại đập cánh bay tới muôn nơi, ông chỉ nguyện làm chú chim nhỏ nhưng có tiếng hót lảnh lót, trong trẻo, góp thêm âm điệu tươi vui cho cuộc đời. Ông cũng chẳng màng làm một khu vườn địa đàng cầu kì, kiêu sa, chỉ nguyện được làm cành hoa nhỏ xinh, đủ để tỏa chút hương hoa làm tươi mát cuộc sống. Và ông cũng chẳng mưu cầu làm một nốt cao chói lọi trong dàn đồng ca, mà chỉ mong được làm một nốt trầm đủ sâu lắng, đủ đọng lại lòng người. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Có thể thấy những ước muốn của ông đều nho nhỏ, khiêm tốn nhưng hết sức đáng yêu, đáng kính trọng.

Tất cả những ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiếm tốn, không kể gì đến tuổi tác:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”

“Một mùa xuân nho nhỏ” nhưng lại không hề “nho nhỏ”, bởi nó là một khát vọng cống hiến vĩ đại, một lẽ sống đẹp thiêng liêng mà tác giả muốn dâng trọn cho cuộc đời. Thái độ "lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý, đó chính là phong cách sống như một cuộc hóa thân của ông. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy.

Điệp ngữ “dù là” xuất hiện như một lần nữa khẳng định khao khát cho đi của nhà thơ, dù cho tuổi già hay bệnh tật, ông vẫn sẽ mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở cuối bài như ánh lên, tỏa sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.

Khép lại trang thơ nhưng lại mở ra biết bao suy tư sâu lắng dành cho người đọc. Bài thơ là những tâm nguyện nhẹ nhàng của tác giả lồng ghép trong những nghệ thuật được vận dụng uyển chuyển nhịp nhàng như điệp từ, ẩn dụ,.. Tác giả đã mang đến một thông điệp về lối sống đẹp đáng để thế hệ sau noi theo: sống như một cuộc hóa thân.

"Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải đã dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi. Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất... Và bài thơ này cũng chính là những điều đúc kết cả cuộc đời của ông. Ông đã giãi bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giãi bày cho nhau. Bài thơ cũng là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng đối với thế hệ trẻ về một lẽ sống hiến dâng cho cuộc đời chung.

7 tháng 3 2022

khổ 4  của bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ (Thanh Hải )giúp ta nhận thấy trước mùa xuân lớn của đất nước nhà thơ tâm niệm về một mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và khát vọng hòa nhập dâng hiến cho mùa xuân chung của dân tộc .Điệp ngữ "ta làm" nhấn mạnh nổi khát khao được cống hiến. tác giả xưng ta chứ không phải xưng tôi như ở khổ đầu , để nói lên sự hòa hợp của cá nhân với cộng đồng ,tập thể . Hình ảnh ẩn dụ " con chim hót ,cành hoa ,nốt nhạt trầm ,mùa xuân nho nhỏ " là vẻ đẹp khiêm tốn nhỏ bé nhưng rất cần thiết . " lặng lẽ dâng cho đời " thể hiện rất cảm động ,nhà thơ muốn dâng hiến với tất cả sự khiêm tốn ,thiết tha trân trọng .Điệp ngữ "dù là" chính là tiếng nói chân thật xuất phát từ đáy lòng thách thức với thời gian để cống hiến cả tuổi thanh xuân, cả khi tóc bạc. Khổ thơ không chỉ là từ lời dặn mình, lời tâm niệm,mà còn là lời nhắc nhở đến thế hệ trẻ về lí tưởng sống" sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình

7 tháng 3 2022

Tham khảo

Huy Cận (1919 -2005)  là nhà thơ suất sắc của phong trào thơ mới trước cách mạng, thơ Huy Cận hướng về thiên nhiên vũ trụ với những nét buồn man mác, sau cách mạng thơ ông tập trung ca ngợi thiên nhiên đất nước và niềm vui của con người trước cách mạng với một hồn thơ dạt dào cảm xúc. Tiêu biểu là bài thơ ” đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác năm 1958 sau chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Hạ Long_ Quảng Ninh. Bài thơ là một khúc tráng ca khỏe khoắn, hào hùng về thiên nhiên và con người lao động. Điều này được thể hiện sâu sắc, tinh tế ở khổ 1 và khổ 2 của bài:

     Cảm hứng trữ tình của  bài thơ được diễn tả theo mạch thời gian. Hoàng hôn, đêm trăng, bình minh, mỗi một cảnh trong từng  khổ thơ mang ý nghĩa như một biểu tượng, một thời đại huy hoàng đang mở ra phía trước. Cuộc sống cần lao của nhân dân lao động đang nở hoa.

     Đến với khổ thơ đầu là cảnh biển vào đêm và đoàn thuyền ra khỏi đánh cá, trước hết cảnh biển vào đêm được khắc họa bằng đôi mắt quan sát sắc xảo, trí tưởng tượng phong phú và tài năng nghệ thuật điêu luyện của nhà thơ:

“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa”

     Hình ảnh ” mặt trời xuống biển” được so sánh với ” hòn lửa” đỏ rực, cách so sánh này làm cho hoàng hôn trên biển trở lên rực rỡ tráng lệ và ấm áp, chứ không ảm đạm hắt hiu như thơ cổ, sau lúc hoàng hôn là màn đêm buông xuống” sóng đã cài then đêm sập cửa” câu thơ sử dụng phép tu từ nhân hóa gợi cảm xúc vũ trụ như một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ còn là những con sóng là chiếc then cài của ngôi nhà vĩ đại. Thiên nhiên vũ trụ đang chìm vào đêm yên tĩnh và lặng lẽ, đồng thời phép nhân hóa còn gợi lên sự gần gũi giữa tự nhiên và con người lao động: con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân yêu của mình, đối lập với trạng thái nghỉ ngơi của vũ trụ, con người lại bắt đầu công việc của mình:

” Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”

     Ở đây không phải là từng chiếc riêng lẻ mà là cả đoàn thuyền- sức mạnh mới của cuộc đời đổi thay, ” lại ra khơi” diễn tả nhịp lao động của dân chài đã ổn định vào nề nếp trong hòa bình.

     Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe lạ, chân thực vừa lãng mạng bay bổng, sự gắn kết của 3 sự vật ” cánh buồn, gió khơi, câu hát” của người dân đánh cá. Câu hát thể hiện niềm vui, sự phấn chấn và niềm tin tưởng vào chuyến ra khơi thắng lợi.

 

     Sang khổ thơ thứ hai nói rõ về câu hát để làm nổi  bật  nét tâm hồn của người dân chài, tiếng hát cầu mong đi biển gặp nhiều may mắn.

“ Hát rằng cá bạc biển đông lặng

Cá thu biển đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”

     Trong niềm vui hân hoan lao động, cảnh vật biển, cảnh quan biển dường như đều phát sóng, họ cất lên tiếng hát ngợi ca sự giàu có của biển cả, bởi ” rừng vàng, biển bạc”  trong câu thơ thứ nhất từ ” bạc” là một định ngữ nghệ thuật có ý nghĩa số lượng cá nhiều và phải tạo lên sự giàu có quý giá của biển cả. Cái giàu ấy còn được cụ thể hóa ở câu thơ thứ hai với hình ảnh so sánh ” cá thu” với ” đoàn thoi” đã được tác giả xây dựng trên một liên tưởng thực tế ” cá thu mình lấp lánh ánh trăng lướt rất nhanh trên biển như con thoi chạy đi chạy lại trên khung cửa dệt vải. Từ đó ta mới hiểu được hai câu thơ sau là những nhân hóa vô cùng tinh tế của Huy Cận. Trong sự tưởng tượng của những người đánh cá yêu quý biển cả quê hương của mình, cá đi trên biển là cá dệt biển, cá vào lưới là cá dệt lưới, ” đến dệt lưới ta” từ ” ta” vang lên đầy tự hào kiêu hãnh trong suốt bài thơ, không còn là cái tôi nhỏ bé, đơn côi như ngày xưa nữa mà là cái” ta” tập thể đầy sức mạnh. Tuy nhiên, với người dân miền biển lúc này chuyện làm ăn thường có nhiều may rủi nên ra khơi đánh cá họ cầu mong biển lặng sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, niềm mong ước ấy phản ánh tấm biển, khổ thơ mang âm hưởng ngọt ngào vang xa, của dòng cảm hứng vũ trụ với sự lãng mạng của tâm hồn, kết hợp với những hình ảnh sáng tạo đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng, bao thú vị về vẻ đẹp củ thơ ca viết về lao động.

     Tóm lại với việc xây dựng hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng, âm hưởng hào hùng, lạc quan, bài thơ đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận nói chung và hai khổ thơ đầu nói riêng đã khắc họa cảnh biển đêm vô cùng lung linh và cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá với niềm say sưa lạc quan tin tưởng của người dân chài, đó là niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống mới, qua đây đã khơi gợi trong lòng người đọc chúng ta sự trân trọng con người lao động mới từ đó hãy góp sức xây dựng đất nước ngày càng thêm giàu đẹp

7 tháng 3 2022

I. Mở bài:Kim Lân là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Làng là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn. tác phẩm thể hiện sâu sắc tình yêu làng, yêu nước đậm sâu của nông hai, một lão nông hiền lành, chất phác.

II. Thân bài:

1. Khái quát về nhân vật ông Hai:

  • Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình
  • Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không.

2. Tình cảm của ông Hai đối với làng chợ Dầu:

  • Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.

3. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:

  • Khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được
  • Ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi biết làng mình theo giặc
  • Khi về nhà, ông nằm vật ra giường, đêm đó trằn trọc không ngủ được.
  • Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.
  • Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
  • Tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước.

    II. Thân bài:

    1. Khái quát về nhân vật ông Hai:

  • Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình
  • Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không.
  • 2. Tình cảm của ông Hai đối với làng chợ Dầu:

  • Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.
  • 3. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:

  • Khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được
  • Ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi biết làng mình theo giặc
  • Khi về nhà, ông nằm vật ra giường, đêm đó trằn trọc không ngủ được..

    II. Thân bài:

    1. Khái quát về nhân vật ông Hai:

  • Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình
  • Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không.
  • 2. Tình cảm của ông Hai đối với làng chợ Dầu:

  • Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.
  • 3. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:

  • Khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được
  • Ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi biết làng mình theo giặc
  • Khi về nhà, ông nằm vật ra giường, đêm đó trằn trọc không ngủ được.
  • Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.
  • Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
  • Tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước.
  • II. Thân bài:

    1. Khái quát về nhân vật ông Hai:

  • Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình
  • Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không.
  • 2. Tình cảm của ông Hai đối với làng chợ Dầu:

  • Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.
  • 3. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:

  • Khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được
  • Ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi biết làng mình theo giặc
  • Khi về nhà, ông nằm vật ra giường, đêm đó trằn trọc không ngủ được.
  • Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.
  • Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
  • Tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước.
7 tháng 3 2022

Hình tượng người lính đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác nghệ thuật. Đối với Chính Hữu, tác giả lại có sự cảm nhận riêng về hình tượng người lính. Chính Hữu thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí tới những biểu hiện cảm động nghĩa tình của những người lính dành cho nhau. Thời khì kháng chiến chống Pháp, những người lính đã phải đối mặt với nhìn khó khăn thử thách, thiếu thồn về vật chất "Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá". Nhưng vượt lên tất cả, đó là vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí. Giữa khung cảnh lạnh lẽo, hoang vu của núi rừng Tây Bắc, những người lính đứng kề cạnh bên nhau xua đi cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc. Chính nơi đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh, thì những người lính càng trở nên mạnh mẽ, đoàn kết. Họ sát cánh bên nhau chủ động chờ giặc tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Hình ảnh cuối bài tỏa sáng với sự hòa kết hình ảnh súng - hình ảnh của khói lửa chiến tranh kết hợp với hình ảnh ánh trăng trong mát, thanh bình nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc. Chỉ với ba câu thơ xúc động, chân thực nhưng cũng giàu sự lãng mạn, bức tranh về tình đồng chí của người lính đã hiện lên giàu chất thơ và ngời sáng vẻ đẹp của người lính cụ Hồ thời chống Pháp.
 

Xin lỗi nhé nếu dài quá thì bỏ ngắn vài đoạn cũng đc.